Sử dụng câu hỏi trong khi dạy học bài luyện tập

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học toán cho học sinh lớp 4 (Trang 60)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.3.Sử dụng câu hỏi trong khi dạy học bài luyện tập

Ý nghĩa:

Các câu hỏi này sẽ giúp cho giáo viên kiểm tra được mức độ nhận thức và ghi nhớ những kiến thức vừa mới học của tiết trước và kiến thức cũ của học sinh cả về kĩ năng và khả năng vận dụng.

Câu hỏi sử dụng khi dạy bài luyện tập:

A C D B M P N

- Thường là những câu hỏi đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, vận dụng, tổng hợp những kiến thức của các tiết trước và những kiến thức cũ để trả lời.

- Nội dung câu hỏi tập trung vào những kiến thức trọng tâm, đòi hỏi học sinh phải suy luận.

- Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng , chính xác, nêu bật trọng tâm của bài.

Ví dụ: Dạy bài học: Luyện tập [6, tr.68]

Mục tiêu của bài học là giúp học sinh củng cố về tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (một hiệu), tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật.

Giáo viên có thể sử dụng một số các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Hãy nêu tính chất giao hoán của phép nhân? Lấy ví dụ? Câu hỏi 2: Hãy nêu tính chất kết hợp của phép nhân? Lấy ví dụ?

Câu hỏi 3: Hãy nêu quy tắc nhân một số với một tổng ? Nêu cách tính biểu thức sau: 135 x (20 + 3) ?

Câu hỏi 4: Hãy nêu quy tắc nhân một số với một hiệu ? Nêu cách tính biểu thức sau: 428 x ( 12 – 2) ?

Câu hỏi 5: Hãy nêu quy tắc tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật ? Câu hỏi 6: Nhận xét về đơn vị chu vi và diện tích của hình chữ nhật?

Câu hỏi 7: Nêu cách tính chu vi và diện tích của sân vận động hình chữ nhật có chiều dài 180 m, chiều rộng bằng nữa chiều dài ?

Câu hỏi 8: Nêu cách trình bày và nhận xét kết quả?

2.4. Kết luận chƣơng 2

Nội dung chủ yếu của chương này đề cập đến các vấn đề: - Cơ sở lý luận của việc sử dụng câu hỏi.

- Phân tích nguyên tắc thiết kế, sử dụng câu hỏi.

- Phần trình bày trong chương đặc biệt chú ý đến việc sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học toán lớp 4 nhằm giúp giáo viên đánh giá đúng năng lực học tập của các em học sinh trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục.

Chƣơng 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm sƣ phạm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của các nguyên tắc, việc sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Toán lớp 4. Cụ thể qua thực nghiệm chúng tôi xem xét việc ứng dụng cơ sở lý luận văn vào thực tế dạy học có đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính hiệu quả của bài dạy sử dụng câu hỏi theo tinh thần đổi mới PPDH.

3.2. Quy trình thực nghiệm sƣ phạm

Trong thời gian thực nghiệm, chúng tôi tiến hành dạy các bài toán mà chúng tôi đã chọn trong nội dung thực nghiệm. GV dạy các tiết đối chứng và thực nghiệm làm việc độc lập với nhau. Tâm lí của GV và HS ổn định, không có sự xáo trộn. Các giờ học cùng tiến hành theo thời khoá biểu của nhà trường.

Bƣớc 1: Để đánh giá khách quan, chúng tôi ra cho học sinh làm 2 bài kiểm tra ngay sau mỗi tiết dạy TN và ĐC, đề kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận nhằm mục đích chuẩn đoán, kiểm tra về kiến thức, kĩ năng của HS về nội dung đã học. Bài kiểm tra được phô tô sẵn cho từng HS. Khi HS làm bài, chúng tôi coi kiểm tra nghiêm túc để các em tự lực làm bài, không trao đổi với nhau.

Bƣớc 2: Chúng tôi tổ chức chấm bài theo hướng dẫn chấm đã được xây dựng kèm theo đề kiểm tra.

Bƣớc 3: Đánh giá phân loại kết quả bài làm của HS.

