Hoạt động dạy học toán lớp 4ở tiểu học

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học toán cho học sinh lớp 4 (Trang 39)

8. Cấu trúc của đề tài

1.4.4. Hoạt động dạy học toán lớp 4ở tiểu học

Ở các lớp 1,2,3 học sinh chủ yếu nhận biết các khái niệm ban đầu, đơn giản qua các ví dụ cụ thể với sự hỗ trợ của các vật thực hoặc mô hình, tranh ảnh,...do đó chỉ nhận biết cái toàn thể, cái riêng lẻ, chưa làm rõ các mối quan hệ, tính chất của sự vật, hiện tượng. Lên lớp 4 các em được học các kiến thức trừu tượng, khái quát, vận dụng một số tính chất của số, phép tính, hình học dạng khái quát hơn. Các em thực hành, vận dụng nhiều, trong dạy học chủ yếu dựa vào hoạt động học của học sinh là chính.

1.4.5. Thực trạng việc sử dụng các câu hỏi trong dạy học toán lớp 4 ở tiểu học

Đa số giáo viên đã nắm được tinh thần của việc đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay, đã nắm được dấu hiệu của tính tích cực học tập của học sinh, coi trọng vấn đề thiết kế giáo án tốt, làm cho học sinh hiểu bài, hướng tới mục tiêu trong định hướng đổi mới PPDH. Giáo viên đã xem trọng biểu hiện tích cực học tập của học sinh thông qua việc học sinh biết đặt câu hỏi khi

gặp vướng mắc trong bài để giáo viên và các bạn giải quyết, đã mạnh dạn nêu ý kiến của bản thân mình, háo hức tìm kiếm câu trả lời,...

Giáo viên đã nắm được nội dung tinh thần đổi mới cách đánh giá học sinh. Vì vậy việc đặt câu hỏi ở mỗi tiêu đề trong bài học được coi trọng.

Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như:

- Một số giáo viên còn hiểu sai về cụm từ “ đổi mới”, xem đó là sự phủ nhận cái đã có dẫn đến vận dụng sai PPDH.

- Các dấu hiệu về tính tích cực cũng chưa được hiểu thấu đáo, một số xem sự sớm hoàn thành nhiệm vụ của học sinh là tích cực.

- Có không ít giáo viên chưa nắm rõ khái niệm câu hỏi, hệ thống câu hỏi, việc sử dụng câu hỏi trong tiết dạy đang gặp khó khăn, “ chưa sử dụng được một hệ thống câu hỏi và bài tập hợp lý, mềm dẻo và linh hoạt với từng đối tượng học sinh”. Chưa phân loại câu hỏi rõ ràng và chưa thực sự chú ý đến việc dạy học sinh tự đặt câu hỏi để phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Vì vậy, việc đánh giá thường xuyên của các em chưa có tính thiết thực cao trong bài dạy.

Trong quá trình dạy học có thể nói giáo viên chưa có sự chú ý đúng mức tới việc sử dụng câu hỏi thế nào để đối tượng học sinh nắm vững kiến thức. Nguyên nhân là do giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy cũng như chưa xác định mức độ câu hỏi theo trình độ của từng học sinh. Một số giáo viên chưa đầu tư để xây dựng hệ thống câu hỏi trong quá trình soạn giáo án, bài giảng thiếu lôi cuốn hấp dẫn học sinh gây ra tình trạng học sinh không chú ý, bài giảng khô khan không có điểm nhấn, điểm nổi bật.

Việc sử dụng câu hỏi kết hợp với đồ dùng dạy học chưa thu hút học sinh. Một số giáo viên chỉ vẽ hình lên bảng và cho học sinh quan sát, tìm kiếm kiến thức mới trên hình, không cho các em thao tác, gợi mở bằng câu hỏi và như

thế các em chỉ huy động được giác quan: thị giác và thính giác. Chính vì vậy mà việc đánh giá thường xuyên cho các em không được chính xác.

