Các yêu cầu kỹ thuật đối với trạm RSU

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG CHUYÊN DỤNG tầm gần DSRC và ỨNG DỤNG TRONG hệ THỐNG ITS (Trang 43 - 48)

a. Công suất bức xạ đẳng hƣớng tƣơng đƣơng

Định nghĩa: Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương EIRP được định nghĩa là công suất đỉnh của máy phát và được xác định theo thủ tục ở quy chuần tương ứng.

Giới hạn: Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương EIRP của máy phát trong điều kiện đo kiểm bình thường không vượt quá 2W với thiết bị tốc độ thấp và 8W với thiết bị tốc độ cao.

b. Sai tần số

Định nghĩa: Sai số tần số của RSU là sự khác nhau giữa tần số sóng mang không điều chế và tần số danh định được lựa chọn cho phép đo.

Giới hạn: sai số tần số trong điều kiện đo kiểm bình thường không được vượt quá 5ppm với thiết bị tốc thấp và 200ppm với thiết bị tốc độ cao.

c. Mặt nạ phổ

Định nghĩa: mặt lạ phổ của máy phát RSU là mật độ công suất bức xạ xung quanh tần số sóng mang do máy phát có điều chế gây ra. Khoảng cách sử dụng giữa các RSU được xác định bới suy hao mặt lạ phổ.

Giới hạn: Giới hạn mặt lạ phổ máy phát trong điều kiện đo kiểm bình thường không được vượt quá các giá trị cho trong bảng dưới:

Bảng 2.6 Các giới hạn mặt nạ phổ.

Thiết bị tốc độ thấp Không điều chế Điều chế

FTX (1MHz 2MHz) -29 dBm -39 dBm

FTX (2MHz 4MHz) -59 dBm

FTX (2MHz 14MHz) -49 dBm

Các kênh cận kề -49 dBm -59 dBm

Thiết bị tốc độ cao Không điều chế Điều chế

FTX (3MHz 14MHz) -49dBm

FTX (3MHz 8MHz) -29 dBm

d. Phát xạ giả

Định nghĩa: Phát xạ giả là phát xạ tại các tần số khác với tần số sóng mang.

Giới hạn: Công suất phát xạ không được vượt quá các giá trị cho trong bảng sau:

Bảng 2.7 Giới hạn cho phát xạ giả dẫn và phát xạ bức xạ.

Chế độ của máy phát 47MHz 74MHz 87,5MHz 118MHz 174MHz 230MHz 470MHz 862MHZ Với các tần số khác 1000 MHz Với các tần số khác 1000 MHz, ngoài băng tần đƣợc ấn định Hoạt động 4 nW 250 nW 1 Chờ 2nW 2 nW 20 nW e. Độ nhạy thu

Định nghĩa: Độ nhạy thu là công suất, tính theo dBm, được tạo ra bởi một sóng mang tại tần số danh định của máy thu, được điều chế với tín hiệu đo thử, tín hiệu này, không có nhiễu, sau khi giải điều chế sẽ cho một tín hiệu dữ liệu có tỉ lệ lỗi bit xác định hoặc tỉ lệ bản tin thành công xác định.

Giới hạn: Trong điều kiện đo kiểm bình thường độ nhạy thu không được vượt quá giới hạn độ nhạy công bố của nhà sản xuất (với thiết bị tốc độ thấp), hay không được vượt quá -92 dBm (với thiết bị tốc độ cao).

g. Lỗi khi các tín hiệu đầu vào mong muốn ở mức cao

Định nghĩa: Thông số đo này xác định khả năng của máy thu trong việc nhận các tín hiệu từ mức độ nhạy tới mức tín hiệu cao.

Giới hạn: Trong điều kiện đo kiểm bình thường là một trong các trường hợp sau:

Khi máy phát tín hiệu phát ở mức +6 dB trên mức độ nhạy được công bố, tỉ lệ lỗi bit phải nhỏ hơn . Khi máy phát tín hiộu ở mức -50 dBm, tỉ lệ lỗi bit phải nhỏ hơn

- Đối với phép đo sử dụng các bản tin

Khi máy phát tín hiệu ờ mức +6 dB trên mức độ nhạy được công bố, ti lệ bản tin thành công phải lớn hơn 80%. Khi máy phát tín hiệu ở mức -50 dBm, số lỗi xuất hiện phải nhỏ hơn 2 lỗi.

h. Mức suy giảm chất lƣợng

- Loại bỏ cùng kênh

Định nghĩa: Loại bỏ cùng kênh là khả năng của máy thu, thu tín hiệu được điều chế mong muốn tại tần số danh định mà không bị suy giảm quá một ngưỡng cho trước do sự có mặt của tín hiệu được điều chế không mong muốn tại tần số danh định của máy thu..

