Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hạnchế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 42 - 45)

II. Một số kiến nghị

2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

* Cơ chế điều hành tỷ giá cần linh hoạt, phù hợp với thực tế:

Tỷ giá hối đoái là yếu tố rất nhạy cảm, không những ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Trước mắt, trong bối cảnh nền kinh tế chưa ổn định, thị trường hối đoái chưa hoàn thiện thì ngân hàng nhà nước duy trì chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước là một chính sách hợp lý. Để điều hành cơ chế này, ngân hàng nhà nước cần:

- Nâng cao dự trữ ngoại tệ tương xứng với kim ngạch xuất khẩu. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á, Việt Nam đã không điều tiết được tỷ giá phù hợp với nền kinh tế có nguyên nhân của việc dự trữ ngoại tệ quá ít, quá mỏng manh so với sức ép tăng giá của thị trường. Như vậy, Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục đưa tiền ra lưu thông để thu gom ngoại tệ làm dồi dào quỹ dự trữ ngoại hối; phối hợp với bộ tài chính

trong việc quản lý dự trữ ngoại hối và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ quốc gia, tăng cường các biện pháp kinh tê, khuyến khích các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.

- Xác định một cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá rổ ngoại tệ mạnh, không nên quá tập trung vào đồng USD. Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đa dạng hoá cơ cấu tiền tệ trong giao dịch.

- Chuẩn xác hoá các chỉ số kinh tế vĩ mô như: lạm phát, lãi xuất cơ bản, thực trạng cán cân thanh toán, nợ nước ngoài để giúp nhà nước lựa chọn phương án điều chỉnh tỷ giá có hiệu quả.

Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường hối đoái Việt Nam

- Hiện nay, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được tổ chức và hoạt động theo quy chế sau:

+ Do ngân hàng nhà nước tổ chức, giám sát và điều hành nhằm điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng.

+ Ngân hàng nhà nước tham gia thị trường với tư cách là người mua bán cuối cùng, thực hiện can thiệp cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.

- Nhưng trên thực tế, hoạt động ngoại tệ của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng rất tẻ nhạt do mất cân đối cung cầu, chỉ có người mua mà không có người bán. Ngân hàng nhà nước chưa thực sự nắm được trạng thái ngoại hối của các ngân hàng thương mại nên không điều tiết kịp thời hoạt động của thị trường, hoặc có thời gian dài các ngân hàng thương mại ở trạng thái thiếu hụt ngoại tệ trầm trọng thì ngân hàng nhà nước cũng chưa có biện pháp cải thiện tình trạng này. Vì vậy, việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là vô cùng cần thiết. Để phát triển và hoàn thiện thị trường này ngân hàng nhà nước cần

+ Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

+ Giám sát trạng thái ngoại hối cuối ngày của các ngân hàng, kiên quyết bắt các ngân hàng thương mại xủ lý trạng thái ngoại hối của mình bằng việc mua hay bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng.

+ Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi và các hình thức mua bán ngoại tệ như: mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi ngoại tệ,…

Cần phải tăng cường hơn nữa vai trò của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường liên ngân hàng. Trong trường hợp thị trường không có đủ khả năng thì Ngân hàng nhà nước với vai trò là người mua, người bán cuối cùng phải tham gìa và tác động kịp thời để giúp các ngân hàng thương mại duy trì được trạng thái ngoại hối an toàn.

3. Cần tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC)

Hiện nay, hoạt động của trung tâm CIC tuy đã đạt được những kết quả nhất định như: cung cấp cho các ngân hàng tình hình dư nợ của các doanh nghiệp, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như: chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế vì lượng thông tin quá ít, chưa kịp thời và thiếu chính xác.Vì vậy, Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và hiện đại hoá Trung tâm CIC, đây không những là nơi cung cấp thông tin tín dụng mà còn là một trong những công cụ của hệ thống giám sát từ xa của ngân hàng Nhà nước. Hơn nữa việc hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, trong đó có hoạt động thanh toán quốc tế. Những việc ngân hàng cần thực hiện trong thời gian tới như:

- Hiện đại hoá các quy trình nghiệp vụ, tăng cường trang thiết bị thông tin hiện đại, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và internet để CIC có điều kiện thu nhập thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.

- Cần có những khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xuyên thông tin về tình hình dư nợ của các doanh nghiệp tại tôt chức tín dụng đó. Và có những biện pháp xử phạt đối với các ngân hàng cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác về tình hình dư nợ này.

- Bổ sung nguồn thông tin cho trung tâm tín dụng. Thông tin tín dụng hiện nay của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở thông tin các doanh nghiệp và chỉ tổng hợp thông tin trong phạm vi ngành ngân hàng. Do vậy trong thời gian tới, phạm vị hoạt động của thông tin tín dụng phải được mở rộng khi đó mới khắc phục được tình trạng thông tin vừa khiều nại kém chính xác như hiện nay. Những thông tin cẩm nang cần bổ sung gồm:

+ Hệ thống thông tin thị trường: bao gồm các thông tin hoạt động của các ngành kinh tế quốc dân, hệ thống giá cả hàng hoá thị trường trong nước và nước ngoài, các hoạt động chung của ngành kinh tế, những dự báo kinh tế.

+ Hệ thống các luật kinh tế và cơ chế nghiệp vụ như: luật ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, pháp lệnh hợp đồng kinh tế, luật doanh nghiệp, luật đầu tư đất đai và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,… Ngoài một số luật kinh tế còn có một số các luật khác như bộ luật dân sự, luật hành chính, các hiệp định thương mại quốc tế,…là những luật ngân hàng thường áp dụng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hạnchế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w