NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập động cơ i phần 2 GV nguyễn tấn lộc (đh sư phạm kỹ thuật TP HCM) (Trang 89 - 94)

Khi contact máy On và vít ngậm, dòng điện sơ cấp đi như sau: + Ắc quy -> contact máy -> điện trở -> + bô bin -> cuộn sơ cấp -> – bô bin -> vít búa -> vít đe -> mát -> âm ắc quy. Dòng điện sơ cấp khoảng 3 – 4 A, nó sinh ra một từ trường quanh cuộn sơ cấp.

Khi trục delco tiếp tục quay, cam ngắt điện điều khiển vít mở, dòng điện sơ cấp mất đột ngột sinh ra một từ thông thay đổi trong cuộn sơ làm cảm ứng một sức điện động trong cuộn thứ có thể lên đến 30KV. Dòng điện này được dẫn đến nắp delco và được rotor phân phối đến các bu gi. Trong khi đó trong cuộn sơ cấp cũng sinh ra một sức điện động khoảng 500V.

Cải thiện đặc tính đánh lửa khi khởi động: khi khởi động, dòng sơ cấp đi từ cực ST của contact máy cung cấp trực tiếp đến cực dương bô bin để đảm bảo điện áp thứ cấp cần thiết khi khởi động (Do khi khởi động, dòng điện cung cấp cho động cơ khởi động rất lớn làm cho điện áp của ắc quy giảm mạnh). Tụ điện sử dụng trong hệ thống đánh lửa là tụ giấy, nó được bố trí bên trong hoặc bên ngoài của delco. Tụ được mắc song song với vít lửa, dùng để dập tắt hồ quang sinh ra giữa hai bề mặt vít khi vít mở. Khi vít mở, dòng điện sinh ra do hiện tượng tự cảm được nạp bởi tụ điện để dòng sơ cấp mất đi nhanh chóng.

GÓC NGẬM ĐIỆN

Để đảm bảo đủ điện áp đánh lửa ở số vòng quay cao, phải đảm bảo thời gian dòng điện đi qua cuộn sơ cấp của bô bin. Thông số này được thể hiện qua góc ngậm điện.

Góc ngậm điện là góc tính từ lúc vít bắt đầu đóng đến khi vít bắt đầu mở ở trên cam ngắt điện. Góc ngậm điện có liên quan đến khe hở đội tối đa của vít.

ƒ Khi khe hở đội tối đa của vít nhỏ, góc ngậm điện sẽ lớn và hồ quang dễ xảy ra khi vít mở làm cho dòng sơ cấp không mất đột ngột nên điện áp đánh lửa sẽ yếu.

ƒ Khi khe hở đội tối đa của vít lớn, góc ngậm điện sẽ nhỏ. Ở tốc độ cao dòng sơ cấp nhỏ nên điện

áp đánh lửa giảm , không đủ khả năng đánh lửa qua hai cực của bu gi. ĐÁNH LỬA SỚM

Trong thực nghiệm người ta thấy rằng công suất của động cơ đạt lớn nhất khi áp suất cháy đạt cực đại cách sau điểm chết trên một góc là 10°.

Tại điểm 1 tia lửa điện bu gi bắt đầu xuất hiện và cho đến điểm 2, áp suất cháy trong xy lanh bắt đầu tăng nhanh. Giai đoạn từ 1 – 2 được gọi là giai đoạn cháy trễ. Tại điểm 2 ngọn lửa lan tràn khắp buồng đốt và đạt cực đại sau ĐCT một góc là 10°.

1. Điểm đánh lửa sớm.

2. Đường cong cháy tách đường

cong nén.

3. Áp suất đạt cực đại.

Góc đặt lửa vào động cơ là góc đánh lửa sớm ban đầu ứng với tốc độ cầm chừng. Tuy nhiên, khi tốc độ động cơ gia tăng, thời gian thực hiện quá trình cháy ngắn nên thời điểm đánh lửa phải thay đổi cho phù hợp để động cơ đạt được công suất tối ưu.

