Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn (Trang 74 - 80)

5. Cấu trúc khóa luận

3.4. Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất

Kết quả cuối cùng của xây dựng nông thôn mới hướng tới là nâng cao đời sống vật chất cho người nông dân, tăng thu nhập các hộ gia dình nông thôn, tiến tới xóa đói giảm nghèo,... đối với một xã thuần nông như xã Mai Pha để thực hiện được điều đó phải tiến hành cải cách kinh tế nhất là trong nông nghiệp.

Tiêu chí thứ 10: Thu nhập

Trước khi tiến hành nông thôn mới, phần lớn nguồn thu chính của các hộ gia đình thuần nông là từ sản xuất nông màu, không có các khoản thu khác, mức thu nhập bình quân là 10 triệu đồng/người/ năm. Với thu nhập như vậy không đủ chi trả các khoản phí sinh hoạt của nhân dân, do vậy cũng là nguyên nhân số học sinh độ tuổi vào trung học phổ thông giảm xuống, tỷ lệ đi học cao đẳng, đại học là cực thấp, do vậy xây dựng nông thôn mới là cấp thiết.

Mô hình nông thôn mới mang đến cho người nông dân nhiều thay đổi lớn, các hộ gia đình được phổ biến kiến thức làm kinh tế tại gia đình. Tỉnh hỗ trợ qua các dự án như: Chăn nuôi gà mía lai bán chăn thả, chăn nuôi lợn rừng, nhím, mở rộng sản xuất rau theo hướng Việt GAP,...học thêm các nghề phụ tăng thêm thu nhập trong thời gian nông nhàn: học nấu ăn, học may,...Ngoài ra, các hộ gia đình rất sáng xuất trong việc lựa chọn các công việc phù hợp với hoàn cảnh của gia đình.

Khảo sát thực địa cho thấy số hộ có nghề phụ rất cao, một số hộ gia đình thôn Khòn Phổ liên kết mở dịch vụ nấu cỗ thuê, thành lập nhóm thợ xây dựng ở thôn Pò Mỏ, Khòn Pát,...

Sau ba năm mức thu nhập bình quân đầu người /năm của xã đạt mức tối thiểu trở lên theo quy định của vùng, năm 2014 thu nhập bình quân đầu người là 18,6 triệu đồng, đạt tiêu chí thu nhập. [13]

Tuy nhiên, thực tế còn rất nhiều tồn tại cần khắc phục các mô hình chăn nuôi con giống mới không có thị trường đầu ra, nhiều mô hình không thật sự phù hợp với điều kiện của xã, người dân phần lớn thiếu vốn xoay vòng.

Tiêu chí thứ 11: Tỷ lệ hộ nghèo

Công tác xóa đói giảm nghèo được Đảng nhà nước ta quan tâm hàng đầu, do đó chính quyền cấp xã đã tích cực xây dựng các chương trình hỗ trợ nhân dân địa phương tận dụng lợi thế của thôn mình để phát triển kinh tế. Đặc biệt là các hộ nghèo và cận nghèo được ưu tiên nhất. Giống với công tác thực hiện tiêu

chí làm tăng thu nhập các hộ gia đình, hộ nghèo trên địa bàn xã được hỗ trợ bằng các hình thức như: hỗ trợ con giống trong chăn nuôi lợn nãi ( 1 con/ hộ), chăn nuôi gà mía lai,... sau đó họ được phổ biến kiến thức chăn nuôi đững kỹ thuật, với tinh thần muốn thoát nghèo các hộ đã tự giác làm ăn tăng gia sản xuất. Tính đến năm 2014, số hộ nghèo chỉ trên địa bàn xã là 19 hộ chiếm 1,15% và không còn hộ nghèo thuộc diện đối tượng chính sách. Hầu hết các gia đình đều có Tivi, Đầu DVD, Radio, 98% số hộ có xe máy,... Đời sống vật chất tinh thần ngày càng đầy đủ, nâng cao.[13]

Nhưng vấn đề xoa đói giảm vẫn là vấn đề nan giải, một số hộ gia đình cận nghèo luôn có tư tưởng,ỷ lại nhà nước, không muốn thoát nghèo, không muốn bị cắt khoản hỗ trợ hàng tháng dẫn tới tái nghèo.Do vậy, việc giữ vững kết quả đạt được là rất khó khăn.

Tiêu chí thứ 12: Cơ cấu lao động

Là xã thuần nông do vậy tỷ lệ lao động trong nông nghiệp của xã rất cao năm 2005 là 50%, muốn đạt chuẩn tiêu chí phải chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang ngành nghề khác, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian đầu rất khó khăn. Giải quyết vấn đề này xã đã liên hệ với trường Trung cấp dạy nghề Việt Đức mở lớp đào tạo ngành nhề cho nhân dân như: dạy tin dọc, dạy may, dạy nấy ăn,… sau khi được đào tạo họ được cấp chứng chỉ và có thể xin việc tại các công ty tư nhân trong thành phố, doanh nghiệp địa phương.