1.5. Kết luận chƣơng 1

Câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và giảng dạy toán 4 nói riêng. Xây dựng hệ thống câu hỏi tốt sẽ giúp giáo viên tổ chức, điều khiển tốt quá trình lĩnh hội tri thức theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, đặc biệt giáo viên sẽ có thước đo chính xác để đánh giá thường xuyên năng lực học tập của các em trong bài giảng. Ở các trường Tiểu học hiện nay, mặc dù giáo viên đã được tiếp cận với nhiều PPDH theo hướng đổi mới song việc vận dụng nó vào thực tế dạy học thì đang còn nhiều khó khăn, đặc biệt là việc thiết kế và sử dụng câu hỏi trong dạy học để đánh giá thường xuyên cho học sinh. Kỹ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi là kỹ năng sư phạm cần thiết của giáo viên, tuy nhiên đến nay cũng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về lý luận hay việc xây dụng, sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên vào dạy học môn toán lớp 4 cho học sinh. Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu một cách hệ thống việc sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên cho học sinh trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học.

Chƣơng 2

SỬ DỤNG CÂU HỎI ĐỂ ĐÁNH GIÁ THƢỜNG XUYÊN TRONG DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4

2.1. Nguyên tắc sử dụng câu hỏi

2.1.1. Nguyên tắc thiết kế câu hỏi

Để định hướng cho việc sử dụng câu hỏi đánh giá bài học trong dạy học môn Toán cho học sinh lớp 4, tôi định hướng xây dựng một số nguyên tắc sau:

a) Về nội dung

- Chính xác, khoa học.

- Câu hỏi phải hướng vào nội dung bài học, đúng trọng tâm. - Câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh.

- Kích thích khả năng tư duy của học sinh, đòi hỏi học sinh phải tìm tòi suy nghĩ, liên hệ các kiến thức đã họ và khả năng suy luận để giải quyết vấn đề.

- Câu hỏi phải có tính logic, có sự gắn kết giữa câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung, các câu hỏi này bổ sung và hỗ trợ nhau giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn.

- Câu hỏi phải khơi dậy sự hứng thú của học sinh, khơi dậy khả năng tự học và yêu thích môn học.

- Có câu hỏi liên quan đến thực hành và liên hệ thực tế... b) Về hình thức

- Câu hỏi phải đa dạng : câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung. Câu hỏi khái quát phải mang tính thách thức cao được đưa ra đầu mỗi bài học nhằm khơi dậy sự chú ý của học sinh. Câu hỏi bài học thể hiện những nội dung chính của bài học. Câu hỏi nội dung, câu hỏi gợi mở giúp cho học sinh có thể trả lời câu hỏi bài học, câu hỏi khái quát.

- Trong hệ thống câu hỏi của giáo viên phải có nhiều mức độ câu hỏi dành cho nhiều đối tượng học sinh: câu hỏi tái hiện, câu hỏi sáng tạo, vận dụng.

- Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và trong sáng.

- Số lượng câu hỏi vừa phải để đảm bảo tính khả quan giáo viên đánh giá chính xác năng lực của học sinh.

2.1.2. Nguyên tắc sử dụng câu hỏi

- Câu hỏi được sử dụng trong tiết giảng dạy.

- Tùy trình độ của học sinh và điều kiện cho phép giáo viên linh hoạt sử dụng các câu hỏi cho phù hợp.

- Tạo điều kiện cho học sinh thể hiện năng lực, phát huy tính sáng tạo. - Giáo viên phải đánh giá chính xác năng lực thực sự của học sinh trong quá trình giảng dạy.

- Khuyến khích học sinh khác nhận xét câu trả lời của các học sinh khác trong lớp.

- Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi cho thầy cô và các học sinh khác trong lớp.

Lưu ý:

Khi thiết kế, sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học Toán lớp 4, cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Tính có vấn đề

Câu hỏi được sử dụng phải hướng tới giải quyết một vấn đề nào đó, do đó cần có câu hỏi tạo tình huống gợi vấn đề, câu hỏi trọng tâm, nhằm giúp học sinh xác định kiến thức cần đạt được.

Câu hỏi được đặt ra cần phải phù hợp với đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có khả năng suy nghĩ trả lời câu hỏi hoặc hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi. Mặt khác câu hỏi vừa sức cũng giúp đảm bảo yếu tố tâm lý, làm cho học sinh có tâm trạng thoải mái, không căng thẳng khi suy nghĩ trả lời đồng thời cũng tạo được hứng thú cho học sinh khi tìm ra câu trả lời.

