Những giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hạnchế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 32 - 41)

I. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương

1. Những giải pháp chủ yếu

a) Hoàn thiện quy trình thanh toán L/C nhập khẩu

* Chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá khách hàng cần có hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế chi tiết và quy chế chiết khấu chứng từ

Với vai trò là ngân hàng mở L/C, NHQĐ cần phải coi đây là một biện pháp quan trọng mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác phòng ngừa rủi ro theo phương thức tín dụng chứng từ.

Trong công tác thẩm định đánh giá khách hàng, NHQĐ cần tiến hành phân tích một cách kỹ lưỡng năng lực tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Song việc đánh giá khách hàng không chỉ dừng lại ở lần đặt quan hệ giao dịch đầu tiên mà cần được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khách hàng quan hệ với ngân hàng.

Bên cạnh đó, NHQĐ không chỉ quan tâm tới việc phân tích, đánh giá năng lực tài chính, phương án kinh doanh, tính khả thi của lô hàng nhập khẩu như giá cả, khả năng tiêu thụ của lô hàng… mà còn phải đặc biệt quan tâm tới tư cách, uy tín, khả năng quản lý của khách hàng mở L/C cũng như đối tác nước ngoài của khách hàng. Trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đúng đắn cho việc mở L/C với những điều kiện cụ thể phù hợp với

quy định của NHQĐ, vừa đảm bảo an toàn trong thanh toán, vừa đảm bảo an toàn trong việc thực hiện chính sách khách hàng.

Công tác thẩm định có vai trò quan trọng trong việc quyết định bảo lãnh cho doanh nghiệp mở L/C. Vì vậy, công tác này phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc và là một khâu không thể thiếu trong quy trình mở L/C của ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể tiến hành công tác thẩm định, đánh giá khách hàng một cách hiệu quả thì cần phối hợp đồng bộ với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tư cách đạo đức nghề nghiệp tốt.

* Cần có hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế chi tiết và quy chế chiết khấu chứng từ

Hiện nay, NHQĐ chưa có một hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết cho phương thức thanh toán nghiệp vụ chứng từ. Thanh toán viên thực hiện nhiệm vụ theo kinh nghiệm bản thân nên rất dễ xảy ra tình trạng không thống nhất trong cách xử lý và dễ gây rủi ro do thiếu kinh nghiệm. Việc chiết khấu chứng từ chỉ theo hướng dẫn của những thanh toán viên đã có kinh nghiệm chứ chưa theo một quy chế rõ ràng. NHQĐ cần sớm có hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế chi tiết và một quy chế chiết khấu chứng từ cụ thể.

* Hoàn thiện quy chế mở L/C trả chậm, quy trình thanh toán L/C

- Cần hoàn thiện quy chế bảo lãnh L/C trả chậm cho phù hợp với thực tiễn. Khắc phục tâm lý sợ trách nhiệm dẫn đến từ chối các yêu cầu của khách hàng về mở L/C trả chậm hoặc thực hiện quy chế một cách cứng nhắc, không linh hoạt… Tuy nhiên, cũng chỉ nên thực hiện bảo lãnh L/C trả chậm cho những dự án nhập khẩu hàng hoá là máy móc, thiết bị cho những khách hàng loại A hoặc những khách hàng có tài sản thế chấp có tính thanh khoản cao.

- Cần hoàn thiện quy trình thanh toán L/C giữa Hội sở chính và các chi nhánh. Đối với các chi nhánh, Hội sở vẫn có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ nên tạo tâm lý ỷ lại cho chi nhánh, chỉ kiểm tra số lượng mà không kiểm tra nội dung chứng từ nên có những sai sót nhỏ có thể sửa chữa ngay tại chi nhánh thì đã không kịp thời phát hiện. Do vậy, cần có những quy định cụ thể đánh giá chất lượng công việc, phân định trách nhiệm giữa Hội sở và chi nhánh.

* Định mức ký quỹ hợp lý và thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm tiền vay, quản lý tài sản thế chấp, quản lý tiền bán hàng.

