Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 79)

9. Cấu trúc luận văn

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả vào quản lý công tác đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS ở các trường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, các biện pháp được đề xuất cũng phải thích ứng với đại đa số nhà quản lý ở các bậc học trong hệ thống GDPT.

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐỔI MỚI PPDH THEO ĐỊNH HƯỚNG TCNL HS Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

3. 2.1. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới PPDH theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Muốn có CLDH tốt thì phải xây dựng đội ngũ vững vàng về chính trị, mẫu mực về đạo đức lối sống và giỏi về CM, đặc biệt vai trò thủ lĩnh, đội ngũ GV cốt cán. CLGD phải được xem là mục tiêu đào tạo con người, phải nâng dần trình độ trên chuẩn, xây dựng cái “Tâm” và cái “Tầm” trong công việc. Đổi mới GD, đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS phải được bắt đầu từ người thầy. Một khi có được đội ngũ nhà giáo yêu người, yêu nghề, đủ đức, đủ tài, có nhận thức và thái độ đúng đắn về thiên chức của mình, thì vấn đề đổi mới PPDH sẽ được triển khai có hiệu quả.

Đây là biện pháp kinh điển vì việc thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS chỉ thực sự thành công khi làm tốt công tác tư tưởng tích cực; nâng cao nhận thức của CB, GV về sự cần thiết phải đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS; đề cao được trách nhiệm của CB, GV, NV trong môi trường sư phạm thân thiện và phát huy vai trò tích cực học tập của HS.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện

HT phải chú trọng bồi dưỡng CB, GV, NV về tư tưởng chính trị, phẩm chất lối sống một cách thường xuyên nhằm tăng cường GD đạo đức nghề nghiệp, coi trọng bồi dưỡng quan điểm lý luận về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về GD và ĐT. Không ngừng chăm lo bồi dưỡng lý tưởng nghề nghiệp “Yêu người bao nhiêu yêu nghề bấy nhiêu”, có nhận thức đúng đắn về nghề DH, về nhà giáo, về thực tiễn GD và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về đổi mới GD căn bản, toàn diện hiện nay; xây dựng niềm tin nghề nghiệp và lý tưởng Cách mạng.

HT quán triệt cho CBQL, GV, HS, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về sự cần thiết và tính tất yếu của đổi mới GD và ĐT nói chung, đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS nói riêng; đồng thời hình thành ở CB, GV, NV tư tưởng tích cực, ý thức được một cách sâu sắc vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình để có quyết tâm cao trong việc đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS.

HT cần làm cho CB, GV trong trường nhận thức rõ tính cần thiết và tính tất yếu của đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS là: Một mặt, làm cho tập thể sư phạm cần thống nhất nhận thức rằng đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới GD, là điều kiện trực tiếp để nâng cao CLDH; mặt khác, cần coi đây là thách thức mà đội ngũ cần phải đáp ứng, nhưng cũng là cơ hội phát triển của mỗi GV và của mỗi nhà trường. Cần chuyển được những yêu cầu

đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS của nhà trường trở thành nhu cầu tất yếu của GV. Tạo ra sự kích thích đội ngũ trong lao động sáng tạo thực hiện vận dụng PP mới nhằm góp phần nâng cao CLDH. Trên cơ sở đó, họ có thái độ đúng đắn, có niềm tin vào đổi mới PPDH; định hướng tốt các công việc cần làm và từ đó thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS.

HT nâng cao về trình độ chính trị, CMNV và QLGD cho CBQL. Bản thân CBQL phải có ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động DH, có kế hoạch phù hợp để nâng cao CLHD và GD; phải nhạy bén trong tư duy quản lý và năng động trong quá trình quản lý; có ý thức trách nhiệm, nhận thức đầy đủ về khoa học quản lý, khoa học GD và cập nhật kịp thời những yêu cầu mới của GD, trên cơ sở đó có kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho đội ngũ.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Tăng cường công tác GD chính trị tư tưởng, tổ chức cho CB, GV, NV được học tập quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về GD và ĐT; các văn bản quy định, hướng dẫn của Ngành vào dịp đầu năm học, trong các phiên họp cơ quan cho toàn thể CB, GV, NV hoặc các kênh thông tin như gửi qua email, đăng tải trên Website, phát thanh..., tập trung vào các văn bản sau: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới CT, SGK GDPT; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015

của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, SGK GDPT; các văn bản hướng dẫn về đổi mới PPDH, KT - ĐG theo định hướng TCNL HS; văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở …

Trong quá trình triển khai, HT cần tác động và hỗ trợ để các bộ phận, cá nhân tiến hành thực hiện, quan tâm đến việc kết nối giữa các bộ phận, các thành viên nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp vượt qua những khó khăn, thách thức trong quá trình đổi mới. Xây dựng quy chế phối hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện tốt các chủ trương của ngành như cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Đẩy mạnh ứng dụng của CNTT vào đổi mới PPDH”. Từ các cuộc vận động này, sẽ tạo bước phát triển về chất. Thông qua mối liên hệ giữa các cuộc vận động này, HT làm cho nhận thức của mỗi GV thực sự được nâng cao; xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản chất chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp góp phần nâng cao chất lượng GD.