BỘ ĐÁNH LỬA SỚM LI TÂM

Bộ đánh lửa sớm li tâm hay còn gọi bộ đánh lửa sớm theo tốc độ của động cơ. Nó được bố trí ở bên trong delco. Khi tốc độ động cơ gia tăng, thời gian thực hiện quá trình cháy ngắn, điểm áp suất đạt cực đại nằm xa điểm chết trên làm cho công suất và hiệu suất của động cơ giảm.

Để đảm bảo áp suất cực đại cách sau điểm chết trên luôn là 10° thì phải gia tăng thời điểm đánh lửa sớm, để tăng thời gian cháy khi tốc độ động cơ thay đổi.

Hai quả văng được lắp trên chốt đỡ quả văng trên trục delco. Cam và đĩa cam được kết nối cứng với nhau và chúng được lắp lồng vào đầu trục delco và được giới hạn chuyển động dọc bằng một con vít xiết trên đầu trục delco.

Một đầu của lò xo được mắc vào chốt đỡ quả văng và đầu còn lại được mắc vào chốt gá lò xo trên đĩa cam. Các lò xo này luôn có khuynh hướng làm cho hai quả văng khép lại.

Ở tốc độ cầm chừng, lực li tâm của các quả văng không thắng được sức căng của lò xo, nên tốc độ quay của cam bằng tốc độ quay của trục delco.

Khi tốc độ trục delco gia tăng làm cho các quả văng chuyển động ra ngoài quanh chốt đỡ quả văng, làm cho đĩa cam và cam xoay sớm hơn trục delco một góc. Do vậy, cam sẽ điều khiển vít mở sớm hơn để thực hiện đánh lửa sớm.

BỘ ĐÁNH LỬA SỚM CHÂN KHÔNG

không khí nhiên liệu nạp vào xy lanh tăng làm tăng tốc độ cháy do các phần tử nhiên liệu nằm sát với nhau hơn.

Như vậy bộ đánh lửa sớm chân không làm tăng góc đánh lửa sớm khi tải động cơ bé để đảm bảo áp suất đạt cực đại cách sau điểm chết trên là 10°.

Bộ đánh lửa sớm chân không gồm màng, lò xo, cần nối …Màng chia bộ đánh lửa sớm làm hai phần: Một bên của màng chịu tác động của lò xo và nó được nối đến lỗ đánh lửa sớm ở bộ chế hòa khí. Bên còn lại của màng được kết nối với một thanh nối, rãnh của cần nối được móc vào chốt của mâm lửa. Khi màng dịch chuyển, cần nối sẽ kéo mâm lửa theo ngược chiều quay của cam.

Khi động cơ hoạt động ở tốc độ cầm chừng, lỗ chân không ở phía trên cánh bướm ga nên màng bộ đánh lửa sớm không tác động.

Khi bướm ga mở nhẹ, lỗ chân không nằm sau cánh bướm ga. Độ chân không tác động lên màng làm cho thanh nối dịch chuyển kéo mâm lửa xoay ngược chiều với cam ngắt điện để thực hiện đánh lửa sớm.

Khi bướm ga mở lớn, độ chân không tác động lên màng giảm và lò xo đẩy màng trở về vị trí ban đầu làm giảm góc đánh lửa sớm.

BỘ CHỌN CHỈ SỐ ÓCTAN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời điểm đánh lửa chỉ chính xác với một loại nhiên liệu sử dụng. Khi sử dụng loại nhiên liệu có chỉ số octan khác với loại thường hay sử dụng thì phải hiệu chỉnh lại thời điểm đánh lửa.

Tốc độ cháy sẽ tăng khi sử dụng loại nhiên liệu có chỉ số octan thấp và tốc độ cháy sẽ chậm khi sử dụng loại nhiên liệu có chỉ số octan cao. Điều đó có nghĩa là khi sử dụng nhiên liệu có chỉ số octan cao thì phải điểu chỉnh tăng góc đánh lửa sớm và ngược lại.

Khi chúng ta xoay núm chọn chỉ số óctan, vị trí móc của bộ đánh lửa sớm chân không thay đổi làm cho vị trí của mâm lửa cũng thay đổi theo, tức góc đánh lửa sớm ban đầu được hiệu chỉnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập động cơ i phần 2 GV nguyễn tấn lộc (đh sư phạm kỹ thuật TP HCM) (Trang 89 - 94)