Kiến trúc chức năng, trạm và các phân hệ trong hệ thống ITS

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG CHUYÊN DỤNG tầm gần DSRC và ỨNG DỤNG TRONG hệ THỐNG ITS (Trang 73)

3.1.3.1 Kiến trúc chức năng hệ thống giao thông thông minh ITS

Kiến trúc chức năng của hệ thống giao thông thông minh với mạng nội bộ các trạm ITS được đưa ra trên Hình 3.1

Hình 3.1 Kiến trúc chức năng ITS.

Các khối chức năng chính của ITS được sử dụng theo chuẩn của ETSI để xây dựng hệ thống giao thông thông minh, chính là các trạm ITS. Kiến trúc chức năng của trạm ITS được đưa ra trên Hình 3.1. Trong tài liệu ETSI 302 665 kiến trúc chức năng trạm ITS được xem xét theo 4 lớp sau:

- Lớp truy nhập

- Lớp mạng và truyền tải - Lớp chức năng

Hình 3.2 Mô hình kiến trúc chức năng trạm ITS.

Lớp truy nhập bao gồm lớp vật lý và lớp dữ liệu của mô hình OSI. Lớp mạng và giao vận có quan hệ tương ứng với lớp 3 và lớp 4 của mô hình OSI, còn lớp chức năng và lớp ứng dụng bao trùm các lớp còn lại của mô hình OSI cho đến hết lớp 7. Trong kiến trúc chức năng trên Hình 3.2 đã bổ sung vào 4 lớp trên hai khối chức năng chúng cho tất cả các lớp đó là: khối an toàn và bảo mật, khối quản lý.

Lớp truy nhập trong các trạm ITS bao gồm các giao diện trong và ngoài. Các giao diện ngoài gồm có: các giao diện với mạng 2G/3G/4G, các giao diện với hệ thống định vị GPS… Các giao diện trong gồm có: các giao diện kết nối với mạng ô tô mà được tạo bởi nhà sản xuất, giao diện người - máy với lái xe.

Lớp mạng và truyền tải gồm các giao thức TCP/IP cũng như các giao thức mới ITS. Trong thành phần của các giao thức mạng khuyến nghị sử dụng IPv6 với chức năng di dộng mở rộng và giao thức GeoNetworking. Giao thức mạng địa lý dùng để xác định tọa độ địa lý của xe trong vùng phục vụ của hệ thống giao thông thông minh cụ thể. Khi xuất hiện xe trong vùng ITS cụ thể, địa chỉ được gắn cho nó và được giữ suốt khoảng thời gian mà xe lưu lại trong vùng đó. Tương tác với giao thức IPv6 cho phép truyền vào phân hệ

Ứng dụng Chức năng Mạng và truyền tải Mạng truy nhập Qu ản An toàn và b ảo m ật

ITS hoặc vào mạng sử dụng chung thông tin cần thiết cả về vị trí xe cũng như thông tin khác về tình trạng hiện thời của xe, các dịch vụ yêu cầu Cần nhấn mạnh rằng, không tính đến tương tác trực tiếp của các giao thức mạng địa lý và IPv4. Tính tương thích với các mạng IPv4 được đảm bảo bởi mạng IPv6.

Ở lớp tiếp theo hình thành 3 nhóm ứng dụng an toàn tuyến, hiệu quả quản lý lưu lượng tuyến và các ứng dụng khác. An toàn tuyến bao gồm tường lửa Firewall và các hệ thống cảnh báo lặp lại. Đồng thời sử dụng quản lý thống nhất, các khóa - đường hầm, các thủ tục nhận dạng và quyền sử dụng, quản lý dữ liệu người sử dụng. Nhận thấy rằng, người sử dụng hiện nay theo quy định được coi là một cặp xe và người lái. Trong kiến trúc ITS còn có cơ sở dữ liệu thông tin mà được sử dụng trong việc quản lý các trạm, các ứng dụng, cũng như khi cần thiết tương tác giữa các lớp.