Sử dụng mục tiêu GD để nâng cao nhận thức, tạo động lực cho GV thực hiện đổi mới PPDH như: Làm cho mọi thành viên trong nhà trường hiểu đầy đủ về việc đổi mới nội dung chương trình GDPT gắn liền với đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS, phải làm cho GV thấy được các mục tiêu đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS trở thành những giá trị mà GV hướng tới. Cần phải làm cho GV thấy việc đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS là một công việc đầy hứng thú, đầy sáng tạo, đầy thử thách, thông qua việc tạo ra bầu không khí thi đua đổi mới PPDH. Muốn vậy HT phải tạo ra những hình thức sinh hoạt hấp dẫn để làm cho GV quán triệt các mục tiêu đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS như: Hội thảo, thao giảng, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với trường bạn; tổ chức hội thi ứng xử tình huống sư phạm. Đề cao tinh thần trách nhiệm của GV đối với việc đổi mới PPDH theo

định hướng TCNL HS. Khi mục tiêu đổi mới PPDH trở thành một công việc hứng thú, hấp dẫn GV, thì việc động viên tinh thần trách nhiệm của mỗi GV trước HS, trước xã hội là hết sức cần thiết, bởi lẽ một GV luôn ý thức về trách nhiệm của mình thì luôn có ý thức đầu tư nhiểu cho hoạt động đổi mới PPDH. Bên cạnh đó, HT dùng biện pháp kích thích, động viên, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm nhằm tạo động lực mạnh mẽ để nâng cao nhận thức cho CB, GV, trên cơ sở đó tăng cường hiệu quả công tác thực hiện thành công mục tiêu đổi mới đề ra. Trên thực tế, GV cần có những nhu cầu hiểu biết về các thông tin chỉ đạo liên quan đến công việc giảng dạy, về các quan điểm đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS. Nhu cầu này là sự phản ánh các mong đợi XH vào tình cảm nghề nghiệp của GV. Do đó, HT không chỉ tìm hiểu nhu cầu để giúp đỡ GV thỏa mãn mà còn kích thích nhu cầu đó của GV ngày càng phát triển, làm cho họ nhận thấy rằng đó là nhu cầu sống còn của nghề nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho GV đi học các lớp tập huấn bồi dưỡng do Sở, Bộ GD và ĐT tổ chức; cung cấp các phương tiện, tài liệu, sách báo giúp GV, NV có thể tự nghiên cứu, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức.

* Điều kiện thực hiện: Nội dung cần triển khai phải được chuẩn bị cẩn thận sát hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị và nhu cầu cụ thể của GV. Thông tin truyền đạt phải ngắn gọn nhưng đảm bảo đầy đủ, súc tích. Đặc biệt cần quan tâm đến các đối tượng lớn tuổi vì họ thường mang tính bảo thủ về PPDH truyền thống hoặc thiếu nhanh nhạy cũng như lười dạy theo PP mới và ứng dụng CNTT và sử dụng các PTKT hiện đại vào soạn, giảng.

3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong đội ngũ GVvề đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS về đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Đội ngũ nhà giáo là một trong những nhân tố quan trọng có vai trò then chốt quyết định hiệu quả, CLDH cũng như sự phát triển nhà trường. Nghị

quyết TW 2 khóa VIII khẳng định: “GV là nhân tố quyết định chất lượng của GD và được xã hội tôn vinh”. PPDH tích cực và tính mô phạm của GV có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy, thái độ và hành vi của HS. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân cản trở sự đổi mới PPDH là trình độ nghiệp vụ sư phạm của thầy giáo không theo kịp yêu cầu đổi mới. Do đó, việc xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV về đổi mới PPDH theo hướng TCNL HS là rất cần thiết để họ có thể thích ứng tốt với đổi mới GD và ĐT hiện nay và thực hiện trôi chảy các hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS.

