8. Cấu trúc của đề tài
1.3.2. Đánh giá thường xuyên
a. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
b. Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện.[1]
1.3.2.1. Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
a. Tham gia đánh giá thường xuyên gồm: giáo viên, học sinh (tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh.
Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:
- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;
- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh.
- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành.
Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng.
Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên.
Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.
Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên; học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.
d. Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá:
Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư.[1]
1.3.2.2. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh
Thứ nhất: Các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:
a) Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc;
b) Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận;
c) Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.
Thứ hai: Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển năng lực; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các năng lực riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ. Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.[1]
1.3.2.3. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh
Thứ nhất: Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:
a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động
các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng.
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai.
c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người lao động; nhường nhịn bạn;
d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước: quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.
Thứ hai: Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển phẩm chất; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các phẩm chất riêng, điều chỉnh hoạt động, ứng xử kịp thời để tiến bộ. Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.[1]
1.4. Thực trạng việc đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học toán cho học sinh lớp 4 ở Tiểu học
1.4.1. Mục tiêu dạy học toán lớp 4 ở Tiểu học
Trọng tâm của Toán 4 tập trung vào: Tiếp tục hoàn thiện, hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng về đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và bốn phép tính về số tự nhiên. Dạy học phân số và bốn phép tính về phân số.
Toán 4 tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS, thúc đẩy quá trình dạy học phù hợp với sự phát triển năng lực cá nhân HS; góp phần chuẩn hoá việc dạy học toán và đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS.
Mục tiêu dạy học môn toán lớp 4 nhằm giúp học sinh:
1.Có kiến thức về số tự nhiên, biết thực hiện các phép tính về số tự nhiên: - Lớp triệu. Đọc, viết, so sánh các số đến lớp triệu. Giới thiệu lớp tỉ. - Tính giá trị các biểu thức chứa chữ dạng: a + b; a – b; a x b; a : b; a + b + c; a x b x c; (a + b) x c.
- Biết mối quan hệ về số tự nhiên và hệ thập phân.
- Biết thực hiện phép cộng và phép trừ các số có đến 5, 6 chữ số không nhớ và có nhớ tới 3 lần.Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- Biết thực hiện phép nhân các số có nhiều chữ số với số có không quá 3 chữ số, tích có không quá 6 chữ số. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng.
- Biết thực hiện phép chia các số có nhiều chữ số cho số có không quá 3 chữ số, thương có không quá 4 chữ số.
- Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Tính giá trị các biểu thức số có đến 4 dấu phép tính. Giải các bài tập dạng:
“Tìm x biết: x < a; a < x < b (a, b là các số bé)”.
Có kiến thức về phân số và biết thực hiện các phép tính về phân số:
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về các phân số đơn giản. Đọc, viết, so sánh các phân số; phân số bằng nhau.
- Phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng hoặc không có cùng mẫu số(trường hợp đơn giản, mẫu số của tổng hoặc hiệu không quá 100).
- Giới thiệu về tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các phân số. - Giới thiệu quy tắc nhân phân số với phân số, nhân phân số với số tự nhiên (trường hợp đơn giản, mẫu số của tích có không quá 2 chữ số).
- Giới thiệu về tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các phân số. Giới thiệu nhân một tổng hai phân số với một phân số.
- Giới thiệu quy tắc chia phân số cho phân số, chia phân số cho số tự nhiên khác 0.
- Thực hành tính: tính nhẩm về cộng, trừ hai phân số có cùng mẫu số, phép tính không có nhớ, tử số của kết quả tính có không quá 2 chữ số; tính nhẩm về nhân phân số với phân số hoặc với số tự nhiên, tử số và mẫu số của tích có không quá 2 chữ số, phép tính không có nhớ.
- Tính giá trị các biểu thức có không quá 3 dấu phép tính với các phân số đơn giản (mẫu số chung của kết quả tính có không quá 2 chữ số).
Có kiến thức về tỉ số: - Khái niệm ban đầu về tỉ số. - Tỉ lệ bản đồ.
2. Có kiến thức về đại lượng và đo đại lượng:
- Biết các đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ giữa ngày và giờ; giờ và phút, giây; thế kỉ và năm; năm và tháng ngày.
- Biết một số đơn vị đo diện tích ( , , ). Nêu mối quan hệ giữa và ; và .
- Thực hành đổi đơn vị đo đại lượng (cùng loại), tính toán với các số đo. Thực hành đo, tập làm tròn số đo và tập ước lượng các số đo.
3. Yếu tố hình học:
- Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Nhận dạng góc trong các hình đã học.
- Nhận biết hai đường thẳng cắt nhau, vuông góc với nhau, song song với nhau.
- Nhận biết về hình bình hành và hình thoi.
- Nhận biết công thức tính diện tích hình bình hành (đáy, chiều cao) hình thoi.
- Thực hành vẽ hình bằng thước và êke; cắt, ghép, gấp hình. 4. Yếu tố thống kê:
Bước đầu biết tính số trung bình cộng. - Lâp bảng số liệu và nhận xét bảng số liệu. - Nêu biểu đồ. Nhận xét trên biểu đồ.
5. Giải bài toán:
- Giải các bài toán có đến 2 hoặc 3 bước tính, có sử dụng phân số.
- Giải các bài toán có liên quan đến: tìm hai số biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của chúng; tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng; tìm số trung bình cộng; các nội dung hình học đã học.
1.4.2. Nội dung dạy học môn toán lớp 4
Chương trình môn Toán ở tiểu học được cấu trúc theo hai giai đoạn: giai đoạn các lớp 1, 2, 3 và giai đoạn các lớp 4, 5.
Toán 4 là mở đầu cho giai đoạn mới (các lớp 4, 5), giai đoạn phát triển cao hơn, học tập sâu hơn trong quá trình dạy học toán ở tiểu học.
- Bổ sung, hoàn thiện kĩ năng đọc, viết, so sánh, sắp xếp thứ tự số tự nhiên; chính thức giới thiệu một số đặc điểm quan trọng của các số tự nhiên và hệ thập phân….
- Bổ sung, hoàn thiện, tổng kết về kĩ thuật thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia (chủ yếu là nhân và chia). Chính thức giới thiệu (dưới dạng khái quát) các tính chất cơ bản của các phép tính (tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân; tính chất nhân một số với một tổng) và vận dụng trong thực hành tính.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phân số; đọc viết phân số; phân số bằng nhau; rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số; so sánh các phân số và bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số; tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân phân số; tính chất nhân một phân số với một tổng hai phân số.
- Giới thiệu những hiểu biết ban đầu về góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (nhận dạng góc trong các hình đã học); hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; hình bình hành, hình thoi. Bước đầu tạo lập mối liên hệ giữa một số hình hình học. Nhận biết một số đặc điểm về cạnh, góc của hình bình hành, hình thoi.
- Biết vẽ đường cao của hình tam giác; Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; Biết vẽ hình chữ nhật, hình vuông khi biết độ dài các cạnh; Biết tính chu vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi.
Ở môn toán lớp 4, hình học không bố trí thành chương riêng mà được bố trí xen kẽ với việc dạy số học. Các đại lượng hình học và các bài toán có nội dung hình học được gắn với các hình cụ thể.