2.1.4.1Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây
Trong những năm gần đây,Tổng công ty May 10, đã và đang vươn lên trong mọi hoạt động của mình. Sự phát triển đó được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Bảng 01: Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Dựa vào bảng phân tích trên Bảng 01 ta thấy kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây tăng cao. Đó là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của công ty trong thời gian qua. Công ty tận dụng
những điểm mạnh riêng biệt của mình để có tốc độ phát triển vượt bậc.Năm 2012,lợi nhuận sau thuế là 41,397 trđ, thì năm 2011 là 30,706 trđ,tăng 10,691 trđ, năm 2010 là 20689 trđ,tăng 20712 trđ.
Thông qua Bảng 02 – Bảng phân tích kết quả hoạt động SXKD hai năm
2011-2012, ta có thể nhận thấy một vài điểm về hoạt động SXKD của công ty trong năm 2012:
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng
390,687
tr.đ ứng với tỉ lệ tăng là 26.8%. Đồng thời với sự tăng lên của doanh thu là sự tăng lên của giá vốn hàng bán với tỷ lệ tăng là 27.4%, bên cạnh đó chi phí bán hang,chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính cũng tăng lên trong bối cảnh lạm phát tăng cao và lương cán bộ CNV tăng lên đáng kể.
- Doanh thu tăng lên là điều kiện cần để tăng lợi nhuận của công ty, còn
điều kiện đủ là tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2012 so với năm 2011 tăng 35.3%. Đây là một thành tích đáng kích lệ của công ty trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu suy thoái.
Bảng 03 : Cơ cấu vốn và nguồn vốn năm 2012
Dựa vào số liệu Bảng 03 ta có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty năm vừa qua như sau:
♦ Năm 2012, tổng tài sản cuối năm so với đầu năm tăng 55,294 TRĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 8.46%. Tổng tài sản tăng là do giá trị tài sản dài hạn tăng. Trong đó giá trị tài sản ngắn hạn giảm 9,195 TRĐ tương ứng với tỷ lệ giảm là 2.09% và tài sản dài hạn tăng 64,489TRĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 30.04%. Giá trị tài sản tăng cho thấy trong năm 2011, Công ty đã tích cực đầu tư vào mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là cơ sở để Công ty có thể tăng lượng sản phẩm đầu ra, góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn trong cơ cấu tài sản cuối năm so với đầu năm biến động không đáng kể, có thể coi cơ cấu tài sản của năm trước là hợp lý và Công ty vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu tài sản như cũ.
♦ Năm 2012, Tổng nguồn vốn cuối năm so với đầu năm tăng 52,294 TRĐ tương ứng với tỉ lệ tăng 8.46%. Tổng nguồn vốn tăng là do cả giá trị Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu đều tăng. Trong đó Nợ phải trả tăng 42,957 TRĐ tương ứng với tỉ lệ tăng 8.24% , và Vốn chủ sở hữu tăng 12,337TRĐ tương ứng với tỉ lệ tăng 9.35%. Điều này chứng tỏ trong năm công ty đã tăng cường huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đối với Nợ phải trả số tăng là 42,957 TRĐ,tỷ lệ tăng 8.24%. Nợ phải trả tăng do nợ ngắn hạn tăng là chủ yếu, trong mục nợ ngắn hạn thì mục vay và nợ ngắn hạn có xu hướng giảm còn Phải trả người bán, Phải trả người lao động có xu hướng tăng. Giảm vốn vay ngắn hạn sẽ góp phần giảm bớt áp lực trả nợ, thanh toán lãi vay cho công ty tuy nhiên khoản phải trả người lao động tăng là dấu hiệu không tốt công ty nên sớm khắc phục. Vay và nợ ngắn hạn giảm cùng vay và nợ dài hạn chỉ tăng nhẹ và vốn chủ tăng chứng tỏ công ty đã chú ý tới việc tăng cường ổn định tự chủ tài chính, tạo ra sự ổn định
công ty làm ăn có lãi nên đã bổ sung một lượng vốn lớn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh năm nay.
Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn đầu năm là 79.79%, đến cuối năm giảm xuống còn 79.63%, so với đầu năm giảm 0.16%, tương ứng là sự tăng lên trong tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Điều đó cho thấy công ty đã có được sự cải thiện về mặt tài chính, mặc dù công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ tương đối cao, nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, sự phụ thuộc của công ty vào nguồn vốn vay đã giảm, sự tự chủ trong tài chính của công ty đã được nâng lên.
Trên đây là một vài đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính và những hoạt động chủ yếu của Tổng công ty May 10 trong năm qua. Để có cái nhìn cụ thể và sâu sát với thực tế, ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết về công tác tổ chức, quản lý sử dụng vốn lưu động trong công ty.
2.2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10 2.2.1.Thực trạng vốn lưu động của công ty năm 2012
2.2.1.1 Kết cấu vốn lưu động
Thông qua số liệu trong Bảng 04 ta thấy: Vốn lưu động của công ty hiện có tại thời điểm cuối năm 2012 là
42,9361 trđ, giảm so với đầu năm là 9,195 trđ, tương ứng với tỷ lệ giảm là 8.46 %. Điều đó chứng tỏ đã có sự giảm quy mô sản xuất của công ty trong năm 2012.
Trong cơ cấu vốn lưu động của công ty ta thấy : HTK luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất , đầu năm HTK là 169,992 trđ ,chiếm tỷ lệ là 38.76% ,cuối năm là 157,504 trđ ,chiếm tỷ lệ 36.68% ,giảm so với đầu năm 12,448 trđ. Đây có thể là kết quả của quá trình quản lý hiệu quả và dự trù hợp lý vật tư, hoặc công ty đã có những biện pháp tích cực trong
chuyển vốn trong kinh doanh.
Khoản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu vốn lưu động của công ty là các khoản phải thu ,đầu năm các khoản phải thu là 164,524 trđ chiếm tỷ lệ là 37.51% .thì cuối năm là 152,246 trđ, giảm 2.05%.Ta có thể thấy vốn chiếm dụng là 1 khoản rất lớn trong VLĐ, vốn bị chiếm dụng sẽ gây ứ đọng, có thể gây thiếu hụt vốn cho sản xuất, kinh doanh. Việc giảm khoản mục nợ phải thu cho thấy năm vừa qua công ty đã có chính sách quản lý và thu hồi tốt khoản vốn bị chiếm dụng này.
Tiền và các khoản tương đương tiền cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động.Đầu năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền mới chỉ là 83,362 trđ, chiếm kỷ trọng 19.01% trong tổng vốn lưu động thì đến cuối năm khoản mục này đã có sự tăng lên rất đáng kể, đạt mức 103,619 trđ, chiếm tỷ trọng 24.13%. Trong năm, vốn bằng tiền đã tăng 20257 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 5.12%, chứng tỏ năm vừa qua công ty đã có sự thay đổi rất lớn về vốn bằng tiền.
Khoản mục tiếp theo trong vốn lưu động là các TSNH khác.Đầu năm ,lượng tài sản ngắn hạn ở mức là 17,658 trđ, tới cuối năm là 13,869 trđ,giảm đi 3,789 trđ. Điều đó cho thấy công ty đã không quan tâm đến việc giảm những tài sản ngắn hạn không cần thiết, tiết kiệm vốn lưu động.
Khoản chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tài sản lưu động của công ty là các khoản đầu tư tài chính. Khoản mục này cuối năm so với đầu năm đã giảm 969 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 0.21%.Trong 1 năm kinh tế với nhiều biến động xấu,các khoản đầu tư tài chính như vậy là phù hợp
Ta sẽ xem xét tình hình quản lý, sử dụng vốn bằng tiền của công ty thông qua Bảng 05 – Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty năm 2012
Như ta đã biết, trong năm qua, vốn bằng tiền của công ty có sự tăng lên với tỷ lệ tăng lớn là 24.3% tương ứng với 20,257trđ. Sự tăng lên này chủ yếu là do các khoản tương đương tiền cuối năm so với đầu năm tăng tới 21,991trđ và tỷ trọng tăng từ 0% ở thời điểm đầu năm lên tới 8.63% vào cuối năm. Cụ thể, tiền mặt giảm 1,733trđ với tốc độ giảm 8.63%,còn các khoản tương đương tiền tăng 21,991trđ với tốc độ tăng là 8.63%.
