Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:

Một phần của tài liệu Ôn thi môn triết dành cho học viên cao học (Trang 44 - 46)

+ Chân lý là tri thức đúng đắn, phù hợp với hiện thực khách quan, đc thực tiễn kiểm nghiệm. Trong thực tế LS, có n` tiêu chuẩn để đánh giá về chân lý (đc số đông thừa nhận, chân lý là ~ điều có lợi, ~ kẻ có sức mạnh,…) thì triết học Mác khẳng định: thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, chỉ có trong thực tiễn thì con ng mới có thể chứng minh đc tính đúng đắn của tri thức, vì chỉ có thông qua thực tiễn, con ng mới vật chất hóa tri thức, hiện thực hóa đc tư tưởng.

+ Tiêu chuẩn thực tiễn vừa có tính tuyệt đối và tương đối. Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ, xét đến cùng thì mọi lý thuyết khoa học đều phải kiểm nghiệm bởi thực tiễn. Và thực tiễn ở ~ giai đoạn LS cụ thể là khách quan nhất chứng minh tiêu chuẩn thực tiễn. Tính tương đối thể hiện ở chỗ bản thân thực tiễn luôn luôn biến đổi, do đó khi thực tiễn thay đổi thì nhận thức cũng phải biến đổi theo cho phù hợp. Điều này đòi hỏi k đc tuyệt đối hóa nhận thức của con ng mà phải luôn luôn phát triển đồng thời phải luôn luôn kiểm tra nhận thức đó thông qua thực tiễn. Nhận thức đc xem xét trong không gian càng rộng, thời gian càng dài thì càng đảm bảo đc tính đúng đắn của nó.

Nhận thức của con ng là 1 quá trình ngày càng đi sâu khám phá bản chất của TG, đây là quá trình phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng và từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan” Như vậy theo Lê-nin, nhận thức là 1 quá trình gồm 2 giai đoạn: giai đoạn trực quan sinh động (giai đoạn nhận thức cảm tính) và giai đoạn tư duy trìu tượng (giai đoạn nhận thức lý tính)

Một phần của tài liệu Ôn thi môn triết dành cho học viên cao học (Trang 44 - 46)