Thực trạng tín dụng tại MSB-Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải-Chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 27)

2.3.2.1 Tình hình huy động vốn

Tổng nguồn vốn huy động qua các năm 2007,2008,2009 đều tăng trưởng

tốt, năm sau cao hơn năm trước được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.3: TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

ĐVT: Tỷ đồng

NĂM 2007 2008 2009

Tổng nguồn vốn huy động 1026 1505 2629

(Nguồn phịng tín dụng của chi nhánh)

Kết quả huy động vốn của chi nhánh đạt được là do:

• Chi nhánh đã thực hiện chính sách huy động vốn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội

• Mức lãi suất mà chi nhánh huy động là phù hợp với từng thời kỳ

• Sau nhiều năm hoạt động chi nhánh đã tạo được uy tín và niềm tin đối với khách hàng

2.3.2.2 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

Đĩng vai trị là một trung gian tài chính giữa chủ thể thừa vốn và chủ thể

thiếu vốn trong nền kinh tế, nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi nhánh Hồ Chí Minh cũng như các NHTM khác là huy động vốn để cấp tín dụng. Hiện nay, mặc dù các ngân hàng nĩi chung và ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi nhánh Hồ Chí Minh nĩi riêng đang cĩ xu hướng đa dạng hĩa các sản phẩm dịch vụ nhưng hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng nhất định trong tổng tài sản cĩ của ngân hàng. Điều đĩ được thể hiện qua bảng so sánh qua các năm, tỷ lệ doanh số cho vay trong nguồn vốn huy động và tỷ lệ nợ cho vay trên tổng tài sản trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: BẢNG SO SÁNH VỀ TỔNG DƯ NỢ, TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG VÀ TỔNG TÀI SẢN

STT CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 So sánh

2008/2007 2009/2008So sánh Tuyệt

đối (%) Tuyệt đối (%)

1 Tổng dư nợ 1007 1192 4082 185 18% 2890 242% 2

Tổng nguồn

vốn 1026 1505 2629 479 47% 1124 75%

3 Tổng tài sản 1146 2116 4272 970 85% 2156 102%

( Nguồn BCTC NHTMCP Hàng Hải- Hồ Chí Minh năm 2007,2008,2009)

Qua bảng so sánh trên, ta thấy tổng dư nợ, tổng nguồn vốn huy động và tổng tài sản của ngân hàng qua 3 năm cĩ sự tăng trưởng đáng kể. Cụ thể như sau:

• Năm 2008 cĩ tổng dư nợ tăng 185 tỷ đồng (tương ứng 18%), tổng nguồn vốn huy động tăng 479 tỷ đồng (tương ứng 47%) và tổng tài sản tăng 970 tỷ đồng (tương ứng 85%) so với năm 2007.

• Đặc biệt năm 2009 cĩ sự tăng trưởng khá cao: tổng dư nợ tăng 2890 tỷ đồng (tương ứng 242%), tổng nguồn vốn huy động tăng 1124 tỷ đồng (tương ứng 75%) và tổng tài sản tăng 2156 tỷ đồng (tương ứng 102%) so với năm 2008.

Bảng 2.5: TỶ LỆ NỢ CHO VAY SO VỚI TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG VÀ TỔNG TÀI SẢN ĐVT: Tỷ đồng NĂM 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 1007 1192 4082 Tổng nguồn vốn huy động 1026 1505 2629 Tổng tài sản 1146 2116 4272

Cho vay/Nguồn vốn huy động(%) 98% 80% 155% Cho vay / Tổng tài sản(%) 87% 56% 96%

( Nguồn BCTC NHTMCP Hàng Hải- Hồ Chí Minh năm 2007,2008,2009)

Biểu đồ 2.2: TỶ LỆ NỢ CHO VAY TRÊN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG VÀ TỔNG TÀI SẢN TẠI MSB – HỒ CHÍ MINH TỪ 2007- 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo thời gian, hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Hàng hải- chi nhánh Hồ Chí Minh cĩ sự tăng trưởng đáng kể.

