Về định tính

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học toán cho học sinh lớp 4 (Trang 65)

8. Cấu trúc của đề tài

3.5.1.Về định tính

Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi thấy:

- Giờ học đã khai thác được vốn kiến thức sẵn có của HS trong từng đơn vị kiến thức. Cụ thể HS có hứng thú và trách nhiệm hơn với nhiệm vụ học tập của bản thân. Không khí lớp học sôi nổi, tích cực, tự giác. HS được khích lệ tinh thần học tập. Đa số HS nắm vững nội dung bài học, nắm vững kiến thức cơ bản, HS đã có được những kiến thức, kỹ năng tư duy Toán học cần thiết để vận dụng vào giải bài tập toán, những HS chưa đã có sự tiến bộ, những HS đạt cũng phát huy được những khả năng của bản thân và cũng giúp đỡ được HS khác. Tỉ lệ HS không chăm chú học, HS nói chuyện riêng trong lớp giảm hẳn, trong quá trình học tập giáo viên cũng đã giúp cho các em rèn

luyện được các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, cụ thể hóa,….

Sau khi tổ chức thực nghiệm, quan sát, dự giờ và rút kinh nghiệm ở các lớp. Các GV thực nghiệm và dự giờ đều có ý kiến rằng: không có ý kiến khó khả thi trong việc triển khai sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên vào quá trình DH toán cho HS lớp 4; đặc biệt là cách đặt câu hỏi và dẫn dắt hợp lý, vừa sức đối với HS, vừa kích thích được tính tích cực độc lập của HS, vừa tạo được môi trường HT thân thiện, lại vừa đánh giá thường xuyên chất lượng học tập của học sinh và nâng cao kết quả dạy học của giáo viên.

3.5.2. Về định lƣợng

Việc phân tích định lượng dựa trên bài KT được học sinh thực hiện khi kết thúc đợt thực nghiệm. Tiến hành chấm điểm KT của 2 lớp TN và ĐC, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1: Kết quả bài kiểm tra số 1

Điểm Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài TN (4 B) Tần số 0 0 0 0 2 3 6 7 6 5 6 35 ĐC (4A) Tần số 0 0 1 2 4 5 6 5 4 2 4 33 Kết quả:

- Lớp thực nghiệm có 33/35 bài đạt (chiếm 94.3% ), có 2/35 bài chưa đạt (chiếm 5,7%).

- Lớp đối chứng có 26/33 bài đạt (chiếm 78,8% ), có 7/33 bài chưa đạt (chiếm 21,2%).

Bảng 3.2: Kết quả bài kiểm tra số 2 Điểm Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài TN (4B) Tần số 0 0 0 1 2 6 7 7 4 3 5 35 ĐC (4A) Tần số 0 0 1 3 5 7 9 3 5 2 2 33 Kết quả:

- Lớp thực nghiệm có 32/35 bài, chiếm 91,4% bài đạt. Có 3/35 bài, chiếm 8,6% bài chưa đạt.

- Lớp đối chứng có 25/33 bài chiếm 75,7% bài đạt. Có 9/33 bài chiếm 24.3% bài chưa đạt.

3.6. Kết luận chƣơng 3

Thông qua kết quả kiểm tra, bước đầu có thể thấy hiệu quả của việc đầu tư thiết kế, sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học. Quan sát hoạt động học tập của học sinh và kết quả thu được qua đợt thực nghiệm sư phạm cho thấy:

- Tính tích cực hoạt động của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng.

- Khả năng tư duy của học sinh ở lớp thực nghiệm được nâng cao, các em có hứng thú và niềm tin trong học toán, điều này trước đây còn hạn chế nhiều.

- Cả hai bài kiểm tra cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Nguyên nhân là do việc sử dụng câu hỏi hợp lý, khoa học đã giúp các em hoạt động tích cực hơn, định hướng tốt hơn. Mặt khác, giáo viên

đánh giá thường xuyên năng lực học tập của từng cá nhân học sinh được chính xác.