Giới hạn: Mức loại bỏ cùng kênh trong điều kiện đo bình thường phải nhỏ hơn giới hạn trong bảng sau:

Bảng 2.8 Các giới hạn mức loại bỏ cùng kênh với thiết bị tốc độ thấp

+ Độ chọn lọc kênh kề

Định nghĩa: Độ chọn lọc kênh kề là khả năng của máy thu thu tín hiệu được điều chế mong muốn tại tần số danh định mà không bị suy giảm quá một ngưỡng cho trước do sự có mặt của tín hiệu được điều chế không mong muốn trong kênh lân cận.

Giới hạn: Độ chọn lọc kênh kề trong điều kiện đo bình thường phải lớn hơn các giới hạn cho trong Bảng

Bảng 2.10 Giới hạn độ chọn lọc kênh kề với thiết bị tốc độ thấp

Bảng 2.11 Giới hạn độ chọn lọc kênh kề với thiết bị tốc độ cao

- Loại bỏ đáp ứng giả

Định nghĩa: Loại bỏ đáp ứng giả là sự đo khả năng của máy thu để thu một tín hiệu đã điều chế mong muốn nhưng không vượt quá mức suy giảm do sự xuất hiện của một tín hiệu đã điều chế không mong muốn ờ bất kỳ tần số nào ngoài dải chặn của tần số máy phát ± 5MHz (với thiết bị tốc độ thấp) hay ± 15MHz (với thiết bị tốc độ cao).

Giới hạn: Giá trị đo được của chỉ tiêu loại bỏ đáp ứng giả trong điều kiện đo bình thường phải > -30dBm.

- Loại bỏ đáp ứng xuyên điều chế

Định nghĩa: Loại bỏ đáp ứng xuyên điều chế là khả năng của máy thu, thu một tín hiệu được điều chế mong muốn tại tần số danh định mà không bị suy giảm quá một ngường cho trước do sự có mặt của nhiều tín hiệu không mong muốn có quan hệ tần số xác định với tần số tín hiệu mong muốn.

Giới hạn: Giá trị đo được của chỉ tiêu loại bỏ đáp ứng xuyên điều chế trong điều kiện đo kiểm bình thường phải lớn hơn -25dBm.

2.1.4.2. Yêu cầu về chức năng

Thiết bị cần có khả năng thực hiện giao tiếp với OBU bằng sóng vô tuyến. Hệ thống cần có khả năng thực hiện đồng bộ thời gian với “máy chủ giám sát điều khiển” khi khởi động. Thiết bị cần có khả năng hoạt động liên tục 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm, ngoại trừ thời gian thực hiện công việc bảo dưỡng và sửa chữa.

2.1.4.3. Yêu cầu về cấu tạo

Thiết bị cần có cấu tạo, hình dáng, kích thước, trọng lượng và độ chắc chắn phù hợp, cần được bảo vệ bằng các biện pháp đề phòng bão lớn, hỏa hoạn, động đất, bão cát và sét đánh, cần được bảo vệ bằng các biện pháp đề phòng nước, han rỉ, bụi, nước mặn nếu được lắp đặt ngoài

trời. Thiết bị cần được bảo vệ bằng các biện pháp để tránh bị can nhiễu từ các thiết bị điện tử khác. Hộp bảo vệ của thiết bị cần có có cấu tạo phù hợp để không bị mở ra dễ dàng và nắp hộp cần có khoá. Hộp bảo vệ thiết bị cần có khả năng hấp thụ nhiệt độ sản sinh từ thiết bị bên trong và từ bức xạ mặt trời.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG CHUYÊN DỤNG tầm gần DSRC và ỨNG DỤNG TRONG hệ THỐNG ITS (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)