Bảng 2.6: TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ TÍN DỤNG TẠI MSB – HỒ CHÍ MINH THEO THỜI GIAN

ĐVT: Tỷ đồng

NĂM 2007 2008 2009

Tổng dư nợ 1007 1192 4082

Thay đổi tổng dư nợ 185 2890

(Nguồn BCTC NHTMCP Hàng Hải – Hồ Chí Minh)

Qua biều đồ trên ta thấy dư nợ cho vay của ngân hàng cĩ sự tăng trưởng một cách nhanh chĩng. Cĩ thể nĩi MSB – Hồ Chí Minh đã khai thác tốt lợi thế của mình để đạt được mức tăng trưởng này, đĩ là:

• Mạng lưới giao dịch rộng khắp

• Sản phẩm đa dạng thỏa mãn nhu cầu của cơng chúng

• Tiềm lực khách hàng mạnh là các tổ chức kinh tế lớn nên cĩ nguồn vốn dồi dào

• Các chính sách tín dụng, quy chế cho vay mới được triển khai trên tồn hệ thống

Bảng 2.7: CƠ CẤU DƯ NỢ TÍN DỤNG TẠI MSB THỜI GIAN TỪ 2007-2009 ĐVT: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Số

tiền cấu(%)Cơ tiềnSố cấu(%)Cơ tiềnSố cấu(%)Cơ

1 Dư nợ NH 438 43% 385 32% 2043 50% 2 Dư nợ trung và DH 569 57% 807 68% 2039 50%

3 Tổng dư nợ 1007 100% 1192 100% 4082 100%

(Nguồn BCTC NH TMCP Hàng Hải- Hồ Chí Minh)

Dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Hàng Hải- Hồ Chí Minh trong 3 năm qua đã tăng trưởng một cách nhanh chĩng. Dư nợ cho vay đang luân chuyển 31/12/2009 là đạt 4082 tỷ đồng, tăng 3075 tỷ đồng (tức là tăng gấp 4,05 lần ) so với năm 2007. Trong đĩ:

Dư nợ cho vay trung dài hạn 2039 tỷ đồng, tăng 1470 tỷ đồng (tức là tăng gấp 3,58 lần) so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 50% tổng dư nợ. Dư nợ trung dài hạn chủ yếu tập trung ở cơng nghiệp, giao thơng vận tải, xây dựng tiêu dùng. Nhìn chung hoạt động tín dụng trung dài hạn phát triển khá và ngày càng phát triển với dư nợ ngày càng tăng.

Dư nợ ngắn hạn 2043 tỷ đồng, tăng 1605 tỷ đồng (tức là tăng gấp 4,66 lần) so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 50% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh diễn ra sơi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng càng tăng và cĩ đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên ngân hàng đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm tập trung ở cơng nghiệp, nơng nghiệp và xây dựng nhà tiêu dùng.

2.3.2.3 Tình hình nợ quá hạn

Khi xuất hiện tình trạng nợ quá hạn phát sinh, điều này chắc chắn xảy ra đối

với các ngân hàng, nhưng việc khống chế rủi ro này đến mức thấp nhất để việc kinh doanh khơng gặp rủi ro là do việc quản trị rủi ro của từng hệ thống ngân hàng. Trong nhiều năm gần đây, ngân hàng MSB – Hồ Chí Minh đã rất nổ lực trong việc

kiểm sốt hoạt động cho vay để hạn chế nợ quá hạn phát sinh, điều này thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: TỶ TRỌNG NỢ QUÁ HẠN VÀ NỢ XẤU TẠI MSB – HỒ CHÍ MINH ĐVT: Tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 1007 1192 4082 Nợ quá hạn 3.52 2.97 1.62 Nợ xấu 1.08 2.23 1.67 Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 0.35 % 0.25 % 0.04 % Tỷ lệ nợ xấu(%) 0.1 % 0.19 % 0.04 %

(Nguồn BCTC NH TMCP Hàng Hải- Hồ Chí Minh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm qua, tình hình nợ quá hạn của MSB – HCM cĩ biến động lớn, cụ thể là: năm 2007 nợ quá hạn là 3,52 tỷ đồng nhưng đến năm 2009 chỉ cịn 1,62 tỷ đồng, tức là giảm 1,9 tỷ đồng hay là giảm 0,31 % so với năm 2007. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, MSB – Hồ Chí Minh đã tích cực trong việc xử lý nợ xấu và thu nợ quá hạn, điều này thể hiện qua nợ quá hạn giảm dần qua các năm. Do vậy chất lượng tín dụng cũng được nâng cao thể hiện thơng qua tỷ lệ nợ quá hạn tương đối thấp (dưới 1 %).

Biểu đồ 2.5: DIỄN BIẾN NỢ QUÁ HẠN TỪ 2007 – 2009

2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu và nợ quá hạn

Mặc dù tình hình nợ quá hạn cĩ phần giảm dần qua các năm nhờ vào sự tích cực của ngân hàng trong việc xử lý nợ quá hạn nhưng nhìn chung nợ quá hạn phát sinh là do nợ ngắn hạn và chủ yếu là dư nợ quá hạn bằng đồng Việt Nam.

Nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh do một số nguyên nhân sau:

• Yếu tố tài chính của khách hàng: năng lực tài chính ảnh hưởng đến rủi ro tổng thể của khách hàng, nếu doanh nghiệp cĩ khả năng tài chính yếu sẽ làm cho doanh nghiệp mất đi khả năng trả nợ.

• Do yếu tố của thị trường: giá cả thị trường trong những năm vừa qua thay đổi bất ngờ làm cho các doanh nghiệp gặp khĩ khăn trong khâu tiêu thụ hàng hĩa, hàng hĩa bị ứ đọng, khơng tiêu thụ được như dự kiến. Do đĩ khi nợ đến hạn khơng trả được cho ngân hàng.

• Các khách hàng vay vốn ngân hàng, do trong quá trình hoạt động kinh doanh khơng mang lại hiệu quả như mong đợi nên khơng cĩ nguồn trả nợ cho ngân hàng khi đến hàng.

• Đối với khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng, cĩ rất nhiều trường hợp do xuất hiện mâu thuẫn trong gia đình sau khi vay nên khơng sử dụng đúng mục đích vay vốn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

• Thiếu thơng tin liên quan đến khách hàng khi xét duyệt vay vốn: vấn đề thơng tin khơng đầy đủ và chân thật về khách hàng là vấn đề khĩ khăn.

2.4 Đánh giá chung về hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua đối với việc phịng ngừa rủi ro tín dụng đối với việc phịng ngừa rủi ro tín dụng

2.4.1 Thành cơng

Ngay từ những ngày đầu thành lập, MSB-Hồ Chí minh đã cĩ được nền tảng

khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn như hàng hải, bưu chính viễn thơng…Bên cạnh đĩ, với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư cơng nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đồn kết nội bộ, trong điều kiện ngành Ngân hàng cĩ những bước phát triển mạnh mẽ và mơi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động tín dụng trong thời gian qua của MSB-Hồ Chí Minh đã cĩ những bước phát triển nhanh, được thể hiện qua các thành quả đạt được cụ thể như sau:

• Trong giai đoạn 2007-2009, chi nhánh đã bằng nhiều biện pháp tích cực và các giải pháp đúng đắn nhằm đẩy mạnh cơng tác huy động vốn thơng qua các hình thức như tiếp thị, chính sách lãi suất linh động, đa dạng hĩa các hình thức huy động…Vì vậy nguồn vốn chi nhánh huy động tăng khá cao: Tổng nguồn vốn huy động được tính đến 31/12/2009 là 2629 tỷ đồng, tăng 1603 tỷ đồng ( tức là tăng gấp 2,56 lần ) so với năm 2007. Với tốc độ tăng trưởng trên đã khẳng định vị thế của Ngân hàng trên thị trường liên Ngân hàng Việt Nam và cũng đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp của chiến lược phát triển MSB-Hồ Chí Minh trở thành một NHTM đa năng trên thị trường tài chính và tiền tệ. Lợi thế huy động vốn nêu trên đã tạo điều kiện cho Ngân hàng tái đầu tư vào thị trường tiền tệ và tài chính một cách an tồn và hiệu quả, tạo thêm nguồn thu lợi nhuận lớn cho các cổ đơng.

• Tổng tài sản tính đến 31/12/2009 là 4272 tỷ đồng, tăng 3126 tỷ đồng ( tức là tăng gấp 3,73 lần ) so với năm 2007.

• Dư nợ cho vay đang luân chuyển 31/12/2009 là 4082 tỷ đồng, tăng 3075 tỷ đồng ( tức là tăng 4,05 lần ) so với năm 2007.

• Lợi nhuận tăng trưởng tốt, năm sau cao hơn năm trước: Lợi nhuận trước thuế năm 2009 đạt 29871 tỷ đồng, tăng gấp 3,29 lần so với năm 2007,( năm 2007 lợi nhuận trước thuế chỉ đạt được 9086 tỷ đồng ).

