II. Những rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
3. Đánh giá thực trạng rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
* Nguyên nhân khách quan
+ Nguyên nhân khách quan từ thực trạng nền kình tế:
- Môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C chưa hoàn thiện. Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng của Việt Nam còn bất cập và chưa đồng bộ. Mặc dù có luật ngân hàng nhưng các nghị định của chính phủ và thông tư hướng dẫn thực hiện chậm ban hành.Hơn nữa điều kiện để thực thi luật còn chưa đầy đủ. Hiện nay, ở Việt Nam đã có nghị định số 46/NĐ-CP/2001 và 64/NĐ- CP/2001 về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu thừa nhận việc áp dụng các thông lệ, tập quán quốc tế, song việc hướng dẫn còn rất chung chung không cụ thể, rõ ràng, gây khó khăn cho các ngân hàng khi giải quyết vấn đề phát sinh liên quan. Sự khác biệt giữa luật pháp quốc gia với các điều kiện và thông lệ quốc tế cũng gây khó khăn cho các bên tham gia phương thức L/C. Như có trường hợp nhà xuất khẩu đã giao đủ hàng, xuất trình bộ chứng từ phù hợp L/C nhưng nhà nhập khẩu Việt Nam vi phạm pháp luật, toàn bộ tài sản và tài khoản của họ bị phong toả và ngân hàng không thể tự động trích để thanh toán gây rủi ro cho ngân hàng.
- Việt Nam chưa có thị trường hối đoái hoàn chỉnh. Hiện nay, Việt Nam mới có thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Hoạt động của thị trường này còn kém sôi động, nghiệp vụ còn đơn giản chủ yếu là mua bán giao ngay, chưa phát triển các nghiệp vụ khác như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, … là những công cụ chủ yếu để hạn chế rủi ro về tỷ giá cho doanh nghiệp và ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Thông tin tín dụng không đầy đủ. Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh tế tổng hợp, gắn liền với tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, do vậy nó chịu sự chi phối rất lớn của các quy luật kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật và các cơ chế quản lý quốc gia. Như vậy nhu cầu về thông tin của các ngân hàng là rất lớn, song hiện nay
công tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động của ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Trung tâm thông tin CIC cuat ngân hàng nhà nước cung cấp thông tin thiếu cập nhật, thiếu đầy đủ và thiếu chính xác. Năm 1997, khi xem xét hồ sơ mở L/C cho công ty EPCO, NHQĐ yêu cầu CIC số liệu về dư nợ của công ty này. Theo thông tin CIC cung cấp, dư nợ quá hạn của EPCO là 1.200 USD trong khi thực tế là hơn 4.000 tỷ VND. Sự phối kết hợp giữa các ngân hàng thương mại còn hạn chế trong việc cung cấp thông tin, do vậy kẽ hở cho khách hàng lợi dụng để xin bảo lãnh và vay vốn ở nhiều nơi. Mặt khác, pháp lệnh kế toán thông kê chưa có đủ hiệu lực buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ hách toán thông kê chính xác, kịp thời, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân thường có hai bộ báo biểu kế toán- một báo cáo thực cho doanh nghiệp và một báo cáo cho ngân hàng. Do thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc nên số liệu quyết toán và báo cáo tài chính không phản ánh chính xác tình hiènh tài chính cảu doanh nghiệp- một trong những căn cứ để ngân hàng quyết định mở L/C.