3.1.3.2 Các phƣơng thức truyền thông trong ITS

a. Phƣơng thức truyền thông phƣơng tiện tới phƣơng tiện V2V

Để có thể trao đổi thông tin trực tiếp giữa các phương tiện với nhau, từng phương tiện phải có khả năng phát hiện các phương tiện khác trong khu vực xung quanh phương tiện và có thể tính toán được tình trạng giao thông hiện tại thông qua các thông tin thu thập được. Những chiếc xe như thế có thể cảnh báo tới lái xe nếu cần thiết như là trong trường hợp có các nguy hiểm bất ngờ như là khả năng xảy ra va chạm với xe khác hay là có vật cản trên đường. Kết nối phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cao nhất như là thông tin phải được truyền với độ tin cậy cao và thời gian trễ ngắn trong điều kiện biến động và bất lợi của môi trường.

b. Phƣơng thức truyền thông phƣơng tiện tới đƣờng V2R

Đây là phương thức trao đổi thông tin giữa các phương tiện đi trên đường với con đường mà phương tiện đó đi qua. Một trong những việc quan trọng đó là đó là đo lưu lượng giao thông trên con đường. Để đo được ta sử dụng hệ thống phát hiện phương tiện VDS. Hệ thống phát hiện phương tiện

được cài đặt để đo đạc các thông lưu lượng giao thông ở từng đoạn đường cũng như sẵn sàng cung cấp các điểm kết nối cho các phương tiện chạy trên đoạn đường đó. Dữ liệu thu thập được được dùng để xác định tình trạng giao thông và phát hiện tai nạn xảy ra. Các tham số của giao thông sẽ được ghi lại vào trong cơ sở dữ liệu để tiện cho việc sử dụng lại sau này. VDS bao gồm các trạm thiết bị được lắp đặt dọc đường và bộ xử lý thông tin thu thập được ở trung tâm điều khiển.Thiết bị phải đủ lớn để có thể chứa được bộ cảm biến phát hiện xe, bộ tiền xử lý dữ liệu và các thiết bị số liên quan.Hệ thống truyền phát số sẽ kết nối các trạm này với trung tâm điều khiển. Phương thức truyền thông từ đường đến trung tâm hạ tầng V2I. Trung tâm hạ tầng của hệ thống giao thông thông minh, là hệ thống máy chủ. Để hệ thống ITS có thể hoạt động đảm bảo đầy đủ các chức năng mong muốn thì cần rất nhiều các hệ thống con thành phần. Một vài hệ thống con cần thiết phải phối hợp và trao đổi dữ liệu với nhau, một vài hệ thống con có thể tự vận hành mà không cần bất cứ trao đổi dữ liệu nào với các hệ thống khác. Hệ thống máy chủ trung tâm sẻ quản lý toàn bộ hệ thống và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống một cách khoa học nhất để mỗi hệ thống có thể đạt được hiệu năng lớn nhất để thực hiện chức năng của nó và từ đó đạt được mục tiêu của toàn bộ hệ thống. Các chức năng chính của hệ thống máy chủ trung tâm: Quản lý cấu hình của toàn bộ hệ thống, cập nhật dữ liệu bằng tay, quản lý cơ sở dữ liệu, giao tiếp với con người thông qua màn hình, ghi lại các hoạt động của hệ thống và các lỗi.

3.1.3.3 Phân hệ phƣơng tiện

Phân hệ ITS thuộc xe đưa ra trên Hình 3.3. Nó gồm một trạm ITS trong thành phần cổng ITS, máy chủ ITS và bộ định tuyến ITS. Cổng ITS đảm bảo tương tác với mạng nội bộ của xe, được tạo bởi nhà sản xuất. Trên Hình 3.3 cũng miêu tả thiết bị ECU, đảm bảo thu thập thông tin từ các nút khác nhau

của xe. Phân hệ trung tâm gồm trạm trung tâm ITS và các phương tiện chuẩn hóa trung tâm để đảm bảo an toàn trên tuyến và quản lý lưu lượng.

Hình 3.3 Kiến trúc ITS của phân hệ phương tiện.

Kiến trúc phân hệ ven đường được vẽ trên hình 3.4. ITS mạng bên đường gồm nút cổng ITS, máy chủ ITS, bộ định tuyến ITS và bộ định biên ITS. Cổng ITS đảm bảo tương tác ITS với các phần tử mạng bên đường được chia tách riêng, cũng như các vòng cảm ứng, bảng với các thông tin được cập nhật. Bộ định biên chia tách phần miền hệ thống con bên đường ITS với các phần miền khác của mạng. Bộ định tuyến ITS cùng với bộ định biên đảm bảo tương tác trạm ITS với các mạng khác

Cổng ITS Host ITS Bộ định tuyến

ITS

ECU ECU

Mạng trong xe

Hình 3.4 Kiến trúc ITS phân hệ ven đường

3.1.4 Các ứng dụng của hệ thống ITS

Hệ thống giao thông thông minh có rất nhiều ứng dụng và dịch vụ trong thực tế. Dưới đây là những ứng dụng của một số dịch vụ phổ biến được miêu tả mục đích sử dụng và nguyên lý làm việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.4.1 Thông tin hành khách a. Thông tin thực đa chức năng a. Thông tin thực đa chức năng

Được sử dụng cho hệ thống giao thông đô thị, đường ô-tô liên tỉnh và đường cao tốc.