3.3. Địa bàn, đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm 3.3.1. Địa bàn thực nghiệm sƣ phạm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại Trường Tiểu học Bá Hiến A, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi đã tìm hiểu kết quả học tập các lớp 4A và 4B của trường và nhận thấy trình độ chung về môn Toán của hai lớp là tương đương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm

Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn và các thầy cô dạy các lớp 4A và 4B chấp nhận đề xuất này và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi tiến hành thực nghiệm.

Tiến hành thực nghiệm ở hai lớp: + Lớp thực nghiệm: 4B

+ Lớp đối chứng: 4A

Thời gian thực nghiệm được tiến hành từ ngày 30 tháng 3 năm 2015 đến 23 tháng 10 năm 2015.

Giáo viên dạy lớp thực nghiệm: Thầy Trịnh Xuân Bốn Giáo viên dạy lớp đối chứng: Cô Nguyễn Thị Thùy

3.4. Nội dung thực nghiêm sƣ phạm 3.4.1. Phƣơng pháp thực nghiệm

- Tác giả trực tiếp soạn một số bài dạy theo nội dung, yêu cầu của phần lý thuyết được nghiên cứu, trình bày trong chương 2.

- Tác giả đã thực hiện tiết dạy ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng, tổ chức giáo viên dự giờ đánh giá.

- Đánh giá rút kinh nghiệm về kết quả thực nghiệm, đối chiếu với yêu cầu của thực nghiệm. Đề nghị giáo viên dự giờ đánh giá bài soạn, hiệu quả của tiết dạy ở cả hai lớp, đề xuất bổ sung hệ thống câu hỏi.

- Kiểm tra đối chứng. Đánh giá, rút kinh nghiệm, kết luận vấn đề, điều chỉnh kết quả nghiên cứu.

3.4.2. Nội dung thực nghiệm

Nội dung thực nghiệm là áp dụng các nguyên tắc, các yêu cầu thiết kế và sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 4.

Thực nghiệm được tiến hành trong Chương 1: Số tự nhiên. Bảng đơn vị đo khối lượng, Chương 5: Tỉ số_Một số bài toán liên quan đến tỉ số. Tỉ lệ bản đồ Chương 6: Ôn tập của môn toán lớp 4. Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi cho học sinh ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm cả hai bài kiểm tra tổng hợp (ở phần phụ lục 1).

3.5. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thu được qua thực nghiệm có một giá trị to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ tính chất đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài đặt ra. Vì vậy, việc đánh giá kết quả thực nghiệm phải được tiến hành nghiêm túc, khách quan và chuẩn xác. Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi xây dựng một số tiêu chí đánh giá thực nghiệm như sau:

3.5.1. Về định tính

Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi thấy:

- Giờ học đã khai thác được vốn kiến thức sẵn có của HS trong từng đơn vị kiến thức. Cụ thể HS có hứng thú và trách nhiệm hơn với nhiệm vụ học tập của bản thân. Không khí lớp học sôi nổi, tích cực, tự giác. HS được khích lệ tinh thần học tập. Đa số HS nắm vững nội dung bài học, nắm vững kiến thức cơ bản, HS đã có được những kiến thức, kỹ năng tư duy Toán học cần thiết để vận dụng vào giải bài tập toán, những HS chưa đã có sự tiến bộ, những HS đạt cũng phát huy được những khả năng của bản thân và cũng giúp đỡ được HS khác. Tỉ lệ HS không chăm chú học, HS nói chuyện riêng trong lớp giảm hẳn, trong quá trình học tập giáo viên cũng đã giúp cho các em rèn

luyện được các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, cụ thể hóa,….

Sau khi tổ chức thực nghiệm, quan sát, dự giờ và rút kinh nghiệm ở các lớp. Các GV thực nghiệm và dự giờ đều có ý kiến rằng: không có ý kiến khó khả thi trong việc triển khai sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên vào quá trình DH toán cho HS lớp 4; đặc biệt là cách đặt câu hỏi và dẫn dắt hợp lý, vừa sức đối với HS, vừa kích thích được tính tích cực độc lập của HS, vừa tạo được môi trường HT thân thiện, lại vừa đánh giá thường xuyên chất lượng học tập của học sinh và nâng cao kết quả dạy học của giáo viên.

