II. Một số kiến nghị
3. Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Rủi ro trong hoạt động thanh toán L/C một phần còn do nguyên nhân chủ quan từ phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam. Chính sự yếu kém về nghiệp vụ, đạo đức trong kinh doanh hay những nguyên nhân khách quan như thiếu thông tin về đối tác nước ngoài, thị trường nước ngoài,… mà các doanh nghiệp phải chịu rủi ro trong hoạt động thanh toán hoặc trực tiếp gây nên rủi ro cho chính các ngân hàng. Bởi vậy để góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh toán L/C thì nhất thiết phải đề ra cấc biện pháp đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam.
*Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu
Các doanh nghiệp khi tham gia xuất nhập khẩu phải có cán bộ chuyên trách về xuất nhập khẩu. Các cán bộ này phải qua đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật pháp trong thương mại quốc tế. có năng lực trong công tác và phẩm chất đạo đức trung thực trong kinh doanh.Các doanh nghiệp cần chú ý tuyển dụng và đào tạo cán bộ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu vũng vàng, nắm những quy chế pháp luật và hệ thống kinh tế, có khả năng nắm bắt thị trường nhanh nhạy để tận dụng các cơ hội trong kinh doanh.
-Khi soạn thảo hợp đồng cần phải tìm hiểu kỹ càng về thủ tục, cân nhắc các điều khoản trước khi hạ bút ký. Hợp đồng phải sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác. Các doanh nghiệp phải đọc kỹ hợp đồng để tìm điểm bất lợi. Khâu soạn thảo hợp đồng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng cho quá trình thực hiện sau này. Hợp đồng càng chặt chẽ thì việc thanh toán L/C càng thuận lợi.
- Về mặt chứng từ, đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, khi lập bộ chứng từ thanh toán cần phải chú ý đến những đặc điểm của từng loại chứng từ, nhất là những chi tiết dễ bị sai sót và xuất trình bộ chứng từ theo đúng thoả thuận. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, cần yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ,
không yêu cầu chung chung. Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp, vận đơn do hãng tàu đích danh cấp.
- Một điều quan trọng nữa là, doanh nghiệp cần phải hiểu bản chất của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là ngân hàng chỉ căn cứ trên chứng từ để quyết định có thanh toán hay không. Hợp đồng là căn cứ để mở L/C nhưng sau khi mở, L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Khách hàng không nên quá trông đợi vào L/C và ngân hàng để bảo vệ quyền lợi của mình, mà cần thường xuyên cung cấp cho ngân hàng những thông tin về rủi ro có thể xảy ra và phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để phong ngừa, giải quyết những rủi ro đó đúng theo UCP- 600 và các thông lệ quốc tế, chứ không nên tự ý hành động theo ý kiến chủ quan của mình.
* Tìm hiểu kỹ và lựa chọn đúng bạn hàng nước ngoài
Nếu doanh nghiệp Việt Nam chỉ thận trọng khi ký kết hợp đồng mà không tìm hiểu kỹ đối tác nước ngoài thì dù hợp đồng có chặt chẽ đến đâu vẫn có thể gặp rủi ro nếu phía nước ngoài cố tình lừa đảo. Đa số các vụ tranh chấp xảy ra là do doanh nghiệp chưa chọn đúng đối tác trong kinh doanh. Việc tìm hiểu thực lực và uy tín của công ty nước ngoài là hết sức cần thiết.
Để tránh rủi ro các doanh nghiệp cần mua hàng của những nhà cung cấp lớn có tên tuổi. Trong trường hợp có quan hệ thương mại lần đầu, cần có sự điều tra rõ ràng. Các doanh nghiệp có thể yêu cầu ngân hàng phục vụ mình tìm hiểu đối tác kinh doanh thông qua hệ thống ngân hàng đại lý của họ tại nước ngoài hoặc có thể thông qua phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm tông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước (CIC), …
* Việc cần làm khi tranh chấp phát sinh
Khi tranh chấp phát sinh, biện pháp đầu tiên nên sử dụng là thương lượng bằng khiếu nại hoặc đàm phán trực tiếp và nên chú ý đến mục tiêu hàng đầu của việc giảỉ quyết tranh chấp là lợi ích kinh tế chứ không phải việc thắng kiện. Doanh nghiệp cần đặt hiệu quả giải quyết tranh chấp lên trên hết, không có nghĩa là sử dụng mọi thủ đoạn mà luôn sử dụng các biện pháp mang tính thiện chí , giữ gìn và xây dựng quan hệ với đối tác. Thêm nữa các doanh nghiệp cần lường trước được những bất lợi khi có tranh chấp xảy ra và bị khởi kiện ở nước ngoài . Trong trương hợp này, do khả năng về tài chính và nghiệp vụ có hạn nên phía Việt Nam ít thành công trong các phiên toà quốc tế. Do vậy, nếu được quyền chọn toà án khi có tranh chấp nên chọn trọng tài xét xử trong nước (Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam) để tránh những rủi ro trên.
KẾT LUẬN
Xu hướng quốc tế hoá đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với nền kinh tế thế giới. Các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Là một nước nằm trong khu vực kinh tế đầy sôi động Đông Nam Á, Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó .
Tuy là ngân hàng thương mại chưa có bề dày lịch sử, chỉ với 13 năm hoạt động , Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội đã không ngừng phấn đấu đi lên để trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam, luôn sẵn sàng nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức để phát triển ngày càng vững mạnh. Phòng thanh toán quốc tế của ngân hàng cũng không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, đề ra những giải pháp và phương hướng phát triển nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.
Hi vọng rằng, những giải pháp được đề cập trong báo cáo thực tập này sẽ góp một phần nhỏ vào công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ của NHQĐ, để đưa phương thức này thực sự trở thành phương thức thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu của cả nước.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hồng- khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế- ĐH Ngoại Thương, cùng toàn thể cán bộ phòng thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...1
Chương I. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội ...3
I.Quá trình hình thành và phát triển...4
II. Chiến lược hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội đến năm 2015...5
Chương II. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội...8
I. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ...8
1. Hoạt động thanh toán quốc tế nói chung...8
2. Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ...10
II. Những rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ...12
1.Rủi ro theo phương thức tín dụng chứng từ trả ngay...12
2. Rủi ro theo phương thức tín dụng chứng từ trả chậm...21
3. Đánh giá thực trạng rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ...24
3.1. Những rủi ro đã khắc phục...24
3.2. Những rủi ro còn tồn tại...25
3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ...26
Chương III. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội...32
I. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ...32
1. Những giải pháp chủ yếu...32
2. Những giải pháp bổ trợ...36
II. Một số kiến nghị...41
1. Kiến nghị đối với nhà nước và các bộ ngành liên quan...41
2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước...42
3. Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu...45