Mục đích: Trợ giúp du khách đưa ra những lựa chọn thông minh và làm cho giao thông công cộng đáng để chọn hơn. Nơi áp dụng: Hồng Kông, Brisbane, London và Berlin.

Nguyên lý làm việc: Thông tin từ nhiều hệ thống giao thông công cộng được trao đổi với nhau. Chia sẻ lộ trình và thời gian được sử dụng để lên kế hoạch cho các chuyến đi qua nhiều loại hình vận tải. Thông tin thời gian thực được chia sẻ ở các điểm kết nối và được hiển thị cho hành khách. Mỗi hệ

Cổng mạng bên đƣờng

Host ITS Bộ định tuyến

ITS Bộ định biên VMS Giám sát xe chạy

thống có thể thu thập thông tin khác nhau bằng các công nghệ khác nhau nhưng thông tin được chia sẻ theo một phương thức chung [3].

Hình 3.5 Thông tin đa chức năng

b. Thông tin thời gian thực

Được sử dụng trong giao thông đô thị

Mục đích: Thông tin hành khách thời gian thực được thiết kế để tăng mức sử dụng giao thông công cộng bằng cách tăng sự tin cậy của dịch vụ. Nơi áp dụng: Singapore, Brisbane, Strasbourg, London và nhiều thành phố khác.

Hình 3.6 Thông tin thời gian thực

Nguyên lý làm việc: Xe bus sử dụng GPS và đồng hồ công tơ mét để xác định vị trí của chúng dọc theo chuyến đi. Thông tin về vị trí được truyền trở lại một hệ thống xử lý trung tâm có sử dụng kết nối không dây ví dụ như GPRS. Hệ thống trung tâm sử dụng vị trí hiện tại cùa xe bus và vị trí nó muốn đến và tính toán xem xe bus đó sẽ đến sớm hay muộn bao nhiêu. Khoảng sớm hay muộn đó được sử dụng để cập nhật dự đoán lúc nào xe sẽ tới những trạm khác dọc tuyến đường. Thời gian tới nơi được hiển thị trên các tín hiệu tin nhắn thay đổi ở các trạm dừng, và có thể được gửi trực tiếp tới hành khách thông qua SMS hay mạng Internet. Để trợ giúp những chuyến xe bus muộn, việc đếm thời gian của tín hiệu kiểm soát giao thông có thể được điều chình theo thời gian thực cho phép 1 chiếc xe bus có thể có thời gian đèn xanh lâu hơn [3].

c. Hệ thống thông tin hành khách tiên tiến

Hệ thống này được sử dụng cho đường cao tốc, đường ô-tô liên tỉnh và trong giao thông đô thị.

Hình 3.7 Hệ thống thông tin hành khách tiên tiến

Mục đích: Mục đích của hệ thống thông tin hành khách tiên tiến là tác động tới hành vi của người lái băng việc cung cấp thông tin về thời gian chuyến đi theo các lựa chọn tuyến đường. Sử dụng thông tin này, người lái xe có thế tránh những nơi tắc nghẽn nặng, giảm ách tắc và giúp sử dụng hiệu quả hơn năng lực cùa các nhánh đường còn lại. Nơi áp dụng: Nhật Bản, châu Âu, Mĩ, một phần cùa châu Á [3].

Nguyên lí hoạt động: Dòng phương tiện trên các nhánh đường được xác định bằng việc sử dụng những vòng kín (ví như cái được sử dụng trong hệ thống kiểm soát tín hiệu giao thông) và thăm dò các phương tiện với thiết bị đầu vào GPS. Hồ sơ di chuyển được phát triển trong thời gian thực và lái xe được khuyên về mức độ ùn tắc trước khi họ đi vào một tuyến đường nào đó. Thông tin được hiển thị theo nhiều

dạng bao gồm tín hiệu tin nhắn thay đổi bên đường, dẫn trực tiếp tới lái xe thông qua công nghệ mạng không dây hoặc là tới lái xe thông qua SMS hoặc Internet.

3.1.4.2 Quản lý giao thông và phƣơng tiện a. Thu phí ùn tắc

Thu phí ùn tắc được áp dụng trong giao thông đô thị

Hình 3.8 Thu phí ùn tắc

Mục đích: Một trạm thu phí sẽ được ứng dụng trên một khu vực để giảm nhu cầu đi lại bằng phương tiện giao thông và giảm ùn tắc. Giao thông công cộng được ưu tiên sử dụng những làn đường miễn phí. Nơi áp dụng: Stockholm, London, Singapore. Công nghệ tương tự cũng đang được sử dụng rộng rãi ỡ nhiều thành phố của Ý và Na Uy.