3.5.2. Về định lƣợng

Việc phân tích định lượng dựa trên bài KT được học sinh thực hiện khi kết thúc đợt thực nghiệm. Tiến hành chấm điểm KT của 2 lớp TN và ĐC, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1: Kết quả bài kiểm tra số 1

Điểm Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài TN (4 B) Tần số 0 0 0 0 2 3 6 7 6 5 6 35 ĐC (4A) Tần số 0 0 1 2 4 5 6 5 4 2 4 33 Kết quả:

- Lớp thực nghiệm có 33/35 bài đạt (chiếm 94.3% ), có 2/35 bài chưa đạt (chiếm 5,7%).

- Lớp đối chứng có 26/33 bài đạt (chiếm 78,8% ), có 7/33 bài chưa đạt (chiếm 21,2%).

Bảng 3.2: Kết quả bài kiểm tra số 2 Điểm Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài TN (4B) Tần số 0 0 0 1 2 6 7 7 4 3 5 35 ĐC (4A) Tần số 0 0 1 3 5 7 9 3 5 2 2 33 Kết quả:

- Lớp thực nghiệm có 32/35 bài, chiếm 91,4% bài đạt. Có 3/35 bài, chiếm 8,6% bài chưa đạt.

- Lớp đối chứng có 25/33 bài chiếm 75,7% bài đạt. Có 9/33 bài chiếm 24.3% bài chưa đạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.6. Kết luận chƣơng 3

Thông qua kết quả kiểm tra, bước đầu có thể thấy hiệu quả của việc đầu tư thiết kế, sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học. Quan sát hoạt động học tập của học sinh và kết quả thu được qua đợt thực nghiệm sư phạm cho thấy:

- Tính tích cực hoạt động của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng.

- Khả năng tư duy của học sinh ở lớp thực nghiệm được nâng cao, các em có hứng thú và niềm tin trong học toán, điều này trước đây còn hạn chế nhiều.

- Cả hai bài kiểm tra cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Nguyên nhân là do việc sử dụng câu hỏi hợp lý, khoa học đã giúp các em hoạt động tích cực hơn, định hướng tốt hơn. Mặt khác, giáo viên

đánh giá thường xuyên năng lực học tập của từng cá nhân học sinh được chính xác.

Qua thực nghiệm, đánh giá, thảo luận của đồng nghiệp, chúng tôi thấy có một số vấn đề rút ra như sau:

- Thiết kế và sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên một cách hợp lý trong dạy học toán cho học sinh ở Tiểu học là rất cần thiết, hệ thống câu hỏi giúp phát huy tính tích cực học tập của học sinh thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Hệ thống câu hỏi trong dạy học sử dụng các PPDH tích cực tạo được hứng thú cho học sinh, giúp học sinh phát triển tư duy, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu qua việc tự đặt câu hỏi từ đó tiếp thu bài tốt hơn, sâu hơn. Qua đó, giáo viên đánh giá thường xuyên cho học sinh được chính xác và khách quan.

Từ kết quả trên, chúng tôi đi đến kết luận: Việc xây dựng lý thuyết về sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 4 là biện pháp sư phạm có tác dụng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, tạo cho các em khả năng tìm tòi và giải quyết vấn đề một cách độc lập, sáng tạo, nâng cao hiệu quả học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường Tiểu học.

Như vậy, mục đích của thực nghiệm đã đạt được và giả thuyết khoa học nêu ra đã được kiểm nghiệm.

