II. Nội dung dự án
5. Sản phẩm của dự án
1.5.2. Điều tra tiến hành trên học sinh
Để tìm hiểu về nhận thức của HS về PPDHTDA và các kĩ năng cần có, chúng tôi tiến hành điều tra trên 250 HS, 25 GV tại 4 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, Diễn Châu 2, Diễn Châu 3, Diễn Châu 5.
Kết quả điều tra như sau:
– Nhận thức về PPDHTDA: 99% HS chưa biết về PPDH này.
– Một số kĩ năng HS cần có để vận dụng DHTDA trong học tập: vẫn còn yếu và thiếu, thể hiện ở cả đánh giá của GV và tự đánh giá của HS như sau:
Các kĩ năng GV đánh giá HS tự đánh giá
Tìm kiếm, chọn lọc dữ liệu, xử lí thông tin 22,15% 30,65% Làm việc, học tập theo nhóm/tập thể 9,28% 15,60%
Giao tiếp 13,05% 14,77%
Thuyết trình 7,13% 9,45%
Sử dụng CNTT 6,45% 12,02%
Biết xây dựng sơ đồ tư duy cho bài học 3,25% 4,54% Đó là các kĩ năng cần thiết cho vận dụng DHTDA trong học tập và chuẩn bị tâm thế cho việc tham gia vào cuộc sống lao động và học tập suốt đời.
– Đánh giá về thái độ của HS:
+ HS nhận thức về tầm quan trọng của những kiến thức hóa học và ứng dụng trong cuộc sống thực tiễn còn thấp (20,15%), nhận thức về trách nhiệm của cá nhân với con người và môi trường xung quanh còn chưa đầy đủ và đúng đắn (26,32%).
+ Các mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp còn cục bộ, thể hiện ở 37,19% có mối quan hệ “tốt” với bạn cùng tổ/nhóm; chưa thể hiện được thái độ tự giác, chủ động, tích cực trong học tập và hành động (40,23%).
+ Số HS yêu thích môn Hóa học có tỉ lệ chưa cao, đặc biệt ở các lớp HS thi ban C, D (22,88%).
– Đánh giá về năng lực sáng tạo: HS ít có điều kiện thể hiện năng lực sáng tạo trong học tập các môn văn hóa nói chung, môn Hóa học nói riêng. Chính nhu cầu tìm hiểu, vận dụng DHTDA của GV, thực trạng năng lực, kiến thức, kĩ năng, thái độ, hứng thú với kiến thức và môn Hóa học của HS như các phiếu điều tra ở trên đã khiến chúng tôi có cơ sở để mạnh dạn đề nghị nên triển khai rộng rãi DHTDA trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, nhằm góp phần đổi mới và chấn hưng nền giáo dục nước nhà.