- Định mức ký quỹ một cách hợp lý sẽ giúp cho Ngân hàng phát hành tránh được những rủi ro về tỷ giá, rủi ro tín dụng của khách hàng. Định mức ký quỹ là việc làm không đơn giản bởi lẽ mức ký quỹ quá cao sẽ gây khó khăn cho nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩu sẽ sẵn sàng từ bỏ ngân hàng chuyển sang quan hệ với các ngân hàng khác chấp nhận mức ký quỹ thấp hơn. Trong trường hợp ngược lại, nếu mức ký quỹ quá thấp sẽ không đảm bảo thực hiện cam kết của khách hàng, dễ gây rủi ro cho NHQĐ, Khi định mức ký quỹ, cần dựa vào những yếu tố sau:

- Tình hình tài chính, uy tín và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu: Nếu khách hàng là những doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, có uy tín trong thanh toán, vay nợ sòng phẳng thì nên định mức ký quỹ thấp. Nếu khách hàng mới giao dịch lần đầu, chưa có uy tín và NHQĐ cũng không nắm được khả năng tài chính của khách hàng thì nhất thiết nên yêu cầu ký quỹ cao, có thể lên đến 100% trị giá thanh toán hoặc phải có tài sản thế chấp hay tìm người bảo lãnh.

- Trong thời kỳ tỷ giá biến động mạnh, ngân hàng phải điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ để tránh rủi ro về tỷ giá. Tỷ lệ điều chỉnh phải tương ứng với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền trong thời gian tới.

- Tuỳ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu là hàng hoá có thể tiêu thụ nhanh hay chậm, chất lượng lâu bền hay dễ giảm sút, giá cả ổn định hay biến động thất thường, nhu cầu tiêu thụ có tính thường xuyên hay thời vụ, Chính phủ khuyến khích hay hạn chế nhập khẩu,… mà NHQĐ quyết định mức ký quỹ cao hay thấp.

b)Cần phải cân nhắc các điều kiện đòi tiền, điều kiện đảm bảo thanh toán

- Nếu L/C cho phép đòi tiền bằng điện thì sau khi người bán xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo, Ngân hàng chiết khấu được quyền điện đòi tiền ngân hàng phát hành. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được điện đòi tiền, ngân hàng phát hành phải thanh toán cho ngân hàng chiết khấu. Đây là hình thức thanh toán có truy đòi. Nếu khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng phát hành kiểm tra phát hiện thấy bộ chứng từ có lỗi thì có quyền đòi ngân hàng chiết khấu cả gốc và lãi số tiền đã thanh toán. Tuy nhiên, trên thực tế trong những trường hợp như vậy thường xảy ra tranh chấp, kiện tụng giữa các bên có liên quan vì quan điểm không thống nhất trong việc kiểm tra chứng từ. Vì thế, để chấp nhận điều kiện này, L/C được phát hành chỉ cho phép chiết khấu tại một hay vài ngân hàng có uy tín và quan hệ tốt với ngân hàng phát hành. Thêm vào đó, NHQĐ nên kéo dài thời hạn thanh toán bằng cách quy định trong L/C những điều khoản chặt chẽ hơn.

- Trường hợp nhà nhập khẩu ký hợp đồng theo điều kiện cơ sở giao hàng mà nhà xuất khẩu không có nghĩa vụ cung cấp bảo hiểm hàng hoá thì rủi ro xảy ra đối với hàng hóa khi hàng đã giao qua lan can tàu sẽ thuộc trách nhiệm người mua. Nếu nhà nhập khẩu không mua bảo hiểm và có ý trốn tránh trách nhiệm thanh toán khi có rủi ro xảy ra thì sẽ gây khó khăn cho NHQĐ. Vì vậy, NHQĐ nên yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm trước khi tiến hành mở L/C, đặc biệt đối với những L/C mở bằng vốn vay ngân hàng. Hiện nay, việc yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm hay không tuỳ thuộc vào thanh toán viên mà không có quy định cụ thể trong quy chế . Nhiều khách hàng không chịu mua bảo hiểm theo yêu cầu của thanh toán viên với lý do đã từng mở L/C tại NHQĐ với điều kiện tương tự nhưng không phải mua bảo hiểm. Do vậy, việc mua bảo hiểm trước khi mở L/C phải quy định rõ trong quy chế hay trong hướng dẫn nghiệp vụ.