Qua thực nghiệm, đánh giá, thảo luận của đồng nghiệp, chúng tôi thấy có một số vấn đề rút ra như sau:

- Thiết kế và sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên một cách hợp lý trong dạy học toán cho học sinh ở Tiểu học là rất cần thiết, hệ thống câu hỏi giúp phát huy tính tích cực học tập của học sinh thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Hệ thống câu hỏi trong dạy học sử dụng các PPDH tích cực tạo được hứng thú cho học sinh, giúp học sinh phát triển tư duy, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu qua việc tự đặt câu hỏi từ đó tiếp thu bài tốt hơn, sâu hơn. Qua đó, giáo viên đánh giá thường xuyên cho học sinh được chính xác và khách quan.

Từ kết quả trên, chúng tôi đi đến kết luận: Việc xây dựng lý thuyết về sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 4 là biện pháp sư phạm có tác dụng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, tạo cho các em khả năng tìm tòi và giải quyết vấn đề một cách độc lập, sáng tạo, nâng cao hiệu quả học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường Tiểu học.

Như vậy, mục đích của thực nghiệm đã đạt được và giả thuyết khoa học nêu ra đã được kiểm nghiệm.

KẾT LUẬN

Sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 4 về bản chất là việc giáo viên thiết kế và sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh nhằm đánh giá chính xác năng lực học tập cũng như khả năng lĩnh hội tri thức của các em để từ đó GV nâng cao chất lượng dạy học cho các em. Qua đó, các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, có ý thức hơn trong việc học, các em cũng thấy rõ năng lực cũng như khả năng học tập của mình qua mỗi bài học. Vì vậy, có thể nói, việc sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong môn Toán 4 nói riêng và trong trường tiểu học nói chung luôn có ưu thế và hiệu quả tích cực. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong thời kỳ hội nhập việc sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong nhà trường có khả năng đồng thời đạt được cả mục tiêu dạy học và mục tiêu giáo dục.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài "Sử dụng câu hỏi để đánh giá thường

xuyên trong dạy học toán cho học sinh lớp 4" chúng tôi thu được kết quả

sau:

1. Đã nghiên cứu được một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến sử dụng câu hỏi trong dạy học trên thế giới và trong nước.

2. Trong quá trình thực hiện sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh có thể phân chia thành nhiều giai đoạn, các bước, các thao tác. Trên cơ sở đó chúng tôi đã hoàn chỉnh hệ thống sử dụng câu hỏi để giúp GV và HS sử dụng như một bản chỉ dẫn để tổ chức dạy học mang tính hiệu quả cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu, xác định được một số kỹ năng sử dụng câu hỏi của GV. Qua đó, việc sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học môn toán sẽ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: giúp học

sinh phát triển tư duy, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu qua việc tự đặt câu hỏi từ đó tiếp thu bài tốt hơn, sâu hơn.

4. Từ nghiên cứu một số nguyên tắc và các dạng sử dụng câu hỏi, chúng tôi đã linh hoạt vận dụng để thiết kế và minh họa cụ thể giờ học: DH bài mới, DH bài luyện tập, DH bài ôn tập trong chương trình môn Toán lớp 4.

5. Thực nghiệm sư phạm đã làm sáng tỏ tính khả thi, tính hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong việc đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.

Có thể khẳng định: Mục đích nghiên cứu đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quy định đánh giá học sinh Tiểu học,

Thông tư 30/TT_BGDĐT.

[2]. Vũ Hữu Bình, Tôn Thân, Nguyễn Duy Thuận (2006), Dạy học toán trung học sơ sở theo hướng đổi mới, lớp 9 tập 1, 2, NXB Giáo dục.

[3]. Nguyễn Đình Chỉnh (1995), Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên đứng lớp, kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh, NXB Hà Nội.

[4]. Geoffrey Petty (2000), Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thomes.

[5]. Vũ Gia (2000), Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo, NXB Thanh Niên, TP HCM.

[6]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) – (2005), Toán 4 – NXBGD.

[7]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) – (2005), Vở bài tập toán 4 – NXBGD. [8]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) – (2005), Sách giáo viên toán 4 – NXBGD. [9]. Đỗ Đình Hoan, Nguyễn Áng, Đỗ Tiến Đạt (2006), Hỏi đáp về dạy học toán 4, NXBGD, Hà Nội

[10].Ivan Hannel, Đặt và sử dụng câu hỏi hiệu quả cao (HEQ),Đinh Quang Thú (dịch_2013), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[11].Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư phạm.