• Trước đây, chi nhánh phục vụ chủ yếu cho kinh tế quốc doanh, nay đã mở rộng phạm vi hoạt động với kinh tế ngồi quốc doanh

• Cơng tác thu hồi nợ quá hạn được chú trọng đúng mức, từ đĩ chi nhánh cĩ thêm nguồn vốn để cho vay. Ngồi ra, chi nhánh cịn thường xuyên nhắc nhở khách hàng về các khoản nợ sắp đến hạn, kiên quyết đưa ra cơ quan chức năng yêu cầu giải quyết đối với trường hợp khách hàng cố ý kéo dài khơng thanh tốn nợ. Thành lập Hội đồng tín dụng đề tư vấn cho giám đốc trong hoạt động tín dụng, chú trọng hơn đến việc phân tích, thẩm định các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Do đĩ, nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ.

Tĩm lại, ban lãnh đạo đã tiến hành phân cơng, phân nhiệm rõ ràng trong cơng việc, luơn phối hợp chặt chẽ và thống nhất trong chỉ đạo. Đồng thời chi nhánh đã từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng nâng dần tỷ trọng vốn trung dài hạn, phát triển cho vay tiêu dùng đối với hộ gia đình, cá nhân..Do vậy mà hoạt động tín dụng của chi nhánh luơn thơng suốt, khơng bị ách tắc.

2.4.2 Khĩ khăn tồn tại

• Mặc dù nguồn vốn đã tăng trưởng khá cao nhưng vẫn cịn thấp so với định hướng của MSB

• Tình hình huy động vốn hiện nay gặp nhiều khĩ khăn nhất là huy động vốn từ khu vực dân cư

• Nhìn chung tuy hoạt động tín dụng của MSB-Hồ Chí Minh là khá tốt với nợ xấu và nợ quá hạn chiếm tỷ trọng thấp nhưng ro khi lãi suất của thị trường thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.

• Ngân hàng vẫn phải chạy đua về lãi suất huy động để thu hút nguồn tiền gởi về phía mình.

• Quá trình thẩm định tài sản đảm bảo cịn gặp nhiều khĩ khăn.

• Một số cán bộ, cơng nhân viên cịn thụ động, chưa phát huy hết khả năng của mình để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

• Các dịch vụ hiện đại chưa nhiều, một số dịch vụ của chi nhánh đã triển khai nhưng tiện ích của nĩ cịn kém so với một số ngân hàng thương mại khác.

• Chi nhánh chưa đưa ra được nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, hấp dẫn để thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiền gởi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.3 Nguyên nhân

• Năm 2008, trước bối cảnh lạm phát tăng cao, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm khống chế mức cung tiền như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11%, tăng lãi suất cơ bản, phát hành tín phiếu bắt buộc. Những biện pháp này ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản, mức độ rủi ro cũng như khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng.

• Mặc dù lãi suất huy động tăng cao nhưng tốc độ huy động vốn của các ngân hàng vẫn đang chậm lại. Đây là nguyên nhân làm cho nguồn vốn tăng khá cao nhưng vẫn cịn thấp so với định hướng của Ngân hàng đề ra. Điều này dẫn đến căng thẳng nguồn vốn và thanh khoản cục bộ ở Ngân hàng.

• Năm 2009 mặc dù lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh ở mức 7%, lãi suất cho vay và huy động cũng ổn định trở lại nhưng suy thối kinh tế nặng nề khiến cho Ngân hàng vẫn gặp nhiều khĩ khăn trong hoạt động cho vay và huy động vốn từ khu vực dân cư.

• Tại các Ngân hàng thường cĩ sự chênh lệch kỳ hạn tái định giá giữa tài sản nợ và tài sản cĩ. Do đĩ, khi mức lãi suất trên thị trường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu từ các tài sản sinh lời cũng như những chi phí từ huy động vốn, từ đĩ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.

• Các NHTM luơn trong tình trạng chạy đua về lãi suất nhằm hút tiền gởi tạo nên cuộc đua lãi suất và làm tăng nguy cơ rủi ro lãi suất trong hệ thống Ngân hàng. Hiện tại, NHNN vẫn duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7% /năm, do đĩ mức lãi suất trần cho vay vẫn là 10,5%, điều này gây khĩ khăn khơng nhỏ đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và Ngân hàng vẫn phải chạy đua về lãi suất huy động để thu hút nguồn tiền gởi về phía mình.

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHỊNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI – CHI

NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH

3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển của MSB-Hồ Chí Minh

Với mục tiêu phát triển trở thành ngân hàng cĩ uy tín, chất lượng hàng đầu trong hệ thống NHTMCP Việt Nam, MSB - Hồ Chí Minh đề ra những định hướng như sau:

• Xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng….cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng rất nhanh trong những năm tới bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu và từ lợi nhuận để lại.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải-Chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 27)