Nguyên tắc 3: Tính khả thi

Để có thể thực hiện mục tiêu dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức, tiến tới chiếm lĩnh tri thức thì trước hết cần xác định được khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh từ đó sử dụng câu hỏi tương ứng với trình độ kiến thức học sinh, câu hỏi đặt ra phải thu được câu trả lời và cũng chỉ có thể trả lời được câu hỏi thì học sinh mới từng bước đi tới yêu cầu kiến thức cần đạt trong bài học. Do đó, câu hỏi đưa ra phải có tính khả thi, không đặt câu hỏi quá khó theo kiểu đánh đố học sinh hoặc câu hỏi mà người hỏi chưa trả lời được.

Nguyên tắc 4: Tính logic

Câu hỏi phải được thiết kế tương ứng với quá trình giải quyết vấn đề theo các cấp độ nhận thức từ thấp đến cao, từ dễ đến khó và phải có sự liên hệ, hỗ trợ cho nhau để đạt được mục đích của bài học.

Câu hỏi đặt ra để dẫn dắt học sinh phải thực hiện theo các mức độ: Biết, nhớ lại, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá,...Việc chiếm lĩnh tri thức mới phải dựa trên quá trình nhận biết và huy động kiến thức đã học, vận dụng kiến thức cũ để tiếp nhận kiến thức mới rồi xem xét vấn đề trên cơ sở tri thức mới.

Nguyên tắc 5: Tính mở

Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là việc đổi mới cách truyền thụ của giáo viên và cách tiếp nhận tri thức của học sinh, quá trình dạy học phải lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, độc lập, chủ

động, sáng tạo của học sinh. Học sinh được hoạt động nhiều hơn, được thể hiện chính kiến của mình qua đó chủ động tiếp nhận kiến thức. Do đó câu hỏi cần thể hiện tính “mở” nhằm giúp học sinh phát huy khả năng khai thác, sáng tạo các tri thức đã được nhận để giáo viên đánh giá thường xuyên năng lực học tập của các em.

2.2. Một số dạng câu hỏi sử dụng trong dạy học toán lớp 4

2.2.1. Sử dụng câu hỏi trong dạy khái niệm

Mục tiêu của việc dạy học khái niệm là làm cho học sinh nắm vững các dấu hiệu đặc trưng của khái niệm, biết nhận biết dạng được đối tượng mình quan tâm thuộc khái niệm nào, biết thể hiện khái niệm bằng ví dụ, biết vận dụng khái niệm vào hoạt động tư duy và nắm được mối liên hệ giữa các khái niệm. Vì vậy khi sử dụng câu hỏi trong dạy khái niệm cần thực hiện theo cấu trúc sau:

1. Câu hỏi tiếp cận khái niệm. 2. Câu hỏi hình thành khái niệm. 3. Câu hỏi củng cố khái niệm. 4. Câu hỏi vận dụng khái niệm.

Để sử dụng câu hỏi trong dạy khái niệm có hiệu quả, người giáo viên cần tìm hiểu kỹ khái niệm, các vấn đề liên quan đến việc dạy khái niệm, cụ thể có thể tìm hiểu về khái niệm thông qua các câu hỏi sau:

- Khái niệm này thuộc loại nào? Dạng của khái niệm này là gì? - Thuộc tính bản chất của khái niệm là gì?

- Các khái niệm nào liên quan đến khái niệm này? - Các đối tượng liên quan đến khái niệm?

- Các vấn đề thực tế liên quan đến khái niệm? - Các con đường tiếp cận khái niệm?

- Các thao tác học sinh có thể thực hiện trong quá trình hình thành khái niệm?

- Con đường và thao tác tư duy loogic mà giáo viên lựa chọn là gì? Nhằm mục đích nào? (Rèn kỹ năng gì? Tư duy nào? Thái độ gì?)

- Các thao tác cơ bản mà học sinh cần thực hiện là gì?,...,[2],[13],[16],[17]

Ví dụ 1: Dạy học bài: Hình thoi [6, tr.140]

Mục tiêu của bài học là giúp học sinh hình thành biểu tượng về hình thoi, nhận biết 1 số đặc điểm của hình thoi từ đó phân biệt được hình thoi với 1 số hình đã học.