Tuy nhiên, tiền mặt tại quỹ hoàn toàn không có khả năng sinh lãi . Trong khi đó, sức mua của đồng tiền luôn có khuynh hướng giảm do chịu ảnh hưởng của lạm phát. Do vậy, trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt, đồng thời vẫn phải đảm bảo lượng tiền sẵn có cần thiết là mục tiêu quan trọng nhất.
Bảng 05 : Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty năm 2012
Việc tăng dự trữ vốn bằng tiền liệu có thực sự là sự đảm bảo chắc chắn cho khả năng thanh toán của công ty.
Ta sẽ xem xét các hệ số thanh toán có gì thay đổi trong năm vừa qua
Nhìn vào bảng 06 trên ta thấy khả năng thanh toán của công ty về cuối năm đã được đảm bảo hơn so với đầu
năm. Cụ thể:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn : cuối năm 2012 là 1.06 lần, cao hơn thời điểm đầu năm là 1.05 lần. Nghĩa là vào cuối năm, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty có 1.06đồng vốn lưu động để đảm bảo thanh toán. Điều đó cho thấy mức độ an toàn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty.Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như năm 2012,công ty cần chú trọng hơn tới hệ số này.
vậy,khả năng thanh toán nhanh của công ty ở cuối kỳ đã tăng lên so với đầu kỳ.Điều đó cho thấy,công ty đã chú trọng hơn việc đảm bảo khả năng thanh toán.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Đây là chỉ số có mối liên hệ trực tiếp đến vốn bằng tiền của công ty, phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong một thời gian ngắn, gần như tức thời. hệ số này, cuối năm so với đầu năm tăng 0.05lần. Bước sang năm 2012, khi mà khủng hoảng tài chính có nguy cơ lan rộng, việc dự trữ tiền, đảm bảo an toàn tài chính để đối phó với những rủi ro bất thường là rất cần thiết.
Nhìn chung, cùng với sự tăng nhẹ của vốn bằng tiền thì khả năng thanh toán của công ty năm 2012 là khá tốt. Trong thời gian tới công ty cần duy trì và cải thiện hơn nữa khả năng thanh toán của mình nhằm nâng cao uy tín cũng như tránh rủi ro tài chính có thể gặp phải.
2.2.1.3 Tình hình quản lý các khoản phải thu
Khuynh hướng chung của khách hàng khi đi mua hàng là chưa muốn trả tiền ngay, nhất là với các khách
hàng quen thuộc, đã có uy tín lâu năm với công ty. Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp nào cũng phải coi bán chịu là một điều tất yếu. Quản lý nợ phải thu là công tác khá phức tạp và khó khăn trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động. Việc quản lý nợ phải thu không chỉ tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động mà còn tác động đến doanh thu tiêu thụ, khả năng chiếm lĩnh thị trường.
