(Trích nguồn số liệu từ Báo cáo nghị quyết Đảng bộ thành phố lần thứ XIV và Báo cáo quy hoạh tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội thành phố Tuy Hòa đến năm 2020)
a) Khu vực kinh tế Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp (viết tắt là TTCN) trên địa bàn tiếp tục phát triển đạt mức tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất Công nghiệp – TTCN bình quân hàng năm đạt 1.173,5 tỷ (theo giá cố định năm 1994), tăng 18,1%/ năm, đưa tỷ trọng ngành công nghiệp-TTCN lên 26,84% trong cơ cấu GDP năm 2015. Số lượng, quy mô các cơ sở sản xuất ngày càng tăng, từ 338 cơ sở (năm 2010) tăng 708 cơ sở năm 2014 đã giải quyết được 11.247 lao động (tăng 5.647 lao động so với năm 20010), chiếm 23,7% lao động trong thành phố [16]. Kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh, góp phần đáng kể trong tăng trưởng kinh tế địa phương. Để phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố đã hình thành điểm công nghiệp Chóp Chài, Đông Tác đã khép kín, khu công nghiệp An Phú và đang quy hoạch các điểm mới. Các cơ sở tư nhân tăng mạnh gần đây ở khu vực phường 9, Bình Kiến,….
b) Khu vực kinh tế Thương mại – dịch vụ
Ngành thương mại – dịch vụ trên địa bàn có bước phát triển cao trong 5 năm qua, đúng hướng là thành phố dịch vụ - công nghiệp - nông, thủy sản, đã được đầu tư xây dựng, mở rộng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chất lượng hoạt động ngày càng cao. Giá trị ngành thương mại dịch vụ tăng bình quân 23,91%, so với Nghị quyết vượt 3,41%; nâng giá trị ngành thương mại – dịch vụ năm 2014 đạt 1.677,7 tỷ đồng (theo giá thực tế), chiếm 44,20% trong cơ cấu GDP. Ngành dịch vụ có bước chuyển biến tích cực, phát triển đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Hàng hóa trên thị trường phong phú, đa dạng, các mặt hàng thiết yếu luôn được đảm bảo, lưu thông hàng hóa được mở rộng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư mua sắm các phương tiện chất lượng cao phục vụ nhu cầu khách hàng như:
c) Khu vực kinh tế Nông – lâm – ngư nghiệp
Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất thường, tình hình dịch bệnh cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp nhưng vẫn duy trì ở mức tăng trưởng khá, nhất là khai thác cá ngừ đại dương. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm (giai đoạn 2010-2014) là 5,1%. Đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ khoa học – công nghệ mới cho nông dân áp dụng vào sản xuất ngày càng nhiều và mang lại hiệu quả cao. Thực hiện đề án phát triển
nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã mang lại hiệu quả bước đầu có tác dụng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tăng cường, huy động nhiều nguồn lực tham gia. Trong 5 năm qua, đã trồng mới được 84 ha rừng tập trung và 915 nghìn cây phân tán; tỷ lệ độ che phủ rừng đảm bảo đạt 43%; thực hiện giao đất, giao rừng cho hộ nông dân, hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch phân 3 loại rừng.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển xã hội, hạ tầng xã hội a) Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số của thành phố Tuy Hòa đến năm 2014 là 157.703người, mật độ dân số
trung bình 1.474 người/km2. Theo tính toán, năm 2010, mức độ đô thị hóa của thành phố
Tuy Hòa là 80,08%, năm 2014 là 80,65%. Điều này phản ánh mức độ đô thị hóa của thành phố có phần gia tăng, mặc dù trong giai đoạn 2010-2014 thành phố có nhiều điều chỉnh về địa giới hành chính như tách phường Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Đông, phường 9; tăng diện tích đất đô thị, giảm diện tích đất nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hiện nay là 1,23%/năm, trong đó: tăng tự nhiên là 1,07%, tăng cơ học 0,16%. Thu nhập và đời sống của nhân dân trong các năm gần đây ngày càng được tăng cao và cải thiện đáng kể. GDP bình quân đầu người tăng từ 9,04 triệu đồng năm 2010 lên đạt 45,0 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4% so với tiêu chí 2006-2010.