Năm 2012 lao động trong ngành nông – lâm nghiệp đã giảm xuống còn 45%, và còn 41% năm 2014; 59 % lao động còn lại phân công khá đồng đều, một phần lao động trong các ngành dịch vụ thương mại,tiểu thủ công nghiệp, công chức nhà nước.Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là 90,25% .[13]

Các chương trình liên kết của xã với các trung tâm dạy nghề đã mang lại kết quả cao cho tiến trình xây dựng NTM, đáp ứng nhu cầu được học tập của nhân dân. Nhưng với nhu cầu hiện nay của xã hội, các doanh nghiệp yêu cầu trình độ và bằng cấp nhiều hơn, cũng trong bối kinh tế suy giảm họ cắt gảm nhân công thu hẹp quy mô sản xuất, do vậy trong thời gian tới lao động nông – lâm nghiệp sẽ lại tăng lên, vấn đề việc làm sẽ khó giải quyết.

Tiêu chí thứ 13: Hình thức tổ chức sản xuất

Các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn xã khá đa dạng nhất là trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp.

Nhân dân trên địa bàn xã Mai Pha vẫn duy trì sản xuất vụ lúa (vụ đông xuân và vụ mùa hè thu); ngô (vụ mùa và vụ chiêm). Với cách sản xuất truyền thống như trước xây dựng NTM, người dân thường ít đổi hạt giống nhất là với lúa, hình thức reo mạ giống tốn một lượng giống lớn và mất nhiều công lao động cho cấy lúa, công sức chăm bón vất vả, nhưng tới mùa thu hoạch lại không đạt năng suất cao trung bình là 1 tạ/ sào. Hiện nay, bà con nông dân đã được phổ biến cách áp dụng khoa học vào sản xuất từ khâu chọn giống nên năng suất tăng cao hơn như giống lúa lai 108, kim cương cho năng suất 2 tạ/sào.

Và 2 năm gần đây hình thức gieo xạ được đưa vào triển khai thực hiện ở các thôn Khòn Pát, Khòn Khyên, Khòn Phổ với diện tích là 19 ha, bước đầu đạt kết quả cao, đối với hình thức gieo cấy mới này giúp tiết kiệm 50-60% lượng hạt giống; giảm 30-40% công lao động (công gieo, tỉa dặm, thu hoạch); giảm 30% chi phí thuốc bảo vệ thực vật; chống đổ tốt, tăng năng suất 5-15%.

Bước đầu hoàn thành mô hình chuyển đổi từ trồng lúa vùng sang trồng màu với 40 hộ tham gia, tổng diện tích là 2,3 ha; chương trình “Hỗ trợ sản xuất rau an toàn” theo hướng Viet GAP,thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn thực phẩm tại các thôn: Nà Chuông I, Nà Chuông II, Pò Đứa, Pò Mỏ. Với các mô hình rau sạch về cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong thành phố, các hộ chuyên trồng màu có thêm thu nhập và tăng kinh nghiệm canh tác.

Hiện tại, xã có 8 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có 04 hợp tác xã hoạt động cơ bản có hiệu quả, thực hiện một số nhiệm vụ như: một số dịch vụ về giống, vật tư phân bón, tiêu thụ nông sản như các hợp tác xã: Nà Chuông, Thịnh Phương, Mười hai thành viên.[13]

Ngoài ra trên địa bàn xã còn có một số mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình nuôi gà đẻ trứng, mô hình ấp trứng gia cầm,chăn nuôi gà Đông Tảo, chăn nuôi lơn rừng.

Hoạt động trồng rừng được chú trọng phát triển, ngoài phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ rừng phòng hộ hiện nay người dân ở tất cả các thôn đã tiến hành trồng thông lấy nhựa bán cho thương lái Trung Quốc, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Đặc biệt một số doanh nghiệp đang tiến hành xây dựng trang trại chăn nuôi, du lịch sinh thái ở khu vực đập Bó Chuông, Lẩu Xá.

Các hoạt động sản xuất tuy phong phú, có mô hình mới, hình thức sản xuất mới nhưng phần lớn chưa thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người

dân, như mô hình nuôi gà đẻ trứng, nuôi lợn rừng không có đầu ra, kinh nghiệm người dân còn ít do vậy tỉ lệ thành công thấp, việc xây dựng trang trại quanh hồ dự trữ nước về lâu dài sẽ gây nhiều vấn đề ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới cung cấp nước sản xuất của người dân, và quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp vẫn chưa đạt hiệu quả như đề án đưa ra

Đồng lúa thôn Khòn Pát Nguồn: tác giả Trồng rau sạch (thôn Pò Mỏ) Nguồn: tác giả Trồng rau sạch (thôn Pò Mỏ) Nguồn: tác giả Chăn nuôi lợn rừng (Thôn Bình Cằm)

Bảng 3.4. Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất

TT Tiêu chí Nội dung tiêu chí Mức độ đạt được tiêu chí

Năm 2011 Năm 2013 Năm 2014

Tỷ lệ (%) Đạt/ chưa đạt Tỷ lệ (%) Đạt/chưa đạt Tỷ lệ (%) Đạt/ chưa đạt 10 Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân

tỉnh 1,6 lần Đạt 1,7 lần (15,3 triệu đồng) Đạt 18,6 triệu đồng Đạt 11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo 2,78% Đạt 1,43% (24/1673 hộ) Đạt 1,15% Đạt 12 Cơ cấu lao động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong các lĩnh vực nông,

lâm, ngư nghiệp.

<40,6% Đạt 42% Đạt 41% Đạt 13 Hình thức TC SX Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả Có Đạt Có Đạt 04 Đạt

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w