[12].Nguyễn Bá Kim, Bùi Huy Ngọc (2010), Phương pháp dạy học đại cương Môn Toán, Dự án đào tạo GV THCS, NXB Đại học sư phạm.

[13].Lê Thị Xuân Liên (2008), Hệ thống câu hỏi hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học môn Toán cấp THCS, Luận án tiến sĩ giáo dục học_Hà Nội.

[14].Lê Phước Lộc (2005), Câu hỏi và việc sử dụng câu hỏi trong dạy học,

[15].Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[16].Pôlya G. (1995), Toán học và những suy luận có lý, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [17].Pôlya G. (1997), Giải bài toán như thế nào?, NXB Giáo dục, Hà Nội. [18].Nguyễn Tuấn (chủ biên) – (2009), Thiết kế bài giảng toán 4, tập 1, 2, NXBGD Hà Nội.

[19].Nguyễn Thị Tuyết Oanh (2008), Đánh giá kết quả học tập của học sinh, NXB Đại học sư phạm.

[20].Chiến Thắng (1999), làm sao để học hiệu quả?, NXB Đồng Nai.

[21].Nguyễn Trọng Tấn (dịch 2005), Cẩm nang thực hành giảng dạy, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[22].Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[23].Thái Duy Tuyên (1993), "Tìm hiểu bản chất quá trình dạy học" Nghiên cứư Giáo dục, số 10, trang 10 - 13

[24]. Thái Duy Tuyên(2008) "PPDH truyền thống và đổi mới".

[25].Trần Vui (2006), Dạy và học có hiệu quả môn toán theo xu hướng mới,

Đại học Huế.

B. TIẾNG ANH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[26].Meredith D.Gall (1982), The use of questioning teaching, Teacher Education.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Đề số 1

( Thời gian: 40 phút)

I. Trắc nghiệm

Khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng.

Câu1: 4700 cm2 = ……… dm2.

A. 470000 dm2 B. 47000 dm2 C. 470 dm2 D. 47 dm2

Câu 2: 5 phút 40 giây = ? giây.

A. 540 B. 340 C. 3040 D. 405 Câu 3: 6tạ 50kg = ? kg A. 650kg B. 6500kg C. 6050kg D. 5060kg Câu 4: Rút gọn phân số 63 45 được: A. 6 5 B.4 5 C.7 5 D. 3 5

Câu 5: Quy đồng mẫu số hai phân số 4

5 và 7 3 được: A. 4 8 và 7 8 B. 12 15 và 35 15 C. 4 15 và 7 15 D.11 15 và 7 15

Câu 6: Phân số nào sau đây bằng 2? A. 13 7 B.14 7 C.15 7 D. 8 1 II. Tự luận Câu 1: Tính a) 2 3 2 3  4 b) 8 1 1 2 2

Câu 2: Tìm x, biết: a) 9 3 : 7 x  4 ... ... ... b) 3 11 2 4 x  ... ... ... Câu 3: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 27m và chiều rộng bằng 2 5 chiều dài. a) Tính chiều dài, chiều rộng của mảnh vườn. b) Tính diện tích của mảnh vườn. Bài giải ... ... ... ... ... Câu 4: Có hai vòi nước cùng chảy vào bể. Vòi thứ nhất chảy trong một giờ được735 lít, vòi thứ hai hơn vòi thứ nhất 20 lít. Hỏi trung bình mỗi vòi chảy được bao nhiêu lít nước vào bể? Bài giải ...

...

...

Bài 5: Tổng của hai số bằng số bé nhất có hai chữ số. Tỉ số của hai số đó là 3 7 . Tìm hai số đó. Bài giải ... ... ... ... ... ...

Đề số 2

( Thời gian 40 phút)

I. TRẮC NGHIỆM

Khoanh vào chữ đặt trước đáp án đúng.

