Ứng dụng công nghệ DSRC trong cảnh báo va chạm

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG CHUYÊN DỤNG tầm gần DSRC và ỨNG DỤNG TRONG hệ THỐNG ITS (Trang 95 - 99)

Hệ thống cảnh báo va chạm gồm 1RSU được gắn ở trung tâm của ngã tư, các RSU gắn ở bên các làn đường, hệ thống đèn báo giao thông, và các thiết bị gắn trên xe OBU. Trong đó thì các RSU luôn phát ra sóng tạo thành một vùng phủ có bán kính 1000m có thể hỗ trợ cảnh báo sớm cho các xe [6].

Hình 3.19 Cấu trúc hệ thống va chạm sử dụng công nghệ DSRC

Trước tiên vào trường hợp hệ thống giao thống không sử dụng hệ thống cảnh báo va chạm. Khi hệ thống giao thông chỉ sử dụng đèn báo hiệu rất dễ xảy ra va chạm giữa các xe khi một trong các xe không tuân theo tín hiệu đèn giao thông được thể hiện như Hình 3.20.

Hình 3.20 Hệ thống giao thông không dùng cảnh báo va chạm

Tiếp theo là trường hợp hệ thống giao thông có sử dụng cảnh báo va chạm. Giả sử làn của chiếc xe B đang là đèn đỏ, lúc này RSU ở ngã tư phát ra bản tin DSRC ở tất cả làn đường xung quanh ngã tư. Chiếc xe B nhận được cảnh báo từ RSU và phát bản tin trở về RSU và dừng lại trước vạch dừng. RSU nhận được bản tin trở về từ xe B sẽ phát ra bản tin an toàn cho làn xe xe A đi tiếp với đèn tín hiệu làn A xanh, làn B đỏ. Nếu xe B khi nhận được bản tin cảnh báo từ RSU mà không phản hồi lại và đi tiếp thì RSU sẽ phát bản tin cảnh báo cho tất cả các làn xe còn lại để xe A có thể dừng lại, đồng thời đèn tín hiệu các làn xe chuyển sang màu đỏ [5]. Như vậy, xe A và xe B không va chạm với nhau như Hình 3.21.

Hình 3.21 Hệ thống giao thông sử dụng cảnh báo va chạm

Các xe ô tô được gắn thiết bị OBU sử dụng công nghệ truyền thông chuyên dụng tầm gần DSRC để có thể giao tiếp giữa các xe với nhau. Khi xe đứng yên thiết bị gán trên xe ở chế độ chờ. Khi xe bắt đầu chuyển động thiết bị OBU cũng sẽ được kích hoạt và tạo ra khu vực sóng vô tuyến với phạm vi tối đa 300m và tối thiểu là 110m, lúc này thông tin về xe như tốc độ, hướng di chuyển của xe…thông tin định vị xe được cập nhật liên tục và phát ra không gian. Cứ như vậy nhiều thông tin định vị ở các xe khác nhau tạo ra một hệ thống sóng vô tuyến bao phủ toàn tuyến đi ngay cả khi một chiếc xe nào đó trong vùng phủ bị che khuất nhưng những xe khác vẫn có thể biết được thông tin của chiếc xe đó giúp tránh được va chạm xe khi khuất tầm nhìn [5].

Hình 3.22 Mô hình cảnh báo va chạm các xe

Các thiết bị RSU được gán bên lề đường hoặc được gán ở các giao lộ cũng luôn thu phát thông tin của những xe, để đảm bảo giao tiếp giữa các xe và đường tốt hơn. Khi có nguy cơ xảy ra tai nạn hay trong phạm vi thuật toán cảnh báo tai nạn thì các thiết bị OBU tạo ra cảnh báo lặp đi lặp lại bằng âm thanh, và hiển thị biểu tượng cảnh báo trên kính chắn gió của xe để người điều khiển phương tiện có hành động xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG CHUYÊN DỤNG tầm gần DSRC và ỨNG DỤNG TRONG hệ THỐNG ITS (Trang 95 - 99)