- Chính sách thương mại chưa ổn định. Định hướng kế hoạch xuất nhập khẩu của chính phủ là vấn đề vô cùng quan trọng mang tính chất quyết định đối với chiến lược sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Việc định hướng những mặt hàng khuyến khích, hạn chế nhập khẩu bằng L/C trả chậm chưa được quan tâm đúng mức nên xảy ra tình trạng các doanh nghiệp mở L/C trả chậm tràn lan, gây khó khăn cho sản xuất trong nước và cho chính các doanh nghiệp nhập khẩu và dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Chính sách thương mại không ổn định gây khó khăn cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Có mặt hàng tháng trước cho nhập khẩu, tháng sau cấm nhập khẩu nhưng tháng sau nữa lại đã cho nhập khẩu. Điều này làm cho các doanh nghiệp đã đăng kí hoạt động nhập khẩu với nước ngoài rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Biểu thuế thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu còn rườm rà, mất nhiều thời gian, gây phiền toái thậm chí còn làm lỡ nhiều cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng. Sự phối kết hợp giữa các bộ ngành liên quan chưa chặt chẽ, chức năng của từng bộ ngành, đặc biệt là chức năng của ngân hàng trong quản lý nhập khẩu chưa được làm rõ cũng là trở ngại cho hoạt động thanh toán quốc tế.
+ Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng:
- Trình độ nghiệp vụ yếu kém. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ của các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn không được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương, làm việc theo cảm tính. Trình độ ngoại ngữ của lãnh đạo yếu kém, không đủ khả năng để đàm phán ký kết
hợp đồng trực tiếp với nước ngoài. Cán bộ còn ít hiểu biết về tập quán và luật pháp quốc tế nên phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam để doanh nghiệp nước ngoài soạn thảo hợp đồng khi ký kết hợp đồng ngoại thương, sau đó đọc qua và ký mà không tham khảo ý kiết tư vấn của luật sư do vậy nhiều khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng với những điều khoản bất lợi. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài đã có nhiều kinh nghiệm, va chạm thương trường. Thậm chí nhiều doanh nghiệp Việt Nam không điều tra kỹ đối tác đã đặt bút ký kết hợp đồng và rủi ro xảy ra là điều không tránh khỏi.
- Bên cạnh sự thiếu hiểu biết trong nghiệp vụ ngoại thương, những yếu kém trong khâu quản lý, điều hành nguồn vốn, điều hành sản xuất cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro trong phương thức thanh toán này. Việc điều hành luồng tiền kém hiệu quả, không khoa học làm cho doanh nghiệp không thể trả nợ được khi đến hạn dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
- Việc hiếu thông tin và thiếu các mối quan hệ với đối tác nước ngoài làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không có nhiều cơ hội để lựa chọn đối tác tốt, có tín nhiệm trong thương mại quốc tế. Thiếu thông tin cộng thêm sự chủ quan, tham rẻ đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp rủi ro bị lừa đảo. Kinh doanh trên thị trường quốc tế luôn đầy bất chấp và phức tạm, các bên đối tác cách xa nhau về địa lý đòi hỏi phải nắm vững khả năng tài chính, uy tín của đối tác để biết được ai là bạn hàng đáng tin cậy, muốn gây dựng quan hệ làm ăn lâu dài. Nhưng thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ kinh nghiệm cũng như thông tin để làm được điều đó.Mối băn khoăn lớn nhất của họ hiện nay là thiếu thông tin và làm sao để tiếp cận với những nguồn thông tin chân thực và cập nhật. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp Việt Nam thường phải chịu thua thiệt với đối tác nước ngoài.
- Sự thiếu trung thực của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro về đạo đức. Một số khách hàng vì lợi ích trước mắt đã vi phạm cam kết với ngân hàng. Hàng hoá đã bán hết nhưng họ lại cố tình không nộp tiền mà dùng tiền sử dụng vào mục đích khác như mua bán bất động sản hoặc kinh doanh mặt hàng khác. Thậm chí có khách hàng còn lừa đảo đem giấy tờ giả vào thế chấp cho ngân hàng để mở L/C trả chậm. Không ít khách hàng khi thấy giá cả hàng hoá biến động không có lợi đã cố tình trây ỳ từ chối thanh toán mặc dù hàng hoá được giao đúng hợp đồng, bộ chứng từ hoàn hảo, gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của NHQĐ.
* Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng Quân đội
+ Công tác thẩm định chưa được coi trọng đúng mức và còn mang tính chất cảm tính. Thực tế hiện nay, việc thẩm định mở L/C còn sơ sài, mang tính chất đối phó. Việc đặt ra tỷ lệ ký quỹ chưa dựa trên cơ sở phân tích khoa học như phân tích thị trường, rủi ro nội tại trong L/C, tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp, … chất lượng công tác thẩm định chưa cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng.
Việc quy định tái thẩm định đối với các L/C có giá trị lớn là cần thiết để quản lý rủi ro tín dụng. Song hiện nay công tác tái thẩm định còn chậm do thiếu người nên cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Việc chờ tái thẩm định nhiều khi làm cho việc mở L/C bị chậm trễ, gây ra những hiệu quả nghiêm trọng như khách hàng nước ngoài thấy giá cả tăng, lấy lý do doanh nghiệp Việt Nam không mở L/C đúng hạn để từ chối giao hàng gây thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam.
+ Những quy định về nghiệp vụ L/C còn nhiều điểm bất hợp lý, không phù hợp với thực tế hay chưa rõ ràng. Ví dụ như quy định về tỷ lệ triết khấu chứng từ không được quá 70% trị giá hối phiếu là không còn phù hợp trong điều kiện các ngân hàng khác tỷ lệ triết khấu lên tới trên 90%, do vậy làm giảm khả năng cạnh tranh của NHQĐ. Hay quy định về điều kiện mở L/C trả chậm là doanh nghiệp đó phải có tình hình tài chính lành mạnh nhưng lại chưa có hệ thống phân loại xếp hạng khách hàng. Hiện nay, quy trình thanh toán bộ chứng từ hàng hoá xuất khẩu đối với các chi nhánh chưa hợp lý. Theo quy định hiện nay, sau khi nhận bộ chứng từ, các chi nhánh phải chuyển cho hội sở để kiểm tra và đòi tiền ngân hàng nước ngoài. Nếu bộ chứng từ hoàn hảo thì thời gian từ khi chi nhánh nhân bộ chứng từ đến khi hội sở chính gửi đi ngân hàng nước ngoài là qua dài (gồm một ngày kiểm soát ở chi nhánh, một-hai ngày luân chuyển chứng từ từ chinh nhanh lên hội sở) nếu bộ chứng từ có sai sót thì hội sở lại phải chuyển lại cho chi nhánh để sửa chữa, như vậy sẽ gây chậm trễ cho việc đòi tiền, không đảm bảo tính cạnh tranh với các ngân hàng khác.
+ Việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ L/C chưa nghiêm túc.Về nguyên tắc, những L/C trả chậm thế chấp lô hàng nhập khẩu thì hàng hoá phải thuộc sự quản lý của ngân hàng, ngân hàng giữ chìa khoá kho hàng và chỉ được xuất kho khi có lệnh của ngân hàng. Tiền bán hàng phải nộp vào ngân hàng để quản lý nhưng trên thực tế nhiều chi nhánh không theo sát quá trình tiêu thụ, hàng hoá để trong kho của bên uỷ thác, dễ bị lợi dụng rút hàng ra bán nên không quản lý được tiền bán hàng của khách hàng trong thời gian chưa đến hạn thanh toán. Khách hàng lợi dụng vốn quay vòng hoặc quản lý kém đã rơi vào tình trạng không thể thanh toán cho ngân hàng như cam kết.
Mở L/C sử dụng vốn vay chỉ được tiến hành sau khi ban lãnh đạo duyệt nhưng có nhân viên đã tiến hành mở L/C trước khi duyệt vay và dẫn đến ngân hàng buộc phải cho khách hàng vay mặc dù phương án kinh doanh không khả thi. Tất cả các L/C chỉ được phát hành khi khách hàng đã ký quỹ đủ tại ngân hàng. Tuy nhiên có nhân viên đã tin vào lời hứa chuyển tiền của khách hàng và mở L/C khi khách hàng chưa nộp tiền ký quỹ, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
- Công tác đào tạo đã có tiến bộ nhưng không mang tính chất hệ thống. Phần lớn là trên tinh thần tự đào tạo, chưa có bộ phận chuyên trách công tác này. Đặc biệt là công tác đào tạo nghiệp vụ thẩm định, nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho nhân viên mới chưa được chú trọng đúng mức. Tại các ngân hàng lớn nhân viên mới phải được đào tạo 2 đến 6 tháng mới bắt tay vào thực hiện nghiệp vụ nhưng tại NHQĐ các nhân viên mới chỉ được giới thiệu qua về quy trình nghiệp vụ, sau đó phải bắt tay vào làm việc ngay, do đó không tránh khỏi sai lầm do thiếu kinh nghiệm và kiến thức.