3.1.2.3. Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội a) Giáo dục – đào tạo
Giáo dục và đào tạo luôn được xác định là quốc sách hàng đầu, chất lượng dạy và học trong toàn ngành ngày càng được tăng cường; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy được quan tâm đầu tư; xã hội hóa giáo dục có chuyển biến tốt. Mạng lưới trường học phát triển nhanh cả trường công lập và tư thục, phân bố đều ở các địa phương, thuận lợi cho việc đi lại, học tập của học sinh. Quy mô, chất lượng đào tạo ở các trường tiếp tục phát triển. Giữ vững chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS ở 16/16 phường, xã; 11/16 phường, xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục PTTH. Đến năm 2014, thành phố có 68 trường với 837 phòng học, trong đó số trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 39% tổng số. Trên địa bàn thành phố có trường Đại Học Phú Yên, Trường Cao đẳng Sư phạm và Trường Trung học Kinh tế – Kỹ thuật Phú Yên, trường Đại Học Xây Dựng Miền Trung.
b) Y tế
Những năm qua, cơ sở hạ tầng lĩnh vực y tế trên địa bàn thành phố đã có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ và quan trọng như xây dựng mới và nâng cấp nhiều bệnh viện khang trang, hiện đại và đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng với các tiêu chuẩn y tế hiện hành như xây mới và di dời Bệnh viện Đa Khoa trung tâm tỉnh, xây mới Bệnh viện Y Học cổ truyền, nâng cấp Bệnh viện thành phố, xây dựng mới Bệnh viện Mắt, các bệnh viện lao, tâm thần cũng được chuẩn bị đầu tư,…
c) Văn hóa – Thể thao
Nhiều công trình văn hóa có quy mô lớn được đầu tư cải tạo, và xây dựng như: Bảo tàng Phú Yên, Trung tâm văn hóa và triển lãm tỉnh, mở rộng công viên Diên Hồng, xây dựng Quảng trường 1/4, Sân vận động, Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên Tỉnh, Trung tâm TDTT đa năng Thành phố, Câu lạc bộ Phù Đổng, … Ngoài ra, đã xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp 47/76 điểm sinh hoạt văn hóa thôn, khu phố. Các sân thể thao tư nhân với nhiều loại hình hoạt động cũng được đầu tư nâng cấp và phát triển ngày càng nhiều.
d) Khoa học – công nghệ
Hiện nay, mặc dù là trung tâm khoa học công nghệ của tỉnh, nguồn nhân lực khoa học công nghệ của thành phố vẫn còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng. Số người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ còn ít và chủ yếu tập trung ở các trường Đại học, cao đẳng. Đội ngũ chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực then chốt còn mỏng nên chưa góp phần tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đã hình thành mạng lưới các tổ chức khoa học công nghệ làm nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ: Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, Trung tâm thực nghiệm giống cây trồng, vật nuôi, Trung tâm Công nghệ thông tin Phú Yên, Trung tâm giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên, Trung tâm khuyến nông.lâm, ngư Tỉnh, …
đ). An ninh – quốc phòng
Thực hiện tốt Nghị quyết về Quân sự - Quốc phòng địa phương, tăng cường xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Đã quy hoạch dành nhiều đất đai phục vụ xây dựng khu vực phòng thủ cơ bản, liên hoàn, vững chắc, đã xây dựng được 4 công trình chiến đấu phòng không, đang xây dựng khu căn cứ hậu phương theo quy định; điều chỉnh, bổ sung, kế hoạch tác chiến phòng thủ và các kế hoạch sẵn sàng chiến đấu; kế hoạch xây dựng huy động lực lượng dự bị động viên; kế hoạch bảo đảm năm đầu chiến tranh của các cơ quan,
phòng, ban thành phố. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đảm bảo chỉ tiêu tỉnh giao với chất lượng chính trị ngày càng cao. Xây dựng 100% phường, xã vững mạnh về quốc phòng – an ninh; 80% Ban chỉ huy quân sự phường, xã và Cơ quan quân sự thành phố vững mạnh toàn diện.
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Phong trào toàn dân Bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được củng cố và nâng cao chất lượng, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào đấu tranh phòng, chống tội phạm; phong trào xây dựng gia đình, khu phố, thôn, phường, xã, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an toàn về an ninh trật tự được các cơ quan, đơn vị và nhân dân hưởng ứng tích cực.
e) Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật
Trong các năm qua, thành phố đã triển khai thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật của Tỉnh được đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố, dự án cải thiện vệ sinh môi trường, dự án cầu Hùng Vương, …. phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của nhân dân. Thành phố Tuy Hòa tập trung đầy đủ các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không,nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách trong mọi tình huống.
h) Hệ thống thủy lợi, đê kè
Tổng diện tích đất các công trình thủy lợi của thành phố đến năm 2014 là 146,34 ha. Nguồn nước tưới chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống thủy nông Đồng Cam và 29 trạm bơm và giếng đào. Giai đoạn 2010 – 2014 đã làm được 38 tuyến kiên cố hóa kênh mương chiều dài 10.199 m được thực hiện theo phương thức huy động nhân dân đóng góp cùng ngân sách địa phương. Các trạm bơm chủ yếu tập trung tại xã Bình Kiến, Phường 2, Phường 5, Phường 9, Phường Phú Lâm tưới cho khoảng 280ha. Ngoài ra, có trạm bơm Phú Vang tưới cho cánh đồng An Phú và nam Tuy An do công ty thủy nông Đồng Cam quản lý. Đập dâng: gồm đập dâng Tú Toàn, Bến Đình ở Hòa Kiến, tưới khoảng 50ha. Nhìn chung, các công trình thủy lợi: đê, kè đã cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành khác.
i) Hệ thống cấp, thoát nước
Hệ thống cấp nước đô thị được đầu tư từ năm 1990 và tiếp tục nâng cấp, mở
rộng hàng năm, hiện công suất nhà máy nước thành phố đạt 28.000 m3/ngày đêm, có
công nghiệp An Phú, Hòa hiệp và các vùng phụ cận của thành phố và huyện Đông hòa. Tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước sạch là 95% (năm 2007) và trên 97% (năm 2010).