c) Hoàn thiện quy trình L/C xuất khẩu

Hiện nay, NHQĐ chưa có quy chế riêng hay hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể dành cho L/C xuất khẩu, mà mới đang trong quá trình xây dựng dự thảo nên rủi ro xảy ra trong phương thức này là điều khó tránh khỏi. Vì vây, NHQĐ cần sớm ban hành quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ L/C xuất khẩu, tránh tình trạng không thống nhất trong cách xử lý, thực hiện nghiệp vụ của các thanh toán viên.

* Khi tham gia với tư cách ngân hàng thông báo, NHQĐ chỉ cung ứng dịch vụ thu phí mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ cam kết thanh toán nào. Nhưng NHQĐ phải có trách nhiệm xác nhận tính chân thực của L/C bằng kiểm tra mã khoá, chữ ký ( nếu L/C phát hành bằng thư). Nếu mã khoá sai hoặc không có mã khoá, không xác nhận được chữ ký thì NHQĐ phải yêu cầu ngân hàng phát hành cung cấp mã khoá chính xác để phòng ngừa L/C giả.

* Để giữ khác hàng, công tác tư vấn lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Thanh toán viên phải kiểm tra kỹ L/C xuất khẩu, phát hiện những rủi ro tiềm ẩn như khách hàng không thể xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo do những quy định trái ngược trong L/C. Nếu ngân hàng phát hành không sửa đổi thì nên từ chối L/C để tránh rủi ro.

* Ngoài tư cách là ngân hàng thông báo, NHQĐ còn có thể được yêu cầu xác nhận L/C xuất khẩu. Ngân hàng cần quy định rõ các điều kiện để xác nhận một L/C như:

- Ngân hàng phát hành là ngân hàng có hoạt động tốt, tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín trên thị trường, có mối quan hệ lâu dài và hạn mức tín dụng với NHQĐ. Nếu ngân hàn phát hành chưa có hạn mức tín dụng thì cần phải yêu cầu ký quỹ tại NHQĐ.

- Các điều kiện của L/C phải rõ ràng, phù hợp với thông lệ quốc tế, có tính khả thi, không mang lại rủi ro cho NHQĐ.

* NHQĐ cũng cần có những quy định cụ thể về điều kiện chiết khấu chứng từ, cụ thể là:

- Về ngân hàng phát hành: Là ngân hàng có uy tín trong hoạt động giao dịch L/C, là ngân hàng đại lý, có quan hệ tốt với NHQĐ.

- Nước xuất khẩu: Không thuộc những mặt hàng thường xuyên có biến động lớn về giá cả hay mang tính thời vụ (tuỳ từng thời kỳ mà NHQĐ đưa ra danh sách những mặt hàng cụ thể, hay những mặt hàng dễ thay đổi chất lượng trong quá trình vận chuyển, những mặt hàng dễ bị các nước cấm vận,…

- Điều kiện về L/C: Các điều khoản của L/C phải rõ ràng, phù hợp với UCP 600 và đã có xác thực về tính chân thực.

2.Những giải pháp bổ trợ

2.1 Giải pháp về nguồn nhân lực

Trong kinh doanh tiền tệ, vốn là một yếu tố quan trọng. Song yếu tố quyết định là những con người biết điều hành nguồn vốn đó một cách thông minh, sáng tạo nhầm giảm thiểu rủi ro, giành thắng lợi cao nhất trong cạnh tranh.Quá trình đổi mới của ngân hàng đòi hỏi cán bộ lãnh đạo ngân hàng cũng như cán bộ trực tiếp làm công tác thanh toán tín dụng chứng từ không chỉ giỏi về nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, am hiểu các thông lệ trong thanh toán quốc tế và tập quán thương mại của các nước mà còn phải có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế. Để đạt được những điều này,NHQĐ cần phải coi công tác giáo dục cán bộ là một yêu cầu cấp bách mang tính khách quan, một trong những nhiệm vụ hàng đầu để nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng, hạn chế được rủi ro phát sinh trong phương thức này. Trong công tác đào tạo cần tập trung vào những vấn đề sau

- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn ngành từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo đến các nhân viên, từ Hội sở chính đếnc các chi nhánh. Đoàn kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Những cán bộ còn hạn chế về mặt này hay mặt khác sẽ nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp của mình để tiến bộ hơn. Những chi nhánh hoạt động hiệu quả chưa cao sẽ nhận được sự hỗ trợ của các chi nhánh khác.

