Áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty may 10 (Trang 69 - 71)

Nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro bất thường như: lạm phát, khủng hoảng kinh tế, biến động tỷ giá, thay đổi về cơ chế chính sách....Do đó, để kịp thời đối phó với những biến động đó, công ty cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro:

- Lập quỹ dự phòng tài chính, mua bảo hiểm cho hàng hóa để khi vốn bị hao hụt thì đã có nguồn bù

đắp, khi rủi ro xảy ra sẽ được bồi thường, từ đó hạn chế ảnh hưởng của rủi ro. Việc tham gia bảo hiểm sẽ tạo ra một chỗ dựa vững chắc về kinh tế, giúp công ty có điều kiện liên kết về tài chính để chống đỡ có hiệu quả các rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến vốn lưu động cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh.

định số vốn lưu động hiện có của công ty theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở kiểm kê đánh giá lượng vật tư hàng hóa và đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh cho hợp lý. Những vật tư hàng hóa tồn đọng lâu ngày không sử dụng được do kém, mất phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sản xuất, phải chú trọng giải quyết, phần chênh lệch thiếu hụt phải kịp thời bù lại.

- Để bảo toàn vốn lưu động trong điều kiện lạm phát, khi phân phối lợi nhuận cho các mục đích tích lũy

và tiêu dùng, công ty phải dành lại một phần để bù đắp số vốn hao hụt do lạm phát và trượt giá. Có như vậy mới đảm bảo giá trị hiện tại của vốn

3.2.7Một số biện pháp khác

Ngoài các biện pháp nêu trên, công ty có thể áp dụng một số biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng, nâng cao vị thế của mình trong khuôn khổ luật định và lĩnh vực nghành nghề mà công ty đang hoạt động.

- Tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển và tăng khả năng cạnh tranh. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Trong tình hình mới cần tỉnh táo trong kinh doanh đảm bảo tăng trưởng nhưng tránh được rủi ro.

- Đẩy mạnh phát triển Khoa học kỹ thuật, chuyển mô hình sản xuất hiện tại sang mô hình sản xuất chuyên cụm tại Công ty, tăng cường quản lý lao động, tiếp tục giảm giờ làm, xem việc cải tiến công nghệ và dây chuyền sản xuất như một khâu then chốt trong việc tăng năng suất và phát triển sản xuất với phương châm “chiếm lĩnh thị trường bằng uy tín và chiến thắng bằng chất lượng”

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là đòn bẩy cho chiến lược phát triển chung của công ty. Việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng như thu hút, giữ chân đội ngũ công nhân có tay nghề là hết sức quan

các lớp đào tạo tài chính cho các cán bộ quản lý, bồi dưỡng, khuyến khích sáng tạo của đội ngũ cán bộ kỹ thuật song song với việc có những ràng buộc mạnh hơn nữa với công nhân viên để có cơ sở vững chắc cho việc giữ chân các lao động có tay nghề cao.

- Đẩy mạnh công tác tiết kiệm nguyên, nhiên, phụ liệu, năng lượng và tiết kiệm tiêu dùng. Phấn đấu năm 2013, tiết kiệm chi phí từ 10-15%. Quản lý tài chính tốt và tỉnh táo trước những diễn biến của thị trường tài chính- tiền tệ

- Cải tiến thiết bị sản xuất,hiện đại hóa máy móc, xây dựng mới nhà xưởng.Nâng cao trình độ công nhân sản xuất,trình độ quản lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty may 10 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w