Toàn thành phố hiện có 16km đường cống ngầm có đường kính 400mm – 1.000mm và 10km đường cống có đường kính 1.250mm để thoát nước mưa chảy ra sông Chùa. Một lượng lớn nước mưa còn lại thoát tự nhiên theo lợi thế địa hình xuống các kênh tiêu, đồng ruộng. Nước thải sinh hoạt chưa được xử lý ở các hầm tự hoại, bán tự hoại, tự thấm vào đất hoặc xả vào cống thoát nước mưa, ra mương, ruộng và lạch Bầu Hạ, thành phố đang thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho 9 phường.
k) Hệ thống công viên, cây xanh
Thành phố Tuy Hòa có 11 công viên, diện tích 11,65ha; diện tích hoa, thảm cỏ
10,10ha; đất cây xanh đô thị đạt 8,76m2/người; đất cây xanh công cộng (trong khu dân
dụng) đạt 6,5m2/người; tổng số cây xanh đô thị đang được quản lý, chăm sóc là 16.133
cây xanh khoảng 50 loài cây, công tác chăm sóc cây xanh được duy trì thường xuyên đúng thời vụ, đạt yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ, nghệ thuật. Việc xây dựng công viên Diên Hồng và quảng trường 1/4 là điểm nhấn nổi bật góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị ở khu vực ven biển thành phố, tạo được một không gian lớn để thu hút cộng đồng cho cư dân đô thị cũng như phục vụ cho các dịp lễ hội, trình diễn hoa xuân.
m) Quản lý chất thải rắn, vệ sinh môi trường và nghĩa trang
Mỗi ngày, toàn thành phố được thu gom trên 120 tấn/ngày đêm; tỷ lệ thu gom rác thải, chất thải rắn đạt 90%. Giai đoạn vừa qua trên địa bàn thành phố có nhiều dự án vệ sinh môi trường quan trọng đã được tiến hành như: thực hiện đóng cửa bãi rác Bình Kiến, đã xây dựng bãi rác Thọ Vức để xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Thành phố Tuy Hòa đã thực hiện đóng cửa 5 nghĩa trang cũ trên địa bàn nội thị và đã quy hoạch, xây dựng mới Nghĩa trang Thọ Vức với diện tích 159ha, đã đưa vào sử dụng giai đoạn 1 là 59ha.
n) Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm qua, nền kinh tế- xã hội của thành phố Tuy Hòa đã có những bước tăng trưởng đáng kể và từng bước hội nhập vào nền kinh tế thị trường khu vực, trong nước và quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ- công nghiệp và giảm dần tỷ trọng Nông, lâm, ngư nghiệp. Do vậy, việc dành một quỹ đất hợp lý cho sự phát triển các cơ sở dịch vụ - công nghiệp – dịch vụ là có tính chiến lược. Đồng thời, phải bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích, hiệu quả, giảm thiểu tối đa lấy đất lúa 2 vụ ở vùng có nước tưới chủ động, dành nhiều đất ven đô để
phát triển nông nghiệp đô thị, sản xuất giống, cung cấp sản phẩm cho thành phố và nhiều vùng khác trong, ngoài tỉnh. Ngư nghiệp cũng là một thế mạnh của thành phố Tuy Hòa với lợi thế có hơn 15km bờ biển,có 2 cảng cá, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, do vậy rất cần thiết quy hoạch bố trí các khu đất cho việc phát triển các hoạt động nghề cá, đánh bắt thủy sản và các khu neo đậu tránh trú bão, sửa chữa, đóng mới cho tàu thuyền.
Dự báo đến năm 2020 dân số của thành phố khoảng 224.600 người tăng gần 72.000 người so với năm 2010, và có khả năng tăng cao về cơ học, do vậy nhu cầu sử dụng đất ở sẽ tăng lên, đồng thời các hạ tầng, dịch vụ về xã hội cũng phải tăng lên tương ứng. Đây là vấn đề đáng chú ý trong việc quản lý quy hoạch đất đai. Bên cạnh đó thành phố còn phải đối mặt ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm tăng cao, cần phải dành đất để phát triển các trung tâm xử lý, đảm bảo các tiêu chuẩn về mặt môi trường hướng đến thành phố xanh, thành phố thân thiện môi trường.