Nguyên lí làm việc: Người lái xe có ý định đi vào khu vực thu phí nào đó sẽ phải thanh toán trước một khoản phí qua điện thoại, có thể sử dụng Internet hoặc điện thoại di động và tin nhắn SMS. Khi một phương tiện đi vào và đi xung quanh khu vực ùn tắc thì biển số xe sẽ bị đọc bởi một hoặc nhiều

sau đó tài khoản sẽ bị ghi nợ trên mục vào. Nếu không có tiền trong tài khoản, thì việc xử phạt sẽ được ban hành [3].

b. Trung tâm kiểm soát phƣơng tiện

Trung tâm kiểm soát phương tiện được áp dụng ở đường cao tốc, đường ô tô liên tỉnh và giao thông đô thị.

Hình 3.9 Trung tâm kiểm soát phương tiện

Mục đích: Cung cấp một nơi tập trung kiểm soát và theo dõi để quản lý hệ thống giao thông trong thành phố và giảm chi phí của tai nạn trên đường và cùa hệ thống phương tiện giao thông. Nơi áp dụng: Bắc Kinh, London, Madrid, Sydney, Singapore. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên lí làm việc: Trung tâm thường được sử dụng cho việc kiểm soát tín hiệu giao thông, trung tâm kiểm soát giờ còn là một trung tâm phối hợp cho việc di chuyển của phương tiện và dữ liệu đi đường. Trung tâm có thể là nhiều cơ quan về đường bộ, giao thông, giao thông công cộng, cảnh sát, các dịch vụ khẩn cấp, tất cả sử dụng một trung tâm. Một trung tâm kiểm soát hợp nhất hoặc có thể thành lập một số trung tâm chuyên trách với dữ liệu liên kết với nhau. Một trung tâm kiểm soát hợp nhất sẽ chia sẻ dừ liệu thông tin và

kiểm soát từ nhiều hệ thống GPS bao gồm hệ thống kiểm soát phương tiện được lưu trữ trong máy tính được bổ sung bởi CCTV, thông tin được nhận từ quần chúng trong các sự cố, hệ thống thông tin hành khách thời gian thực (RTPI), hệ thống quàn lý giao thông công cộng và vận hành, APIS và camera CCTV sở hữu bởi cảnh sát, phương tiện giao thông, đường có trạm thu phí và các cơ quan khác. Nhân viên phòng kiểm soát phối hợp trường hợp khẩn cấp được yêu cầu và các dịch vụ giao thông đố quản lí sự cố, dòng phương tiện và an toàn. Tín hiệu tin nhắn thay đổi có thể được sử dụng cùng với sóng vô tuyến của các chương trình phát thanh truyền hình và các phương thức truyền thông đại chúng để giữa nơi công cộng vẫn hoạt động tốt [3].

c. Quản lý vận tải hàng hóa

Quản lý vận tải hàng hóa chỉ được sử dụng cho đường ô tô

Hình 3.10 Quản lý vận tải hàng hóa

Mục đích: Nâng cao hiệu quả vận hành của đoàn xe. Nơi áp dụng: Anh, Mỹ, Nhật, Áo, Đức, Thụy Sĩ,và úc.

Nguyên lí làm việc: Phương tiện xác định vị trí của chúng bằng cách sử dụng tín hiệu GPS. Những tín hiệu này được gửi lại bộ phận quản lý xe dưới dạng ký hiệu trên bản đồ. Chương trình phần mềm sẽ lập kế hoạch tuyến đi cho phép chiếc xe tài được đi lệch hướng so với dự kiến lúc đầu bằng những hướng dẫn điện tử được gửi lại người lái xe. Lịch sử vị trí chi tiết có thể được lưu lại phục vụ cho những phân tích sau này. Hệ thống máy tính có thế giám sát tình trạng của phương tiện và báo cáo để giữ lại nếu bất kì sự kiện cụ thể nào đó xảy ra.

3.1.4.3 Thanh toán điện tử a. Thanh toán điện tử a. Thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử được áp dụng cho giao thông công cộng và giao thông đô thị.

Hình 3.11 Thanh toán điện tử

Mục đích: Thẻ thông minh được sử dụng như là một cách chi trả điện tử. Những chiếc thẻ này có thể được nạp tiền ở các điểm thanh toán (các ngân

hàng, cửa hàng nhỏ) hoặc thậm chí qua Internet và sau đó sử dụng để chi trả

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG CHUYÊN DỤNG tầm gần DSRC và ỨNG DỤNG TRONG hệ THỐNG ITS (Trang 73)