KẾT LUẬN

Sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 4 về bản chất là việc giáo viên thiết kế và sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh nhằm đánh giá chính xác năng lực học tập cũng như khả năng lĩnh hội tri thức của các em để từ đó GV nâng cao chất lượng dạy học cho các em. Qua đó, các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, có ý thức hơn trong việc học, các em cũng thấy rõ năng lực cũng như khả năng học tập của mình qua mỗi bài học. Vì vậy, có thể nói, việc sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong môn Toán 4 nói riêng và trong trường tiểu học nói chung luôn có ưu thế và hiệu quả tích cực. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong thời kỳ hội nhập việc sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong nhà trường có khả năng đồng thời đạt được cả mục tiêu dạy học và mục tiêu giáo dục.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài "Sử dụng câu hỏi để đánh giá thường

xuyên trong dạy học toán cho học sinh lớp 4" chúng tôi thu được kết quả

sau:

1. Đã nghiên cứu được một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến sử dụng câu hỏi trong dạy học trên thế giới và trong nước.

2. Trong quá trình thực hiện sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh có thể phân chia thành nhiều giai đoạn, các bước, các thao tác. Trên cơ sở đó chúng tôi đã hoàn chỉnh hệ thống sử dụng câu hỏi để giúp GV và HS sử dụng như một bản chỉ dẫn để tổ chức dạy học mang tính hiệu quả cao.

3. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu, xác định được một số kỹ năng sử dụng câu hỏi của GV. Qua đó, việc sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học môn toán sẽ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: giúp học

sinh phát triển tư duy, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu qua việc tự đặt câu hỏi từ đó tiếp thu bài tốt hơn, sâu hơn.

4. Từ nghiên cứu một số nguyên tắc và các dạng sử dụng câu hỏi, chúng tôi đã linh hoạt vận dụng để thiết kế và minh họa cụ thể giờ học: DH bài mới, DH bài luyện tập, DH bài ôn tập trong chương trình môn Toán lớp 4.

5. Thực nghiệm sư phạm đã làm sáng tỏ tính khả thi, tính hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong việc đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.

Có thể khẳng định: Mục đích nghiên cứu đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quy định đánh giá học sinh Tiểu học,

Thông tư 30/TT_BGDĐT.

[2]. Vũ Hữu Bình, Tôn Thân, Nguyễn Duy Thuận (2006), Dạy học toán trung học sơ sở theo hướng đổi mới, lớp 9 tập 1, 2, NXB Giáo dục.

[3]. Nguyễn Đình Chỉnh (1995), Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên đứng lớp, kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh, NXB Hà Nội.

[4]. Geoffrey Petty (2000), Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thomes.

[5]. Vũ Gia (2000), Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo, NXB Thanh Niên, TP HCM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[6]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) – (2005), Toán 4 – NXBGD.

[7]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) – (2005), Vở bài tập toán 4 – NXBGD. [8]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) – (2005), Sách giáo viên toán 4 – NXBGD. [9]. Đỗ Đình Hoan, Nguyễn Áng, Đỗ Tiến Đạt (2006), Hỏi đáp về dạy học toán 4, NXBGD, Hà Nội

[10].Ivan Hannel, Đặt và sử dụng câu hỏi hiệu quả cao (HEQ),Đinh Quang Thú (dịch_2013), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[11].Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư phạm.

[12].Nguyễn Bá Kim, Bùi Huy Ngọc (2010), Phương pháp dạy học đại cương Môn Toán, Dự án đào tạo GV THCS, NXB Đại học sư phạm.

[13].Lê Thị Xuân Liên (2008), Hệ thống câu hỏi hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học môn Toán cấp THCS, Luận án tiến sĩ giáo dục học_Hà Nội.

[14].Lê Phước Lộc (2005), Câu hỏi và việc sử dụng câu hỏi trong dạy học,

[15].Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[16].Pôlya G. (1995), Toán học và những suy luận có lý, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [17].Pôlya G. (1997), Giải bài toán như thế nào?, NXB Giáo dục, Hà Nội. [18].Nguyễn Tuấn (chủ biên) – (2009), Thiết kế bài giảng toán 4, tập 1, 2, NXBGD Hà Nội.

[19].Nguyễn Thị Tuyết Oanh (2008), Đánh giá kết quả học tập của học sinh, NXB Đại học sư phạm.

[20].Chiến Thắng (1999), làm sao để học hiệu quả?, NXB Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học toán cho học sinh lớp 4 (Trang 60)