SỰ CÂN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnhtranh trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần Sông Đà 25 (Trang 25 - 29)

TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG

1. Đặc điểm của ngành xây dựng và nhà thầu xây dựng

1.1. Đặc điểm của ngành xây dựng

Với nhiều ngành, quá trình tiêu thụ sản phẩm thường xảy ra sau giai đoạn sản xuất, còn ở ngành xây dựng, đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp, quá trình mua bán lại xảy ra trước lúc bắt đầu giai đoạn thi công xây dựng công trình thông qua việc thương lượng, đấu thầu và ký kết hợp đồng xây dựng. Quá trình này còn tiếp diễn qua các đợt thanh toán trung gian, cho tới khi bàn giao và quyết toán công trình. Thị trường xây dựng công trình là vô cùng rộng lớn và có sức hấp dẫn, song để có thể tìm được chỗ đứng vững chắc và uy tín nhất định, các doanh nghiệp đều phải liên tục đưa ra những phương pháp và đối sách cạnh tranh phù hợp để tồn tại trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt trên thương trường. Với lĩnh xây dựng, do đặc điểm tính chất các công trình xây dựng mà năng lực tài chính là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi xét tuyển hồ sơ dự thầu. Chính vì vậy mà hình thức cạnh tranh chủ yếu và phổ biến của các nhà thầu xây dựng vẫn là cạnh tranh về giá. Bởi đấu thầu là một hoạt động cạnh tranh công bằng và minh bạch, do đó nhà thầu chỉ có thể cạnh tranh với nhau về giá mà thôi. Vì bỏ giá thấp hợp lí là điều kiện tiên quyết đưa nhà thầu đến với thắng lợi trong cuộc cạnh tranh với các nhà thầu khác. Mà để có được giá dự thầu thấp lại không bị lỗ vốn đó là một bài toán nan giải mà chỉ có những nhà thầu có năng lực thực sự mới có thể giải quyết được.

Ngoài ra trong lĩnh vực xây dựng còn có một mục tiêu tối quan trọng nữa mà chủ đầu tư luôn dặt lên hàng đầu đối với các nhà thầu xây dựng đó là tính “hiệu quả”. Hiệu quả cả về mặt tài chính và thời gian. Nghĩa là nhà thầu được chọn sẽ phải đáp ứng được yêu cầu với giá thấp nhất và thời gian thực hiện gói thầu phải đảm bảo để dự án phát huy tác dụng.

Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường việc đấu thầu để nhận được hợp đồng và đặc biệt hợp đồng có giá cao, để thi công có lợi nhuận đối với các doanh nghiệp là rất khó khăn. Do cạnh tranh, nên doanh nghiệp phải tìm mọi cách để thắng thầu. Khi tham gia ĐTXD công trình doanh nghiệp phải tập trung nhân lực, thiết bị và chất xám để lập hồ sơ thầu; đồng thời cho thấy có doanh nghiệp phải chi phí đến hàng trăm triệu đồng cho đấu thầu một dự án.

Đấu thầu có thể được xem như công việc thường ngày của doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, một trong những quyết định quan trọng nhất mà doanh nghiệp đưa ra, là có tham gia hay không khi xuất hiện cơ hội tranh thầu. Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu hồ sơ mời thầu, nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường đấu thầu, đánh giá khả năng của mình với gói thầu và dự đoán các đối thủ cạnh tranh, để xác định trạng thái của từng chỉ tiêu trong bảng danh mục và số điểm tương ứng với trạng thái đó. Cuối cùng tính toán ra chỉ tiêu tổng hợp theo công thức sau:

TH=∑ = N i Aipi 1 (1) Trong đó: TH: Chỉ tiêu tổng hợp.

N: Số các chỉ tiêu trong danh mục

Ai: điểm số của chỉ tiêu số i ứng với trạng thái của nó Pi: Trong số các chỉ tiêu i.

Khả năng thắng thầu được đo bằng tỷ lệ % theo công thức sau: K= x100

MTH TH

(2) Trong đó: K: khả năng thắng thầu tính bằng %

TH: điểm tổng hợp được tính theo công thức (1) M: mức điểm tối đa trong thang điểm được dùng.