Mục tiêu của biện pháp này giúp GV nắm được bản chất của đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS; cách thức sử dụng các PPDH, kỹ thuật DH, PTDH theo định hướng TCNL HS; kích thích hứng thú, say mê của GV, từ đó họ có thể tự tin thực hiện các tiết dạy theo xu hướng đổi mới một cách hiệu quả, có chất lượng cao.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện

HT chú trọng công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về bản chất của đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS; cách thức sử dụng các PPDH, kỹ thuật DH theo định hướng TCNL HS.

Trong quản lí đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS thì quản lí quy trình chuẩn bị và thực hiện một giờ học theo định hướng đổi mới là quan trọng nhất. Do vậy, HT cần quan tâm việc quản lí đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài dạy và tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp GV hiểu rõ cách thức, có hứng thú thiết kế kế hoạch bài dạy và tổ chức hoạt động DH theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập của HS.

HT phải quản lý, chỉ đạo việc cải tiến các PPDH truyền thống, kết hợp đa dạng các PPDH, sử dụng hiệu quả kỹ thuật DH tích cực trong QTDH nhằm

thực hiện được các đặc trưng của việc đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS. Cần quan tâm chỉ đạo các tổ/nhóm CM thực hiện có hiệu quả việc thiết kế tổ chức các tiết dạy mẫu theo định hướng đổi mới trong các tổ CM, các tiết dạy theo hướng nghiên cứu bài học và các tiết dạy theo chủ đề tích hợp một cách thường xuyên trong năm học.

Phát động phong trào thi đua không ngừng học tập, bồi dưỡng, tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV về đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS. Chỉ đạo tăng cường hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng PPDH thông qua các hội thảo chuyên đề đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS. Đẩy mạnh công tác kiểm tra hồ sơ CM; thanh tra và kiểm tra nội bộ; tổ chức thao giảng, hội giảng, dự giờ thăm lớp, dự giờ rút kinh nghiệm, dự giờ kiểm tra đánh giá; tổ chức các cuộc thi: GVdạy giỏi cấp trường, DH theo chủ đề tích hợp; viết sáng kiến kinh nghiệm....để qua đó nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS.

HT cần đổi mới cách kiểm tra, đánh giá giờ dạy của GV nhằm đánh giá được NL, phẩm chất của GV, có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng họ; đồng thời giúp GV rèn luyện vươn lên tự hoàn thiện tay nghề.

Bồi dưỡng GV, xây dựng động cơ và động lực tự học, tự bồi dưỡng thông qua những tác động đa dạng và phong phú, khơi dậy những tình cảm và ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, danh dự cá nhân và tập thể: Tạo lập, giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường; đánh giá, phê bình và khen thưởng kịp thời, nghiêm túc, công bằng, minh bạch. Bên cạnh đó, cần xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, đồng thuận; dân chủ.

Ngoài ra, HT cần phải tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, giảng dạy, học tập; quan tâm quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH; ứng dụng hiệu quả CNTT vào soạn giảng; xây dựng các điều kiện để nâng cao chất lượng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

* Nâng cao hiểu biết cho GV về bản chất của đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS; cách thức sử dụng các PPDH, kỹ thuật DH, PTDH theo định hướng TCNL HS

HT tạo điều kiện thuận lợi cho Phó HT phụ trách CM và GV cốt cán ở tất cả các bộ môn tham gia tập huấn đổi mới DH và KT-ĐG kết quả học tập theo định hướng TCNL HS theo công văn điều động của Bộ, Sở GD và ĐT. Sau đó, xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo tập huấn nội dung này tại đơn vị cho toàn thể CB, GV; phân công những GV cốt cán được tham gia tập huấn ở Bộ và Sở GV và ĐT làm báo cáo viên trong các buổi tập huấn ở đơn vị.

Qua công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, HT phải làm mỗi GV nhận thức được bản chất của việc đổi mới PPDH theo định hướng TCNL HS là đòi hỏi GV phải giữ vai trò chủ đạo; tổ chức, hướng dẫn, gợi mở cho HS thực hành, đưa HS vào các tình huống có vấn đề; giúp HS tự nghiên cứu để giải quyết vấn đề; là trọng tài trong các buổi thảo luận để đạt được mục tiêu bài học. Còn HS là người chủ động, phải suy nghĩ và làm việc nhiều hơn, tích cực chiếm lĩnh tri thức, vận dụng tri thức một cách sáng tạo vào thực hành cũng như giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đặc biệt, GV tạo điều kiện, hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo; bồi dưỡng NL độc lập suy nghĩ; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm;

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w