Câu 1: Số “Ba mươi lăm triệu bốn trăm sáu mươi hai nghìn” viết như sau: A. 35 462 000 B. 35 046 200 C. 30 546 200 D. 35 610 200

Câu 2: Số lớn nhất trong các số 79 217; 79 381; 73 416; 73 954 là: A. 79 217 B. 79 381 C. 73 416 D. 73 954

Câu 3: Giá trị của chữ số 5 trong số: 571 638 là:

A. 500 B. 50 000 C. 500 000 D. 5 000 000 Câu 4: 3 tạ 60 kg = ...kg A. 306 B. 603 C. 360 D. 3 600 Câu 5: 2 giờ 30 phút = ...phút A. 60 B. 120 C. 90 D. 150 II. TỰ LUẬN

Câu 1: Tính giá trị của biểu thức 123 + b, với: a) b = 145 ... ... ... b) b = 561 ... ... ... c) b = 30 ... ... ...

d) b = 397

...

... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

...

Câu 2: Tóm tắt và giải bài toán sau: Số tạ lúa gia đình bác An thu được qua các năm lần lượt là: năm 2000 thu được 14 tạ, năm 2002 thu được 16 tạ. Hỏi trung bình mỗi năm gia đình bác An thu được bao nhiêu tạ thóc? Tóm tắt ... ... ... ... Bài giải ... ... ... ... ...

Câu 3: Tìm số trung bình cộng của các số: 456, 620, 148, 372. ...

...

Phụ lục 2

Thiết kế giáo án thực nghiệm việc sử dụng câu hỏi để đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học môn Toán cho học sinh lớp 4.

TOÁN 4 ( Tiết 22)

TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

-Bước đầu HS hiểu biết được số trung bình cộng của nhiều số. -Giúp HS hình thành quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số.

2.Kỹ năng:

-Biết vận dụng quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số để giải một số các bài tập có liên quan.

3.Thái độ:

-Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị

1.Giáo viên: giáo án, SGK, hình vẽ, bảng phụ... 2.Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập.

III.Các hoạt động dạy học

Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Kiểm tra bài cũ -GV treo bảng bài tập, gọi HS lên bảng làm. 1 phút = ...giây 1 phút 8 giây = ...giây 100 năm = ...thế kỉ 5 thế kỉ = .... năm -Nhận xét và đánh giá HS: + Nếu HS làm đúng thì GV -HS quan sát. -HS lên làm: 1 phút = 60 giây 1 phút 8 giây = 68 giây 100 năm = 1 thế kỉ 5 thế kỉ = 500 năm.

đánh giá HS: Đạt theo mức độ 1.

+ Nếu làm chưa đúng thì GV đánh giá HS: Chưa đạt.

2.Dạy bài mới 2.1.Giới thiệu bài

2.2.Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng

Bài toán 1: Rót vào can thứ nhất 6 l dầu, rót vào can thứ hai 4 l dầu. Hỏi nếu số lít dầu đó được rót đều vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu?

GV giới thiệu: Trong giờ học hôm nay các em sẽ được làm quen với số trung bình cộng của nhiều số. -GV treo bảng phụ bài toán 1 lên bảng. Gọi HS đọc. CH1: Bài toán cho biết điều gì?

CH2: Bài toán yêu cầu làm gì?

CH3: Có tất cả bao nhiêu lít dầu?

CH4: Nếu rót đều số lít dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu? Ta làm thế nào?

GV giới thiệu: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót

- Nghe. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Quan sát và đọc bài -HS trả lời:

+ Rót vào can thứ nhất 6 lít dầu, can thứ hai 4 lít dầu.

+ Nếu số lít dầu đó được rót đều vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu?

+ Có tất cả 10 lít dầu.

+ Nếu rót đều số lít dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có 10 : 2 = 5 lít dầu.

đều số dầu này vào 2 can thì mỗi can có 5 lít dầu, ta nói trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng cuả hai số 4 và 6.

CH5: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu, vậy trung bình mỗi can có mấy lít dầu?

CH6: Trung bình cộng của số 6 và 4 là mấy? CH7: Nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4? GV: Để tìm số dầu trung bình trong mỗi can chúng ta lấy tổng số dầu chia cho số can

CH8: Tổng 6 và 4 có mấy

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học toán cho học sinh lớp 4 (Trang 65)