Doanh nghiệp chỉ nên tham gia tranh thầu khi khả năng thắng thầu K > 50%. Khả năng thắng thầu giúp cho doanh nghiệp quyết định theo đuổi hay từ bỏ một gói thầu để đạt được mục tiêu và tránh những chi phí không cần thiết. Nếu tham gia thì doanh nghiệp mới bắt tay vào việc lập phương án và chiến lược đấu thầu. Sau khi có phương án và chiến lược tranh thầu, doanh nghiệp phải kiểm tra lần nữa để ra quyết định nộp hồ sơ dự thầu và theo đuổi gói thầu. Loại quyết định này được xác định dựa trên đặc điểm của đấu thầu xây dựng là khả năng thắng thầu của nhà thầu phải đảm bảo trên 50% mới tham gia thầu.

Trong cơ chế thị trường thì sự cạnh tranh là rất khốc liệt và đó là một trong những động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong hoạt động đấu thầu thì sự cạnh tranh cũng không kém phần quyết liệt đó là cạnh tranh về giá bỏ thầu, cạnh tranh về chất lượng công trình, cạnh tranh về tiến độ thi công (thể hiện thông qua các biện pháp kỹ thuật – thi công) và sự cạnh tranh giúp cho các nhà thầu lớn lên về mọi mặt. Để thắng lợi trong cạnh tranh các doanh nghiệp càng phải có chiến lược đấu thầu phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời điểm, từng công trình và phù hợp với khả năng của chính bản thân doanh nghiệp. Cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao của các chủ đầu tư về chất lượng công trình và tiến độ thi công công trình. Hoạt động đấu thầu ngày càng trở nên có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Điều này khiến các Công ty cần phải luôn luôn nổ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong đấu thầu xây dựng. Chiến lược đấu thầu không những làm cho các nhà nghiên cứu quan tâm mà còn là vấn đề hàng đầu của các tổ chức xây dựng. Việc nâng cao hiệu quả đấu thầu đã có ý nghĩa hết sức to lớn.

Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại Quốc tế WTO, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có được những cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với những thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tùy thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Khi tất cả các ngành, các nghề đều phát triển thì ngành xây dựng cũng không thể nằm ngoài quy luật phát triển đó được. Ngành xây dựng phát triển tỉ lệ thuận với toàn ngành kinh tế. Bởi, khi kinh tế phát triển đòi hỏi con người phải phát triển, cơ sở vật chất cũng phải được cải thiện để phục vụ cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Điều đó đồng nghĩa với nhiều công trình cũ được sửa chữa, tu bổ và rất nhiều công trình mới ra đời. Và như vậy, xây dựng cũng đòi hỏi phát triển theo. Khi đó ngành xây dựng cũng đặt ra nhiều yêu cầu cao hơn để đáp ứng được với nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Đối với lĩnh vực xây dựng thì năng lực của nhà thầu hết sức quan trọng, nó không chỉ là điều kiện để chủ đầu tư xét duyệt hồ sơ dự thầu mà còn là cơ sở để nhà thầu đứng vững trong lĩnh vực xây dựng; một lĩnh vực mà đòi hỏi ở đó có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố và một môi trường làm việc khắc nghiệt. Trong bất cứ hồ sơ dự thầu nào của nhà thầu tham gia đầu thầu không thể thiếu được bản thuyết minh năng lực của công ty mình, trong đó có thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi

công, các phụ lục mô tả đặc điểm kỹ thuật, quy cách, chất lượng và bản thuyết minh kỹ thuật và giá cả của công trình. Để làm được điều này đòi hỏi nhà thầu cần có các phòng ban chuyên nghiệp để làm công tác thiết kế, định giá dự án để tham gia đấu thầu. Trong quá trình tham gia đấu thầu, năng lực của nhà thầu là yếu tố để chủ đầu tư xem xét để ra quyết định xem nhà thầu nào sẽ thắng thầu. Do vậy năng lực của nhà thầu là rất quan trọng.

Thị trường xây dựng Việt Nam, quy chế đấu thầu ngày càng hoàn thiện điều này buộc các doanh nghiệp xây dựng muốn tồn tại hay đồng nghĩa với việc giành thắng lợi trong đấu thầu, thì phải tự hoàn thiện mình.

Chương II: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 25

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnhtranh trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần Sông Đà 25 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w