- Trong công tác tuyển dụng, nên yêu tiên các ứng viên đã được đào tạo qua các trường chuyên nghành về thanh toán quốc tế như Đại học Ngoại Thương, khoa kinh tế đối ngoại. Việc tuyển dụng phải dựa trên năng lực thực tế chứ không phải vì mối quan hệ quen biết. Đối với những nhân viên mới được tuyển dụng, cần có bộ phận đào tạo nghiệp vụ cụ thể cho công việc của từng bộ phận. Thanh toán quốc tế là một bộ phận rất phức tạp, việc học tập ở trường chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu của công viêc. Do vây, phải cần hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, đào tạo chi tiết, cách thức kiểm tra cụ thể từng loại chứng từ theo UCP-600, ISBP, cách thức đánh giá rủi ro theo L/C và các biện pháp phòng chống. Sau khoá đào tạo, cần có bài kiểm tra để đánh giá chất lượng. Chỉ những nhân viên đạt yêu cầu mới được giao việc cụ thể. Có như vậy, NHQĐ mới hạn chế được rủi ro do thiếu kiến thức và kinh nghiệm

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại của thanh toán viên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phát triển kinh tế và hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng. Để có được một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, NHQĐ cần có một chiến lược đào tạo phù hợp, đào tạo cần tập trung theo trọng điểm và đúng đối tượng. NHQĐ cần thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên và tổ chức các buổi hội thảo nghiệp vụ,… để mọi người cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.

- NHQĐ cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng về lương, thưởng đối với những cán bộ có những trình độ nghiệp vụ tốt ,có nhiều thành tích trong công tác. Đồng thời, cũng cần đưa ra quy định phạt với những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, có vi phạm trong công việc.

Trong công tác đào tạo cán bộ, một vấn đề mà NHQĐ cần đưa lên hàng đầu là không ngừng nâng cao tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp của thanh toán viên, để họ gắn tương lai và sự nghiệp chung của mình vào tương lai và sự nghiệp chung của ngân hàng, coi mỗi thàn tựu, tồn tại của ngân hàng là của chính mình. Từ đó, mỗi cán bộ phải cố gắng hết mình nhằm hoàn thiện hơn nữa công việc mà mình phụ trách, luôn suy nghĩ và hành động vì sự phát triển không ngừng của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Quân đội.

2.2. Giải pháp về nguồn ngoại tệ

Thực tế những năm qua cho thấy, tại thời điểm căng thẳng về nguồn ngoại tệ do tỷ giá tăng đột ngột, NHQĐ đã không mua được ngoại tệ cho khách hàng để thanh toán L/C. Nhiều trường hợp NHQĐ phải tạm ứng bán sau đó mua lại khi giá đã tăng và chịu rủi ro

hối đoái. Vì vậy, để chủ động nguồn ngoại tệ thanh toán, giảm rủi ro tỷ giá, NHQĐ cần phải thực hiện những giải pháp sau:

- Phải nhanh chóng thu hút các khách hàng có nguồn thu ngoại tệ lớn từ xuất khẩu, đồng thời tăng cường thu hút nguồn kiều hối, thu đổi ngoại tệ, thanh toán sec du lịch,... Qua đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của NHQĐ thì nguồn ngoại tệ mua được từ khách hàng chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,8- 10% lượng ngoại tệ giao dịch) do đó, nguồn ngoại tệ không đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ thanh toán L/C và nhu cầu trả nợ vay. Vì vây, giải pháp thu hút khách hàng xuất khẩu là một giải pháp mang tính chiến lược. Để thực hiện

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hạnchế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w