Tổ chức các hoạt động học tập theo dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hiđrocacbon chương trình hóa học trung học phổ thông (Trang 76 - 79)

II. Nội dung dự án

4. Ankin Kiến thức

2.3.1. Tổ chức các hoạt động học tập theo dạy học theo dự án

2.3.1.1. Các bước chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho một dự án học tập[21] * Triển khai nội dung bài học thành DA học tập, xác định các chuẩn kiến thức và thiết lập mục tiêu học tập.

Đây là bước đầu tiên trong việc thiết kế DA học tập. GV xác định những chuẩn kiến thức mà GV muốn HS của mình đáp ứng được khi hoàn thành DA, từ đó thiết lập các mục tiêu học tập (kiến thức, kĩ năng, thái độ) và những câu hỏi có ý nghĩa.

Từ nội dung bài học có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn, GV hình thành sơ đồ tổ chức bài học thành DA và suy nghĩ về ý tưởng DA:

– GV cần phải nhìn thấy, phải tìm thấy những vấn đề thực tiễn đang diễn biến trong cuộc sống xung quanh có liên quan đến nội dung bài học.

– GV phải cập nhật thông tin những vấn đề lớn mà thế giới, đất nước, địa phương nơi trường đóng,... đang phải đối mặt (khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, thiên tai, tai nạn giao thông, chủ trương của nhà nước,...).

– Biết từ bỏ những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các phương pháp truyền thống.

– Lựa chọn các nội dung thích hợp và chỉnh sửa chúng cho phù hợp với mục tiêu của DA đề ra.

Đây là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của DHTDA

nên GV cần chú ý đến khâu tổ chức một giờ học chuẩn bị với các hoạt động:

– GV lên kế hoạch các nội dung có thể thực hiện DHTDA. Tổ chức trao đổi với HS trước khi thực hiện giờ dạy về các vấn đề:

+ Giới thiệu về DHTDA (chú trọng về vai trò, hoạt động của GV và HS) khi sử dụng PPDH này;

+ Hướng dẫn một số kĩ thuật dạy học được vận dụng trong DHTDA: kĩ thuật “khăn trải bàn”, sơ đồ tư duy, cách đặt câu hỏi 5W 1H, các tiêu chí đánh giá trong

DHTDA, kĩ thuật dạy học nhóm,…;

+ Hướng dẫn một số kĩ năng thực hiện DA: tìm kiếm và thu thập dữ liệu (tìm thông tin, làm thực nghiệm, điều tra hoặc phỏng vấn), phân tích và giải thích các kết luận (lập bảng, biểu đồ; so sánh và đối chiếu;…), tổng hợp thông tin, xây dựng sản phẩm, báo cáo sản phẩm,…;

+ Hướng dẫn các kĩ năng sử dụng phần mềm tin học ứng dụng như Microsoft Word, Excel, PowerPoint, Mindmanager, đặc biệt kĩ năng liên kết với các file hình ảnh và âm thanh cho HS.

+ Trình bày mẫu một vài sản phẩm DA: đề tài, kế hoạch DA, sản phẩm, đánh giá DA, Sổ theo dõi DA.

– GV chuẩn bị sẵn một số đề tài DA với đầy đủ gợi ý hướng dẫn, mục tiêu, bộ hỏi định hướng, tài liệu tham khảo, dự kiến sản phẩm, đánh giá sản phẩm (các tiêu chí); hoặc tổ chức cho HS tự đề xuất và lựa chọn đề tài trên cơ sở GV định hướng trước câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học; sau đó HS tự xây dựng câu hỏi nội dung,… + GV thiết kế bộ công cụ đánh giá kết quả DHTDA: GV thiết kế bộ công cụ đánh giá kết quả DHTDA cần nêu rõ các tiêu chí đánh giá, các bảng kiểm, thang đo.

Sau khi thiết kế bộ công cụ, cần trao đổi để HS được biết và tham gia đóng góp xây dựng tiêu chí, nội dung đánh giá sản phẩm DA và tự đánh giá.

+ Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để nắm vững các nội dung mà GV đã trình bày ở trên.

Tiết học chuẩn bị này được giới thiệu cho các lớp HS lần đầu tiên tiếp cận với PPDHTDA. Ở các lớp đã từng thực hiện DHTDA có thể không cần thực hiện hoặc chỉ nhắc lại những điểm cơ bản hoặc bổ sung những kĩ năng mềm cần thiết.

2.3.1.2. Thiết kế giáo án tiến trình Dạy học theo dự án a) Mẫu giáo án dạy học theo dự án

Người soạn:

Họ và tên……… Tổ:……….. Trường………

Tên dự án: (viết bằng chữ in hoa có dấu):………. Lĩnh vực bài dạy:

(ghi rõ môn dạy, ví dụ: môn Hóa học ) Cấp / lớp :

(ghi rõ lớp dạy) Thời gian dự kiến:

(Ghi rõ thời gian hoàn thành. VD: 4 tiết mỗi tiết 45 phút, 1 tiết/tuần, 4 tuần)

1. 1. Mô tả dự án: ...(trình bày sơ lược về vấn đề, nêu rõ bối cảnh mà học sinh đóng vai, dự kiến rõ sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành sau khi thực hiện dự án; Nên viết tóm tắt dưới 10 dòng)

2. 2. Mục tiêu của dự án: Sau khi hoàn thành dự án này học sinh có khả năng:... (Mô tả các năng lực có thể hình thành và phát triển ở HS thông qua dự án này – tương tự phần năng lực – mẫu báo cáo sản phẩm)

3. Yêu cầu tiên quyết với học sinh:...

4. Các địa chỉ wedside, tài liệu tham khảo (sách, báo) gợi ý:... 5. Các bước tổ chức bài dạy:...

(nêu rõ hình thức tổ chức dạy học, tiến trình dạy học – các hoạt động hướng dẫn của giáo viên giới thiệu dự án và hướng dẫn học sinh tự học)

6. Đánh giá học sinh:...

(cách đánh giá nội dung, đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá hoạt động nhóm) 7. Phụ lục:...

(các bảng, trong mỗi bảng ghi rõ các tiêu chí đánh giá)

b) Giáo án bài dạy có sử dụng dự án nhỏ

Với các DA nhỏ, thực hiện trong một tiết học, đến phần nội dung sử dụng DA nhỏ, GV giới thiệu DA và yêu cầu các nhóm HS lập kế hoạch thực hiện DA theo các câu hỏi định hướng ghi trong phiếu học tập và tổ chức cho HS báo cáo sản

phẩm DA. Hoặc GV giao cho một vài nhóm chuẩn bị trước DA và trình bày trước lớp.

Việc thực hiện các DA nhỏ là rất cần thiết vì qua đó HS được tập dượt và chuẩn bị cho việc thực hiện các DA học tập lớn hơn.

Ví dụ: Giáo án bài 25: Ankan – Tiết 1 I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Kiến thức

Biết được:

- Định nghĩa hiđrocacbon no, ankan

- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp., tính chất vật lí chung. Hiểu được :

- Đặc điểm cấu trúc phân tử ( sự hình thành liên kết, cấu trúc không gian của ankan).

.Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử của ankan.

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.

- Giải được bài tập: Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo một số ankan

II. Chuẩn bị

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hiđrocacbon chương trình hóa học trung học phổ thông (Trang 76 - 79)

w