Thực trạng xây dựng NT Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn (Trang 33)

5. Cấu trúc khóa luận

1.3.Thực trạng xây dựng NT Mở Việt Nam

1.3.1. Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn trên cả nước

Những năm gần đây, mô hình nông thôn mới không còn là tên gọi mới mẻ đối với nước ta, mô hình phát triển nông thôn đã góp phần quan trọng trong việc phát triển và cải thiện nông thôn nước ta. Để đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của người dân nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, hợp tác hoá Bộ chính trị đưa ra Nghị quyết số 06 NQ – TW ngày 10/11/1998 và Chỉ thị số 49/2001/CT – BNN/CS ngày 27/4/2001 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc “Xây dựng mô hình phát triển nông thôn mới”.

Hưởng ứng theo chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của chính phủ, cả nước đã thi đua xây dựng nông thôn mới dựa trên những tiềm lực của tỉnh thành mình với tinh thần sáng tạo, ham học hỏi của chính quyền địa phương và nhân dân.Đến 2013, cả nước đã có 35 xã đạt 19 tiêu chí, 276 xã đạt 15 - 18 tiêu chí, 1.071 xã đạt 10 - 14 tiêu chí, 3.982 xã đạt 5 - 9 tiêu

chí và 2.523 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Tuy vây, mức độ đạt các tiêu chí như trên thì mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn NTM là rất khó đạt được , do vậy chính quyền các địa phương phải đẩy mạnh công tác xây dựng NTM.

Bảng 1.1: Kết quả thực hiện chương trình NTM ở Việt Nam tính đến 6/2013

TT Chỉ tiêu Tổng số xã Tỷ lệ (%) 1. 19/19 tiêu chí 35 0,4% 2. 15 - 18 tiêu chí 276 3,2% 3. 10 - 14 tiêu chí 1.071 18,2% 4. 5 - 9 tiêu chí 3.982 47,0% 5. Dưới 5 tiêu chí 2.523 29,6% Tổng cộng 7.887 100% (Nguồn: agroviet.gov.vn) Theo báo cáo tổng hợp của Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, hết 2014 đã có 185 xã đạt 19 tiêu chí;số tiêu chí đạt chuẩn bình quân cả nước tăng từ 4,7 tiêu chí/ xã năm 2011 lên 8,47 tiêu chí/xã năm 2014; có 93,1% số xã hoàn thành quy hoạch chung;81% số xã phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới; có khoảng trên 9.000 mô hình sản xuất có hiệu quả,tăng thu nhập cho nông dân, bao gồm: mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị có ứng dụng công nghệ cao, cánh đồng lớn,gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân; thu nhập của dân cư nông thôn năm 2013 tăng hơn 1,8 lần so với năm 2010; tỉ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết năm 2013 là 12,6%, giảm bình quân 2% so với thời điểm kinh tế khó khăn.

Kết quả thực hiện nội dung của các tiêu chí chuẩn NTM rất khả quan cụ thể trong năm nội dung sau:

Thứ nhất,về quy hoạch và lập đề án nông thôn mới: Quy hoạch là nội dung phải được triển khai trước một bước để định hướng cho xây dựng NTM. Theo kết quả rà soát,đến quý 1/2014 đã có 93,7% số xã của cả nước đã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NTM. Các tỉnh đã hoàn thành 100%

công tác lập quy hoạch xây dựng xã NTM gồm: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Nông, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng…Một số địa phương đạt thấp như Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Sơn La.Phê duyệt đề án phải được ưu tiên, đã có 81% số xã phê duyệt xong đề án. Tuy nhiên, về chất lượng công tác quy hoạch ở nhiều xã còn thấp, nhiều Đề án nặng về tính toán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức tới phát triển sản xuất, văn hoá, bảo vệ môi trường, thiếu giải pháp thực hiện, tính toán huy động nguồn lực còn thiếu tính thực tiễn.

Thứ 2, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Cơ sở hạ tầng là động lực để phát triển NTM, nhiều địa phương đã chủ động hỗ trợ vốn và huy động nhân dân đóng góp công sức, nhằm phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện.

Phát triển giao thông nông thôn được xác định là khâu đột phá, được nhân dân phấn khởi hưởng ứng,đã có 11,6% số xã đạt tiêu chí giao thông. Các tìnhTuyên Quang, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hà Tĩnh…đãthực hiện chính sách hỗ trợ bình quân 170 tấn xi măng, 02 triệu đồng và toàn bộ cống qua đường, nhân dân tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, dịch chuyển cổng, tường rào để làm đường góp phần đẩy mạnh phong trào làm đường giao thông nông thôn.

Về thủy lợiđã xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp hơn 3.000 công trình, cả nước có 31,7% số xã đạt tiêu chí thủy lợi.

Điện nông thôn tiếp tục được nâng cấp và mở rộng,đã có 67,2% số xã đạt tiêu chí về điện.

