Các quy định khác về sử dụng đất công ích

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN lý và sử DỤNG đất CÔNG ÍCH tại THÀNH PHỐ TUY hòa, TỈNH PHÚ yên (Trang 30 - 33)

a) Quy định về thời gian sử dụng đất công ích

Thời gian sử dụng đất, là thời hạn mà người sử dụng có quyền khai thác, sử dụng loại đất, diện tích đất được Nhà nước cho phép sử dụng, được xác định theo từng loại đất, diện tích và phương thức tạo lập. Thời gian sử dụng đất có các loại đất sử dụng ổn định lâu dài, đất sử dụng có thời hạn.

Dưới hình thức tạo lập, đất công ích cũng là loại đất mà Nhà nước giao cho chính quyền của từng xã, phường, thị trấn quản lý, sử dụng, là loại đất đặc biết theo tiêu chí chung của Nhà nước dùng vào các mục đích công ích, nhưng lại không quy định rõ trong danh mục loại đất nào, ổn định lâu dài hay sử dụng có thời hạn. Nhưng mặt khác, khi xét đến hình thức sử dụng dưới dạng hợp đồng thuê đất công ích của hộ gia đình, cá nhân thuê của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì thời hạn sử dụng không còn vô thời hạn nữa. Vào thời gian có hiệu lực của Luật Đất đai năm 1993, thì

không có quy định cụ thể về thời gian sử dụng của đất công ích, mà chỉ chủ yếu dựa vào sự thỏa thuận giữa chủ thể đi thuê và người cho thuê. Cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã và hộ gia đình, cá nhân căn cứ vào nhu cầu và mục đích sử dụng của hộ gia đình, cá nhân khi xin thuê đất, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ quyết định cho thuê đất, thời gian thuê đất có thể là năm năm, mười năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa nếu có nhu cầu sử dụng. Sau đó, tại khoản 7 Điều 1 của Luật sửa đổi bổ sung trong trường hợp này, là không quá năm năm và được áp dụng cho đến hiện nay. Được quy định trong Luật Đất đai năm 2013, giới hạn thời gian sử dụng của đất công ích không quá năm năm, là việc mà Nhà nước muốn khẳng định lại, đây chỉ là một hình thức sử dụng mang tính chất tạm thời của đất công ích, là giải pháp trước mắt để tránh được tình trạng hoang phí đất khi chính quyền chưa có nhu cầu, cũng như chưa có chính sách kịp thời để sử dụng đối với diện tích đất công ích đã được thành lập đó. Cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất công ích chủ yếu là để sản xuất, hoạt động nông nghiệp nên thời hạn năm năm là hợp lý vừa giải quyết được nhu cầu sử dụng đất của người sử dụng vừa tạo nguồn thu cho ngân sách không có tình trạng bỏ đất hoang hóa, có thể coi đây là một quy định phù hợp với thực tế và có hiệu quả cả về công tác quản lý và trong việc sử dụng tốt quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

b) Quy định về diện tích đất công ích được sử dụng

Quy định về diện tích sử dụng đất là việc Nhà nước đặt ra giới hạn cụ thể cho người sử dụng biết để sử dụng đất. Đối với đất công ích vấn đề hạn mức sử dụng đất là không có quy định, mà chỉ được giới hạn tỷ lệ trích ra từ đất sản xuất nông nghiệp của xã, phường, thị trấn. Giới hạn tối đa mà cấp xã được quản lý, sử dụng chỉ là không quá 5% trong tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm và đất dùng nuôi trồng thủy sản mà cấp xã quản lý. Trước đây, khi với hình thức là đất phần trăm, trong quy định của Luật Đất đai năm 1987, tỷ lệ diện tích được lập và sử dụng gấp hai lần so với đất công ích, cụ thể là không quá 10% so với tổng quỹ đất nông nghiệp của địa phương.

Sở dĩ đất công ích được lập với diện tích nhỏ hơn so với đất phần trăm trước kia cũng là một lẽ hiển nhiên, theo sự thay đổi của đất nước và nhu cầu sử dụng đất như hiện nay. Trước kia diện tích đất còn rộng, chưa sử dụng nhiều vào các mục đích công nghiệp hóa, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp làm tiền đề phát triển kinh tế, đặc

biệt là hình thức sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp. Với chính sách “dân giàu nước

mạnh” việc để lại nhiều đất cho hộ gia đình làm nông nhiều đất canh tác, được xem là cơ sở khuyến khích làm giàu, cải thiện đời sống người dân trong hợp tác xã, góp phần phát triển nước nhà. Về sau, khi sự xuất hiện của nhiều hình thức kinh tế khác nhau, với công nghiệp, khoa học kỹ thuật, là nhưng ngành nghề không giữ vai trò chủ chối đối với một nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp như Việt Nam, như cũng thể

