5. Cấu trúc khóa luận
2.2. Điều kiện tự nhiên
Xã Mai Pha nằm giữa bồn địa thuộc máng trũng kiến tạo từ Trung tiên ( Cao Bằng, Thất Khê – Lạng Sơn) có quá trình hình thành do sự hạ thấp mạnh các hồ sau đó được lấp đầy trầm tích tạo nên vùng đất bằng có độ cao trung bình 255m, bao quanh là các đồi diệp thạch có độ cao trung bình là 350m.Khi tiến hành xây dựng NTM cần chú ý tới.
Xã có 3 nhóm đất chính là: Nhóm đất bạc mầu có diện tích khoảng 306 ha tập trung ở hầu hết cac thôn bản trên địa bàn xã; nhóm đất đỏ vàng có diện tích khoảng 385ha phân bố ở các đồi núi cao nằm rải rác khắp các thôn và phần còn lại là sông suối, mặt nước.
Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 1.354 ha. Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 23,6 %, là nhóm đất bạc màu, trong đó trên 46% là đất trồng lúa,cây hàng năm khác như ngô, khoai, sắn, dưa hấu... Một tuy nhiên đã có một số chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp.
+ Đất phi nông nghiệp chếm 24,7% đất tự nhiên của xã
+ Đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất là 50,6% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Mai Pha là một xã ven thành phố xung quanh là dải đồi núi thấp,
phần lớn là loại đất đỏ vàng . Trong đó 514,8 ha là rừng sản xuất do chính sách giao đất giao rừng cho bà con nhân dân quản lí, chủ yếu trồng thông để lấy nhựa. Rừng phòng hộ là 170,5
+ Đât chưa sử dụng chiếm 1,04%, hiện nay đã có một phần chuyển sang đất trồng cây ăn quả và đất công cộng.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dựng đất năm 2012
Loại đất Diện tích (ha)
Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng lúa 158,84 319,86 Đất trồng cây hàng năm khác 112,8 Đất nuôi trồng thủy sản 12,92
Đất trồng cây ăn quả 35,3
Đất phi nông nghiệp
Đất ở 79,63
334,72
Đất chuyên dung 166,07
Đất sông suối mặt nước 79,59
Đất nghĩa trang 8,63
Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,8
Đất lâm nghiệp Rừng sản xuất 514,8 Rừng phòng hộ 170,5 Đất chưa sử dụng Đất bằng chưa sử dụng 13,3 14,12
Đất núi đá không có rừng cây 0,82
Tổng 1.354
(Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai năm 2012_Ban Địa Chính xã Mai Pha)
Tài nguyên đất như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quy hoạch đất sản xuất trong chương trình xây dựng NTM.
Xã Mai Pha nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm tới. Có nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,40 C và thấp nhất là 40C, độ ẩm trung bình là 84%, nhiệt độ cao nhất là 390C.
Lượng mưa trung bình năm đạt 14.390mm cũng chia thành 2 mùa. Mùa mưa có lượng mưa chiếm 75%, cao nhất vào tháng 8; mùa khô chiếm 25% và tháng giêng có lượng mưa thấp nhất.
Thuộc phía nam thành phố Lạng Sơn xã như một thung lũng lòng chảo có 3 dãy núi cao (Mẫu Sơn, Khau Mẹ, Khau Kheo) bao bọc thành một phiến hứng gió mùa Đông Bắc. Vì vậy gió phương bắc là chủ yếu và chiếm ưu hế trong năm. Bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau. Tốc độ gió trung bình là 1,9m/s. Khí hậu ở đây rất thích hợp cho trồng các loại cây ăn quả nhiệt đới và Á nhiệt đới như: hồng, mận, mơ, vải thiều v.v…
Diện tích nước mặt: tổng diện tích nước mặt trên địa bàn xã là 79,59 ha chủ yếu là diện tích mặt của dong sông Kỳ Cùng; đất ao, hồ phục vụ nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 17ha.
Dòng sông Kỳ Cùng chạy qua hầu hết các thôn của xã, mực nước giữ 2 mùa chênh lệch ít – khi có mưa to, bão lũ nước dâng nhanh đột ngột và rút cũng nhanh. Mực nước năm cao là 259,9m ( so với mực nước biển). Lượng nước trung bình là 2.300m3/s. Sông Kỳ Cùng chảy quanh xã ngoài tạo ra cảnh đẹp nó còn có tác dụng là đường giao thông. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các hồ, đập: Hồ Lẩu Xá; Đập Pó Chuông.
Nhìn chung hệ thống sông và hồ đập có tên địa bàn xã có lượng nước dồi dào và phân phối tương đối đều, cung cấp đủ nước tưới tiêu cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Nguồn nước ngầm: Nước ngầm trong khu vực xã Mai Pha là loại nước ngầm trong trầm tích Đệ Tứ, chiều sâu và mực nước thay đổi trong phạm vi rộng và biến đổi theo mùa, có chất lượng khá tốt, trữ lượng lớn.Hiện nay, đang khai thác phục vụ cho nhu cầu sử dụng của thành phố Lạng Sơn.
Như vậy, điều kiện tự nhiên đem lại thuận lợi cho xã Mai Pha hoàn thiện nhanh các quy hoạch nông thôn, hình thành vùng chuyên canh sản xuất trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Bên cạnh đó cũng tồn tại không ít khó khăn như: địa hình gây khó khăn cho phát triển cở sở hạ tầng kỹ thuật, hiện tượng thời tiết cực đoan, ô nhiễm môi trường nước gây khó khăn cản trở tiến độ thực hiện chương trình NTM.