Do đó ta có thể sử dụng câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình ABCD? Câu hỏi 2: Độ dài các cạnh của hình ABCD như thế nào?

(Câu hỏi 1, 2 là câu hỏi tiếp cận khái niệm)

Câu hỏi 3: Hình thoi là hình như thế nào? (Câu hỏi hình thành khái niệm) Câu hỏi 4: Hình nào dưới đây là hình thoi? (Câu hỏi củng cố khái niệm)

Câu hỏi 5: Hãy nêu sự khác nhau và giống nhau giữa hình thoi và hình bình hành? (Câu hỏi vận dụng khái niệm)

A C B P N M G I K D Q H

Ví dụ 2: Dạy bài: Hai đường thẳng vuông góc [6, tr.50]

Mục tiêu của bài học: Giúp học sinh nhận biết hai đường thẳng vuông góc với nhau, biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung đỉnh, biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.

Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và sử dụng các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Đọc tên hình và cho biết đó là hình gì?

Câu hỏi 2: Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì? (Câu hỏi gợi ý)

Câu hỏi 3: Kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C. Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì? (Câu hỏi gợi ý)

Câu hỏi 4: Các góc này có chung đỉnh nào? (Câu hỏi tiếp cận khái niệm) Câu hỏi 5: Hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành mấy góc vuông và có chung đỉnh nào? (Câu hỏi hình thành khái niệm)

Câu hỏi 6: Hai đường thẳng vuông góc là hai đường thẳng như thế nào? (Câu hỏi củng cố khái niệm)

Câu hỏi 7: Em hãy vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau? (Câu hỏi vận dụng khái niệm)

Câu hỏi 8: Em có nhận xét gì về đường chéo của các hình sau: hình chữ nhật ABCD, hình bình hành MNPQ, hình thoi PNMI? (Câu hỏi vận dụng)

2.2.2. Sử dụng câu hỏi trong dạy tính chất

Dạy học tính chất là làm cho học sinh nắm được đầy đủ, chính xác giả thiết, kết luận của tính chất phân tích được mối liên hệ giữa các tính chất với nhau, giữa các tính chất với hệ thống tính chất, định nghĩa,...Rèn luyện các thao tác chứng minh, lập luận, cách trình bày chứng minh, hoạt động lĩnh hội

tri thức mới, góp phần phát triển năng lực chứng minh và khả năng tư duy toán học. Như vậy sử dụng câu hỏi trong dạy tính chất toán học nên có cấu trúc sau:

1. Câu hỏi tiếp cận tính chất. 2. Câu hỏi hình thành tính chất. 3. Câu hỏi củng cố tính chất. 4. Câu hỏi vận dụng tính chất.

Giáo viên có thể tìm hiểu tính chất thông qua các câu hỏi sau:

- Làm rõ đâu là giả thiết, đâu là kết luận? Tìm hiểu cấu trúc của định lý, tính chất, hệ quả?

- SGK đã đưa ra tính chất bằng phương pháp nào?

- SGK đã chứng minh tính chất như thế nào? Hãy tóm tắt cách chứng minh? Có thể dùng sơ đồ thể hiện cách chứng minh không?

- Có thể tiếp cận, phát hiện tính chất bằng những dự đoán nào? - Có thể chứng minh tính chất bằng những phương pháp nào? - Những vấn đề liên quan đến tính chất là gì?

- Ý nghĩa của tính chất trong thực tế, trong toán học?...[2],[13],[17]

Ví dụ1: Dạy học bài:Tính chất giao hoán của phép cộng [6, tr.42]

Mục tiêu của bài học: Giúp học sinh nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng, biết áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thử phép cộng và giải các bài toán có liên quan.

Giáo viên sử dụng các câu hỏi sau để hình thành kiến thức mới cho học sinh:

Câu hỏi 1: Hãy tính và so sánh giá trị của biểu thức a+b với giá trị của biểu thức b + a khi:

a = 20, b = 30 a = 350, b = 250

a = 1208, b = 2764

Một phần của tài liệu Sử dụng câu hỏi để đánh giá thường xuyên trong dạy học toán cho học sinh lớp 4 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)