Kĩ thuật khăn phủ bàn

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hiđrocacbon chương trình hóa học trung học phổ thông (Trang 38 - 39)

II. Nội dung dự án

5. Sản phẩm của dự án

1.4.2. Kĩ thuật khăn phủ bàn

Kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. Kĩ thuật này có tác dụng: kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS và tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS; phát triển mô hình có sự tương tác HS – HS trong học tập.

Kĩ thuật khăn phủ bàn được tiến hành như sau:

– Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0.

– Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thanh viên của nhóm, mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh.

– Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi/nhiệm vụ theo cách nghĩ, cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0.

Từ ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ A0 “khăn phủ bàn”, như hình

Một số lưu ý khi sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn: – Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở.

– Với số HS trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trên khăn phủ bàn, có thể phát cho HS những mẩu giấy nhỏ để HS ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh “khăn phủ bàn”.

– Khi thảo luận thống nhất ý kiến, những ý kiến thống nhất đính vào giữa “khăn phủ bàn”. Những ý kiến trùng nhau đính chồng lên nhau. Những ý kiến không thống nhất được bảo lưu và đính ở phần xung quanh của “khăn phủ bàn”.

Đây là một kĩ thuật dạy học đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức trong các bài học, môn học, cấp học kết hợp học theo nhóm. Tuy nhiên kĩ thuật khăn phủ bàn khắc phục được những hạn chế của học theo nhóm như hiện tượng “ăn theo”, “tách nhóm”,...

Kĩ thuật khăn phủ bàn được sử dụng khi hướng dẫn HS thảo luận nhóm để thống nhất lựa chọn tên DA, xác định nội dung DA hoặc lập kế hoạch cho các DA học tập.

– Học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau. – Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề.

– HS đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác.

– Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.

– Nâng cao mối quan hệ giữa HS, tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau. Và vậy, HS có được kiến thức, kĩ năng hợp tác và cả phương pháp nhận thức khoa học.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hiđrocacbon chương trình hóa học trung học phổ thông (Trang 38 - 39)

w