V. Nhận xét, dặn dò về nhà và cung cấp tài liện cho HS
3. Giáo dục tình cảm, thái độ
– HS hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê với môn Hóa học.
– Phát triển tính độc lập và hợp tác trong tập thể.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV
– Máy vi tính, máy chiếu.
– Phân công thực hiện DA cho HS trong lớp
2. Chuẩn bị của HS
– Bút dạ, bảng A0 hoặc A1.
– Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm. - HS đã được phân công thực hiện các DA về dự án
III. Phương pháp dạy học được sử dụng
Phương pháp DHTDA; Đàm thoại nêu vấn đề.
Câu hỏi định hướng:
- Câu hỏi khái quát: Làm thế nào để giải các bài tập hóa học?
- Câu hỏi bài học:
+ Sử dụng các phương pháp giải bài tập hóa học giúp ích như thế nào cho việc giải các bài tập hóa học.
+ Bài tập về phản ứng cộng hiđrocacbon cần sử dụng những phương pháp gì?
+ Cách sử dụng những phương pháp giải bài tập về phản ứng cộng hiđrocacbon như thế nào?
- Câu hỏi nội dung:
+ Phản ứng cộng là gì?
+ Điều kiện để có phản ứng cộng hiđrocacbon ?
+ Hiđrocacbon không no có thể cộng với những chất nào ? sản phẩm là gì ? + Có thể sử dụng phương pháp nào để giải các bài tập về phản ứng cộng ?
+ Xây dựng một sơ đồ tổng quát cho các bài tập về phản ứng cộng ? + Tìm các bài tập thuộc chủ đề này ?
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Gv tổ chức cho HS trình bày sản phẩm đã chuẩn bị Hoạt động 2: Gv tổ chức cho HS nhận xét sản phẩm của nhóm mình và các nhóm khác Hoạt động 3:
Gv tổ chức cho HS tham gia giải một số bài tập đưa ra.
Nhóm 1: + Phản ứng cộng là gì? + Điều kiện để có phản ứng cộng hiđrocacbon? Nhóm 2 : + Hiđrocacbon không no có thể cộng với những chất nào? sản phẩm là gì ? Nhóm 3 : + Có thể sử dụng phương pháp nào để giải các bài tập về phản ứng cộng?
+ Xây dựng một sơ đồ tổng quát cho các bài tập về phản ứng cộng?
Nhóm 4 :
+ Tìm các bài tập thuộc chủ đề này?
Tài liệu tham khảo :
1. Cao Cự Giác(2001), Hướng dẫn giải nhanh bài tập hóa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Lê Xuân Trọng (chủ biên) (2007), Bài tập hóa học 11 nâng cao, Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Thanh Khuyến (2006), Phương pháp giải các dạng bài tập trắc nghiệm hóa học hữu cơ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Tòng (2000), Một số vấn đề chọn lọc của hóa học, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội
5. Cao Cự Giác (2004), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hóa học, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Các đề thi, đề kiểm tra trên các trang web: http://www.onthi.com; http://hocmai.vn; http://dethi.violet.vn; http://www.thuvienkhoahoc.com
7. Các sách, bài viết trên các trang web: www.hoahocvietnam.com ; http://www.ebook.edu.vn; http://www.chemvn.net; www.olympiavn.org; http://books.google.com.
c) Giáo án bài dạy có sử dụng dự án lớn
Với các DA lớn và lớp HS bắt đầu sử dụng DHTDA thì cần xây dựng một giáo án gồm 2-3 tiết học: Tiết 1 để giới thiệu về DHTDA (có DA mẫu) và các kĩ thuật dạy học cần thiết; xây dựng các DA học tập, chia HS vào các nhóm DA. HS thực hiện trong thời gian phù hợp (1 – 2 tuần), GV tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm DA trong 1-2 tiết (GV co thể sử dụng giờ ngoại khóa/tự chọn).
Ví dụ: Giáo án bài : Nguồn hiđrocacbon trong tự nhiên – khai thác, chế biến và ứng dụng trong cuộc sống
I. Mục tiêu:
Kiến thức: HS biết được:
- Thành phần hóa học, tính chất, cách chưng cất và chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hóa học; ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ.
- Thành phần hóa học, tính chất, cách chế biến và ứng dụng của khí mỏ dầu và khí thiên nhiên.
- Cách chế biến, ứng dụng của các sản phẩm từ than mỏ.
Kĩ năng:
- Đọc, tóm tắt thông tin trong bài học và trả lời câu hỏi, rút ra nhận xét. - Tìm được thông tin tư liệu về dầu mỏ và than ở Việt Nam.
- Tìm hiểu được ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên, than mỏ trong đời sống.
Thái độ: – Biết yêu quý lao động và các thành quả lao động.
– Có ý thức tìm kiếm giải pháp cho việc tìm thêm những nguồn nguyên liệu và năng lượng mới
-Ý thức bảo vệ môi trường và tận dụng hợp lí giá trị của những nguồn tài nguyên thiên nhiên
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV
– Máy vi tính, máy chiếu.
– Phân công thực hiện DA cho HS trong lớp
2. Chuẩn bị của HS
– Bút dạ, bảng A0 hoặc A1 để ghi sơ đồ tư duy.
– Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm. - HS đã được phân công thực hiện các DA về dự án
III. Phương pháp dạy học được sử dụng
– Phương pháp DHTDA.
– Quan sát + đàm thoại nêu vấn đề. – Phát hiện và giải quyết vấn đề. – Điều tra, phỏng vấn.
TIẾT 1
Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu về DHTDA và các kĩ thuật phụ trợ – GV cho HS xem một số hình ảnh về DHTDA và sản phẩm của HS.
– GV nêu vấn đề: Đây là một phương pháp học mới, DHTDA, được dùng rất phổ biến trên thế giới nhưng vẫn còn mới lạ ở Việt Nam. Trong phương pháp này, các em sẽ được tìm hiểu các vấn đề thực tiễn và được làm việc độc lập, sáng tạo.
Vậy thế nào là DHTDA? Học theo DHTDA có đặc điểm gì khác với các hoạt động học tập trước đây? Các bước học theo DHTDA như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu và vận dụng.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV chiếu trên màn hình về khái niệm DHTDA, các bước học theo DHTDA.