Về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn : đã nâng cấp trên 1000 công trình nước sạch, có 14,9% số xã đạt tiêu chí về môi trường.

Thông tin liên lạc có 77% số xã đạt tiêu chí về bưu điện, khoảng 55% số xã có điểm truy cập Internet công cộng, vùng phủ sóng 3G đã đạt trên 80% dân số, tỷ lệ xã có điện thoại công cộng là 97%.

Chợ nông thôn:năm 2010-2013 tổng số vốn đầu tư, cải tạo đạt 2.783 tỷ đồng. Đã có 30,2% số xã đạt tiêu chí về chợ nông thôn. Các tỉnh có đầu tư kinh

phí lớn như: Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trường học các cấp đã có 21,9% xã đạt tiêu chí trường học (với 289 trường mẫu giáo, 1.910 trường mầm non, 5.254 trường tiểu học và 2.164 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia).

Hệ thống các trạm y tế được tăng cường cả về số lượng và bổ sung nhân viên y tế, 45,9% xã đạt chuẩn tiêu chí y tế. Hiện nay, người dân phản ánh nhiều về chương trình đóng bảo hiểm y tế tự nguyện, do mức thu nhập của các hộ gia đình nông thôn còn thấp không đủ khả năng tri chả chi phí bảo hiểm theo chương trình mới phát động.

Đã có 7,7% số xã đạt chuẩn Cơ sở vật chất văn hóa

Tuy vây, việc phát triển kết cấu hạ tầng vẫn chưa đồng đều giữa các vùng trên cả nước.Điển hình như khu vực miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửa Long tốc độ phát triển còn chậm.

Nội dung thứ ba, về phát triển sản xuất tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo Nhiều địa phương đã tập trung chỉ đạo thực hiện đề án trên đồng ruộng thực hiện dồn điền, đổi thửa, thiết kế lại hệ thống giao thông, thủy lợi tiến tới đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, tiêu biểu là các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa…

Chính sách hỗ trợ nhân dân mua sắm thiết bị cơ giới hóa vào các khâu sản xuất tăng từ 40% - 50% lên 80% - 90% như ở các tỉnh Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp…

Một số tỉnh, thành phố đã bước đầu quan tâm chỉ đạo hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch ở nông thôn (xã Yên Đức, huyện Đông Triều, Quảng Ninh; xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang…), hàng năm đã thu hút được hàng trăm ngàn lượt khách du lịch.

Các hoạt động nêu trên đã góp phần tăng thu nhập của cư dân nông thôn năm 2013 gấp 1,8 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết năm 2013 là 12,6% giảm bình quân 2%/năm so với năm 2008.

Đến nay đã có 30,1% số xã đạt tiêu chí thu nhập, 52,8% số xã đạt tiêu chí việc làm và 24,5% số xã đạt tiêu chí hộ nghèo.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đa dạng hóa và đẩy mạnh. Nhiều hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được đẩy mạnh. Sinh hoạt cộng đồng đã được quan tâm thực hiện và từng bước đi vào nền nếp.Trên cơ sở tiếp tục vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng nông thôn mới. Năm 2013 có 47% làng, thôn, ấp, bản văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất; 16 triệu gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Đã có 47,5% số xã đạt tiêu chí về văn hóa.

Đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn: Đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thường xuyên nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân ở các vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc nâng cao cảnh giác cách mạng, làm tốt công tác bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Đến nay đã có 86,1% số xã đạt tiêu chí về an ninh trật tự xã hội.

Tuy vây còn nhều hạn chế: Nếp sống văn minh, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao ở khu vực nông thôn vẫn chậm được cải thiện; chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở nhiều nơi chưa đảm bảo, có nơi chạy theo thành tích; một số tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu vẫn chưa có xu hướng giảm. Các vấn đề về môi trường nông thôn chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các hoạt động cải tạo cảnh quan vẫn chưa được chú trọng chỉ đạo thực hiện

Thưa năm,Về xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh: Đến nay đã có 61,8% số xã đạt tiêu chí về hệ thống tổ chức chính trị xã hội.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo được nhiều địa phương đặc biệt là cấp xãvề cơ bản đã được kiện toàn. Một số địa phương có chính sách thu hút cán bộ trẻ về công tác ở cấp xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức cơ sở Đảng Sự ở được nâng cao chất lượng, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trên mặt trân xây dựng NTM. Sự phối hợp giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong chỉ đạo thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng NTM ngày càng cụ thể và hiệu quả.

Tuy nhiên,ở một số địa phương cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đẩy đủ, chưa chủ động triển khai thực hiện các nội dung của chương trình nên kết quả

đạt được ở mức thấp. Sự phối hợp giữa cán bộ các đoàn thể quần chúng chưa đáp ứng yêu cầu của xây dựng NTM.

Xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước,về cơ bản bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng kinh tế được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao, văn hóa - xã hội - môi trường được quan tâm, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy vây, trong nội bộ các nội dung còn phát sinh nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

Trong 3 năm 2011 – 2013 thực hiện xây dưng mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM nguồn vốn huy động đượclên tới 486 nghìn tỷ đồng, từ 4 nguốn chính đó là ngân sách của nhà nước; vốn tín dụng; sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, và huy động sự đóng góp của nhân dân. Quá trình giải ngân diễn ra nhanh chóng nhằm đảm bảo tiến trình thực hiện NTM ở các địa phương.

Bảng 1.2. Vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình trong 3 năm 2011 - 2013

Nguồn vốn Số tiền (tỷ đồng) Tỉ lệ (%) Ngân sách nhà nước Vốn hỗ trợ trực tiếp

Ngân sách Trung ương 5.469,16 1,1

Ngân sách địa phương 44.579,15 9,2

Vốn lồng ghép 111.889,7 23,1

Vốn tín dụng 231.378,1 47,6

Doanh nghiệp hỗ trợ 29.900,91 6

Huy độ dân đóng góp 62.841,07 13

Tổng 486.05089 100

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phân bổ nguồn vốn trái phiếu cho năm 2014 - 2016 là 15.000 tỷ đồng cho các địa phương.[6]

1.3.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

a) Công tác tổ chức thực hiện

Tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều hành Chương trình xây dựng nông thôn mới thường xuyên được kiện toàn từ cấp tỉnh, cấp huyện đến các xã, thôn bản. Ban chỉ đạo các cấp cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, bám sát cơ sở, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời chỉ đạo triển khai thực hiện.

Với cấp tỉnh: UBND tỉnh đã ban hành quyết định thành lập Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2020. Văn phòng đã có đóng góp tích cực cho Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh nhà,nhất là trong công tác chỉ đạo điều hành, giải quyết các vấn đề phát sinh, tiến độ và hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới.

Ở Cấp huyện: 100% huyện, thành phố đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo, mỗi huyện bố trí từ 1 đến 3 cán bộ chuyên trách giúp Ban Chỉ đạo cấp huyện theo dõi, tổng hợp báo cáo, giải quyết các vấn đề phát sinh vướng mắc tại cơ sở. Tuy nhiên, hoạt động của Ban chỉ đạo cấp huyện chưa thật sự có hiệu quả, không sát sao với công tác được bàn giao, phần lớn công việc chỉ tập trung ở các phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế hạ tầng.

Cấp xã: Trên địa bàn tỉnh chọn 207 xã làm xã điểm thực hiện chương trình NTM, và tất cả 207 xã đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý; tất cả 2.145/2.145 thôn đã thành lập Ban phát triển thôn. Ngoài ra, còn thành lập các Ban giám sát cộng đồng thôn bản, các tổ chuyên môn giúp việc khác.Đối với Chương trình, bộ máy chỉ đạo cấp xã, ban phát triển thôn có vai trò quan trọng. Do vậy đội ngũ cán bộ chỉ đạo phải đi sâu vào quần chúng, tuyên truyền cho người dân hiểu cái lợi của chương trình này.

b, Nội dung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh

Công tác lập quy hoạch và đề án ( tiêu chí số1)

Việc thực hiện công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã còn triển khai chậm so với tiến độ mà Ban chỉ đạo tỉnh đề ra. Về quy hoạch chung, đã có 202/207 xã được phê duyệt, chiếm 97,6% tổng số xã toàn tỉnh, còn 05 xã của huyện Văn Lãng chưa phê duyệt. Về quy hoạch chi tiết, chỉ có 03 xã được phê duyệt chi tiết (xã Chi Lăng - huyện Tràng Định, xã Yên Khoái - huyện Lộc Bình, xã Tân Thành - huyện Hữu Lũng), còn 09 xã vẫn đang triển khai thực hiện. Về cơ bản quy hoạch nông thôn mới của các xã đã đáp ứng được yêu cầu nhưng chất lượng quy hoạch chưa cao, quy hoạch của một số xã chưa gắn với quy hoạch sản xuất, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế vùng và các quy hoạch chuyên ngành khác,...

Công tác lập đề án: Đã có 205/207 xã phê duyệt xong đề án nông thôn mới, đạt 99,1% tổng số xã, còn 02 xã của huyện Bình Gia chưa phê duyệt, có 04

huyện là Hữu Lũng, Đình Lập, Cao Lộc, Văn Quan được Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện. Đề án cấp tỉnh cơ bản đã hoàn thiện trên cơ sở tổng hợp số liệu của các Sở, Ban, Ngành và đề án cấp huyện, chuẩn bị trình ra Hội đồng thẩm định đề án. Nhìn chung đề án xây dựng nông thôn mới đáp ứng được yêu cầu đề ra, tuy nhiên tiến độ lập đề án còn chậm so với yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh; chất lượng đề án của một số xã còn hạn chế, chưa phản ánh đúng thực trạng của địa phương, chưa thể hiện được

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn (Trang 33)