Nghĩa phương pháp luận.

Một phần của tài liệu Ôn thi môn triết dành cho học viên cao học (Trang 37 - 39)

- Bởi vì SV là sự thống nhất giữa lượng và chất do đó để nhận thức đầy đủ về SV phải xem xét đầy đủ về lượng và chất của SV đó.

- Mọi sự vận động phát triển của SV bao giờ cũng là kết quả của quá trình tích lũy dần về lượng do đó trong thực tế cần từng bước tích lũy về lượng, tránh tư tưởng chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn, chưa tích lũy về lượng đã thực hiện bước nhảy. (việc mở trường tràn lan)

- Khi đã có đầy đủ sự tích lũy về lượng, cần quyết tâm thực hiện bước nhảy, tránh bảo thủ, trì trệ, ngại khó dẫn đến bỏ qua cơ hội phát triển.

- Sự biến đổi về chất của SV có thể diễn ra dưới nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, vì thế cần vận dụng linh hoạt nhiều hình thức bước nhảy trên cơ sở phân tích đầy đủ các điều kiện khách quan và chủ quan.

- SV chỉ còn là nó khi lượng và chất thống nhất với nhau trong 1 độ nhất định do đó muốn duy trì SV ở 1 trạng thái nào thì cần phải nắm đc giới hạn độ và k để cho lượng của SV k thay đổi vượt quá giới hạn độ đó. (vd: uống rượu, các mối quan hệ)

Câu 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Thực tiễn là phạm trù cơ bản của triết học nói chung và triết học Mác nói riêng. Trong lịch sử TH đã từng có những quan điểm khác nhau về thực tiễn, các nhà triết học duy tâm thường có xu hướng phủ nhận vai trò của thực tiễn, coi thực tiễn chỉ là hoạt động tinh thần còn CNDV trước Mác thường có xu hướng tách rời nhận thức khỏi thực tiễn, hạ thấp vai trò của thực tiễn, coi đó chỉ là những hoạt động có tính chất “con buôn”. Triết học Mác đặc biệt đề cao vai trò của thực tiễn và đã đưa ra những quan niệm khoa học về thực tiễn và về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Một phần của tài liệu Ôn thi môn triết dành cho học viên cao học (Trang 37 - 39)