hiện được vai trò đưa đất nước lên tầm phát triển mới, các hoạt động thực tiễn diễn ra trong lĩnh vực phi nông nghiệp càng nhiều, càng đem lại nhiều lợi ích kinh tế thì đỏi hỏi nhiều hơn diện tích đất sử dụng, vì đất là tư liệu sản xuất quan trọng. Thu hẹp diện tích đất 10% làm kinh tế hộ gia đình là cách giải quyết tốt cho nhu cầu sử dụng đất, suy cho cùng đây cũng chỉ là tiêu chí nhằm thúc đẩy làm giàu cho đất nước, thì việc nào có lợi hơn thì nên tập trung đầu tư, bên cạnh đó vẫn giữ lại 5% tuy mục đích sử dụng có khác hơn so với đất làm kinh tế hộ gia đình không còn thuần túy là chỉ phục vụ sản xuất nông nghiệp, mà đưa vào xây dựng các công trình công ích, nhưng vẫn giữ lại được một diện tích đất nông nghiệp theo tên gọi cho xã. Tạo sự cân đối giữa đất nông nghiệp và phi nông nghiệp.

c) Quy định về giá đất khi hộ gia đình, cá nhân thuê đất công ích

Giá đất, hay giá quyền sử dụng đất, là số tiền tính trên trên một đơn vị diện tích đất, do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong một giao dịch về quyền sử dụng đất. Được khái quát như trên, tuy nhiên trong việc sử dụng đất công ích, do là hình thức thuê đất từ chính quyền cấp xã, nên giá thuê được xác định theo một cơ chế riêng. Như đã được khẳng định từ đầu, đất công ích là loại đất khi tiến hành khai thác, canh tác, các chủ thể sử dụng không phải trả tiền sử dụng đất theo quy định chung về tiền sử dụng đất của pháp luật đất đai, cho dù đó là Ủy ban nhân dân hay các đối tượng đi thuê diện tích đất này. Theo đó, trong việc xác định giá đất cho đất công ích, chỉ đơn thuần là tìm hiểu giá mà Ủy ban nhân dân đưa ra cho hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu thuê đất công ích. Khác với các hợp đồng thuê các loại đất khác của Nhà nước, giá tiền thuê đất công ích sẽ không xác định căn cứ vào khung giá của Chính phủ mà các chủ thể đi thuê sẽ dựa vào kết quả đấu giá, đấu thầu sự án có sử dụng đất được Ủy ban nhân dân tổ chức, theo đó có thể thấy rằng giá đất công ích khi cho thuê là khoản tiền mà người sử dụng phải trả theo giá đã trúng đấu giá.

Tiền thuê đất công ích: khác với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là khoản mà người sử dụng đất phải trả khi khai thác diện tích đất thuê, hai loại nghĩa vụ tài chính này được phân riêng, là bởi vì nó phát sinh từ hay hình thức tạo lập đất khác nhay, tiền sử dụng đất được trả khi chủ thể sử dụng đất được Nhà nước giao. Tiền thuê đất sẽ giống với tên gọi là khoản tiền người sử dụng phải trả cho hoạt động thuê đất của mình, đối với đất công ích đây là loại đất do Ủy ban nhân dân cho người dân trong xã thuê để sản xuất nông nghiệp, tiền thuê đất là một nghĩa vụ tài chính bắt buộc mà người đi thuê đất phải trả cho Ủy ban nhân dân ngay sau khi ký xong hợp đồng thuê đất. Giá đất công ích cho thuê được xác định với hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất nên giá thuê được xác định căn cứ vào giá đấu thầu như đã để cập trong phần quy định về giá đất công ích khi cho thuê. Việc xác định hình thức mà người sử dụng trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định chung thì có

nhiều lựa chon khác nhau, tùy theo đối tượng và loại đất sử dụng mà có thể lựa chọn trả trước cho nhiều năm, trả trước tất cả thời gian sử dụng hoặc trả theo từng năm. Đối với đất công ích, khi trả tiền thuê đất tuy không quy định cụ thể, như theo nguyên tắc chung khi hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất với hình thức thuê thì không được lựa chọn mà theo luật định là trả tiền thuê đất hàng năm. Thêm nữa tính chất của hợp đồng thuê đất công ích chỉ là tạm thời với thời gian thuê không quá năm năm và diện tích thuê thường không lớn, nên việc trả tiền thuê đất có thể sẽ được thanh toán từng năm khi ký xong hợp đồng thuê.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN lý và sử DỤNG đất CÔNG ÍCH tại THÀNH PHỐ TUY hòa, TỈNH PHÚ yên (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w