- Nghiên cứu đã kết luận việc doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt không có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, tiền mặt cũng không có quan hệ phi tuyến tính với giá trị doanh nghiệp. Với kết luận này, nghiên cứu phủ nhận kết quả của nghiên cứu của Ferreira, M. A. and Vilela, A. S. (2004), nghiên cứu của Khaoula Saddour (2006) về mối quan hệ tương quan giữa việc nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp. Kết luận này cũng phủ nhận kết quả của nghiên cứu gốc của Cristina Martínez-Sola, Pedro J. García-Teruel, Pedro Martínez-Solano (2013) về mối quan hệ phi tuyến tính, cho rằng giai đoạn ban đầu khi số lượng tiền mặt tăng lên thì doanh nghiệp được đánh giá cao trên thị trường chứng khoán, nhưng khi lượng tiền đó đến một mức nhất định thì nó lại kìm hãm sự phát triển, thể hiện sự mất cân đối trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, và làm giảm giá trị của doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu ủng hộ kết luận của các tác giả Pinkowitz và đồng sự (2006), Dittmar và Marth-Smith (2007), Pinkowitz và Williamson (2007); Faulkender và Wang (2006); Drobetz và đồng sự (2010).
- Nghiên cứu chỉ ra rằng, không có mối quan hệ giữa tài sản cố định vô hình với giá trị doanh nghiệp. Kết quả này được thể hiện trong tất cả các mô hình hồi quy nghiên cứu: mô hình FEM, mô hình REM. Tuy nhiên, kết quả mà nghiên cứu này đưa ra không ủng hộ với kết quả của mô hình nghiên cứu gốc của Cristina Martínez-Sola, Pedro J. García-Teruel, Pedro Martínez-Solano (2013). Mô hình nghiên cứu gốc cho rằng giá trị tài sản cố định hữu hình càng lớn thì giá trị doanh nghiệp càng nhỏ. Kết quả nghiên cứu cũng phủ nhận các kết luận của Lin và Su (2008), những người cho rằng các doanh nghiệp có cơ hội phát triển tốt thường bị định giá thấp trên thị trường chứng khoán trong thời gian hiện tại; hoặc Cao và đồng sự (2008) cho rằng các doanh
55
nghiệp có cơ hội phát triển mạnh hơn thì đối mặt với các rủi ro cao hơn hoặc Shin và Stulz (2000) cho rằng cơ hội đầu tư không giảm thiểu tác động tiêu cực của rủi ro lên giá trị doanh nghiệp.
- Một phát hiện khác của nghiên cứu là chứng minh mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu kết luận quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều với giá trị doanh nghiệp. Với kết luận này, nghiên cứu ủng hộ kết quả của nghiên cứu gốc, cho rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn thường ít được đánh giá cao trên thị trường chứng khoán, do việc thay đổi hoặc tăng trưởng của những doanh nghiệp này thường chậm hơn và ít có tính chất đột phá. Nghiên cứu cũng phủ nhận kết luận của tác giả Demsetz và Villalonga (2001) cho rằng không có mối liên hệ giữa quy mô doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp.
- Nghiên cứu chỉ ra, doanh nghiệp sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính được đánh giá cao hơn trên thị trường chứng khoán. Kết luận này tiếp tục ủng hộ kết quả của nghiên cứu gốc. Điều này giải thích các doanh nghiệp sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính thường là các doanh nghiệp có các hạng mục, dự án đầu tư tiềm năng, sẽ mang đến lợi nhuận tốt trong tương lai. Do vậy, các nhà đầu tư, các nhà định giá trên thị trường chứng khoán thường đánh giá cao giá trị của các doanh nghiệp này.
- Do tiền mặt mà doanh nghiệp nắm giữ không có tương quan với giá trị doanh nghiệp nên các biến DEVIATION và INTERACT cũng không có tương quan với giá trị doanh nghiệp.
- Các mô hình đều không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan.
- Việc lựa chọn các quan sát là các doanh nghiệp tiêu biểu niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, loại bỏ các doanh nghiệp tài chính và thiếu số liệu, có thể đại diện cho các doanh nghiệp niêm yết ở thị trường này nên đảm bảo phản ánh được tính chất của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và loại bỏ các sai lầm do chọn mẫu.
56
- So sánh với nghiên cứu gốc.
Bảng 4.10: Tổng hợp các biến sau nghiên cứu9
Biến số Quan hệ với biến phụ thuộc
Nghiên cứu gốc Nghiên cứu phát hiện
CASH Có ý nghĩa (+) Không có ý nghĩa
CASH^2 Có ý nghĩa (-) Không có ý nghĩa
INTANGIBLE Có ý nghĩa (-) Không có ý nghĩa
SIZE Có ý nghĩa (-) Có ý nghĩa (-)
LEV Có ý nghĩa (+) Có ý nghĩa (+)
DEVIATION Có ý nghĩa (-) Không có ý nghĩa
INTERACT Có ý nghĩa (+) Không có ý nghĩa
Mặc dù nghiên cứu áp dụng mô hình nghiên cứu của Cristina Martínez-Sola, Pedro J. García-Teruel, Pedro Martínez-Solano (2013) nhưng tiến hành trên các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giúp phát hiện ra các đặc tính của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy ở các doanh nghiệp này, việc nắm giữ lượng tiền mặt không giúp tăng giá trị của doanh nghiệp, và cũng có tồn tại giá trị tối ưu cho lượng tiền mặt nắm giữ để giá trị doanh nghiệp đạt mức cao nhất. Giá trị tài sản vô hình cũng chưa ảnh hưởng nhiều đến giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy mô và đòn bẩy lại có ý nghĩa tác động đến giá trị của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy, ở các doanh nghiệp này, để thay đổi giá trị doanh nghiệp, ta nên tập trung tác động vào quy mô và đòn bẩy của doanh nghiệp. Trong đó, nhân tố quy mô là yếu tố chung, nhà quản lý khó có thể tác động trong ngắn hạn, còn yếu tố đòn bẩy là yếu tố có thể thay đổi một cách dễ hơn.
Trong mô hình nghiên cứu gốc, tác giả đã tìm ra mức nắm giữ tiền mặt tối ưu ở mức 14%, nhưng chúng ta đã chứng minh không tồn tại mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp cũng như giá trị tối ưu tiền mặt nắm giữ ở các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
57
Nghiên cứu mới chỉ áp dụng mô hình nghiên cứu gốc vào thị trường Việt Nam, chưa có nhiều sự biến đổi, nhưng sẽ là tiền đề quan trọng để nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị tài sản trong tương lai.
Tóm tắt chương 4
Chương 4 tác giả đã trình bày thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nghiên cứu và tình hình nắm giữ tiền mặt, giá trị doanh nghiệp và các yếu tố khác của doanh nghiệp mà nghiên cứu khảo sát. Sau đó, nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp với giá trị doanh nghiệp theo cả biến V2 (giá trị thị trường doanh nghiệp/giá trị sổ sách) và biến Tobin Q theo cả phương pháp FEM và REM. Sau đó, nghiên cứu đi vào phân tích cụ thể vào các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt. Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng nhân tố DEVIATION và INTERACT để thay thế biến tiền mặt để kết luận về yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng đưa ra các kết luận sơ bộ về tác động của các biến trong mô hình như tiền mặt, tài sản cố định vô hình, quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính đến giá trị doanh nghiệp.
58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ HẠN CHẾ