Qua số liệu trên Bảng 07 – Kết cấu các khoản nợ phải thu năm 2012 ta thấy: trong các khoản nợ phải thu thì
khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Tại thời điểm đầu năm 2012, phải thu khách hàng là 153,440 tr.đ, chiếm tỷ trọng 93.3% thì đến cuối năm đã giảm đến 136,116 tr.đ, chiếm tỷ trọng 89.4% tổng nợ phải
ty đã bị chiếm dụng một lượng vốn lớn và chưa có biện pháp hữu hiệu để điều chỉnh và đôn đốc, giám sát khoản phải thu chặt chẽ hơn. Trong tình hình đó, nếu các khoản vay ngắn hạn của công ty lớn sẽ dẫn đến mức độ rủi ro cao, dễ lâm vào tình trạng nợ đọng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Bảng 07 : Kết cấu các khoản phải thu của công ty năm 2012
Bảng số liệu trên cũng cho thấy khoản trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng nợ phải thu ngắn hạn của công ty: cuối năm 2012 khoản trả trước cho người bán là 11,301 tr.đ chiếm tỷ trọng 7.4%, tăng so với đầu năm la 9,328 trđ.Việc tăng các khoản trả trước cho người bán có nghĩa là công ty quan tâm đến nguồn cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo cho việc tăng doanh thu mà nó còn có nghĩa là công ty đã tạo được sự tin tưởng từ phía các nhà cung cấp. Điều này cho thấy công ty đã nâng cao được uy tín tín dụng, cải thiện khả năng thanh toán
Khoản chiếm tỷ trọng khác trong nợ phải thu là Các khoản phải thu khác. Đầu năm 2012, các khoản phải thu khác của công ty là 3,334 tr.đ chiếm 2.1%, đến cuối năm khoản mục này tăng lên là 3,439 tr.đ, ứng với tỷ lệ tăng 0.2%, chiếm 2.3% các khoản nợ phải thu. Như vậy công tác thu hồi các khoản nợ phải thu khác của công ty trong năm vừa qua không tốt. Tỷ trọng các khoản phải thu khác cuối năm là nhỏ (2.3%), không ảnh hưởng quá nhiều đến các khoản phải thu của doanh nghiệp. Mặc dù vậy doanh nghiệp cần làm tốt hơn nữa công tác thu hồi các khoản phải thu khác vì số vốn bị chiếm dụng này so với tổng quy mô vốn lưu động không lớn nhưng ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua bảng 08 ta có thể thấy một sự chênh lệch lớn giữa hai năm 2011-2012 trong tình hình thu hồi nợ của công ty. Vòng quay các khoản phải thu tăng 3,54 vòng, kéo theo sự giảm đi của kỳ thu tiền bình quân từ 44.28 ngày xuống 30.84 ngày. Điều đó là do trong năm qua tốc độ tăng của doanh thu thuần (26.8%) lớn ,trong khi đó các khoản phải thu bình quân trong năm qua giảm. Đó là những sự thay đổi đáng kể, cho thấy công tác quản lý các khoản phải thu của công ty năm 2012 rất tốt. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp khác cùng ngành thì kỳ thu tiền trung bình của công ty vẫn là tương đối ngắn.
Nguyên nhân của việc tăng số vòng quay các khoản phải thu có thể do chính sách bán chịu của công ty. Tuy vậy, công ty cần có những biện pháp tốt hơn để quản lý nợ phải thu, đặc biệt là khoản phải thu khách hàng nhằm rút ngắn thời gian thu hồi nợ cũng như tăng tốc độ luân chuyển nợ phải thu.
Trong nền kinh tế thị trường việc chiếm dụng vốn lẫn nhau của các doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi.
Một doanh nghiệp là người đi chiếm dụng vốn đồng thời cũng là người bị chiếm dụng. Để bù đắp lượng vốn bị chiếm dụng công ty lại đi chiếm dụng vốn. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề chiếm dụng vốn, ta tiến hành xem xét tình hình công nợ trong năm qua. Thực chất là so sánh giữa số vốn công ty bị chiếm dụng và số vốn công ty đi chiếm dụng. Nếu công ty quản lý tốt, có thể tận dụng được khoản vốn chiếm dụng để bù đắp số vốn bị chiếm dụng.
Bảng 09 : Tình hình công nợ năm 2012
Số liệu trên Bảng 09 cho thấy: đầu năm, công nợ phải thu là 164,524 tr.đ, công nợ phải trả là 418,659 tr.đ,
như vậy công ty đã chiếm dụng được số vốn thuần là 254,135 tr.đ. Đến cuối năm công nợ phải thu và công nợ phải