Các buổi hội thảo nghiệp vụ không được tiến hành thường xuyên và hiệu quả chưa cao cho nên chưa phát huy được hết năng lực của từng cán bộ, nhân viên. Chưa có được những sách hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết nên việc đào tạo mang tính chất truyền miệng kinh nghiệm.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng lớn trên thễ giới như City Bank, Deutsch Bank, … đều có ít nhất một chuyên gia đã có chứng chỉ ISSA của ICC. Chuyên gia này có trách nhiệm tư vấn và kiểm soát toàn bộ hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng đó, chịu trách nhiệm đứng ra tranh cãi với các ngân hàng nước ngoài về những sai sot của bộ chứng từ. Cũng giống như các ngân hàng Việt Nam khác, NHQĐ không có một chuyên gia như vậy. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế, góp phần phát hiện sai sót trong các khâu của quá trình thực hiện nghiệp vụ, hạn chế rủi ro trong phương thức L/C. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác kiểm tra kiểm soát trong nội bộ phòng thanh toán quốc tế còn nhiều lỏng lẻo. Hiện nay, phòng thanh toán quốc tế chưa có bộ phận kiểm soát riêng, việc kiểm tra tay hai mang tính chất tự giác, chưa giao trách nhiệm cụ thể và mới chỉ mang tính chất kiểm tra chính tả bưc điện chứ chưa mang nội dung kiểm soát về mặt pháp lý, tính rủi ro trong nội dung của giao dịch. Việc phân quyền tron việc chuyển phát điện mang tính hình thức, nhân viên chuyển phát điện kiêm luôn chức năng duyệt, soạn thảo điện trên máy nên không đảm bảo tính an toàn.
Đặc biệt là vai trò kiểm tra, kiểm soát của Hội sở đối với chi nhánh còn mang tính hình thức, không thực sự đem lại hiệu quả nên không phát hiện kịp thời vi phạm và những rủi ro tiềm ẩn. Một số chi nhánh không quan tâm đúng mức tới công tác này, vai trò của nó bị lu mờ, thậm chí có nơi phát hiện sai sót song không có biện pháp xử lý hữu hiệu.
- Công nghệ thông tin lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu về nghiệp vụ: Hiện nay, tuy đã có phần mềm chương trình thanh toán quốc tế và việc tham gia vào mạng SWIFT của NHQĐ tạo điều kiện cho việc mở L/C và thanh toán nhanh chóng, chính xác hơn trước, nhưng chương trình thanh toán quốc tế trong nội bộ hệ thống NHQĐ vẫn chưa hoàn thiện, chỉ truyền được điện theo một chiều từ chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ra Hội sở chính mà không thực hiện được theo chiều ngược lại. Hội sở phải fax sau đó gửi chuyển phát nhanh tất cả các bức điện nhận được từ các ngân hàng nước ngoài gửi cho chi nhánh Hồ Chí Minh, làm tăng chí phí hoạt động và có thể bị mất mát trên đường vận chuyển. Việc tích hợp giữa các chương trình còn hạn chế tính tự động, chưa có chế độ báo lỗi tự động làm cán bộ nghiệp vụ phải mất nhiều thời gian kiểm soát. Mạng truyền tin hay bị tắc nghẽn, tốc độ xử lý kém, đặc biệt vào giờ cao điểm, kéo theo việc lập, truyền