Kết luận về các vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 69)

Như vậy, trên cơ sở khảo sát hơn 200 doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn 2008 – 2014; tác giả thu được một số kết quả nghiên cứu như sau:

- Thứ nhất, nghiên cứu đã kết luận việc doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt không có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, tiền mặt cũng không có quan hệ phi tuyến tính với giá trị doanh nghiệp. Điều này gợi mở cho chúng ta rằng, duy trì lượng tiền mặt lớn hay nhỏ trong doanh nghiệp không ảnh hưởng hưởng đến việc đánh giá của nhà đầu tư với doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Do đó, công ty cần giảm lượng tiền mặt nắm giữ xuống bởi lượng tiền này không sinh lời, và trong những giai đoạn tăng trưởng tốt, chi phí cơ hội cho việc nắm giữ khoản tiền này sẽ tăng lên. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể giảm lượng tiền mặt xuống mức 0 đồng, mà cần duy trì một lượng tiền mặt phù hợp để thực hiện các giao dịch: các giao dịch liên quan đến việc thanh toán và thu hồi nợ; trả lãi cho ngân hàng và các dịch vụ khác; dự phòng và đầu cơ.

- Thứ hai, nghiên cứu chỉ ra rằng, không có mối quan hệ giữa tài sản cố định vô hình với giá trị doanh nghiệp ở các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Tài sản cố định vô hình hiện nay chưa đóng góp vào giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo xu thế chung của thế giới, trong tương lai, tài sản cố định vô hình sẽ đóng góp đáng kể vào giá trị doanh nghiệp. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ căn cứ vào các tài sản cố định vô hình mà công ty đang nắm giữ và một số yếu tố quan trọng khác như lợi nhuận, cơ hội tăng trưởng để định giá công ty.

- Thứ ba, quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều với giá trị doanh nghiệp. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp lớn trên thị trường thường ít được định giá cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách của nó, bởi vì họ cho rằng các doanh nghiệp này thường chậm thay đổi và khó có thể tạo ra các bước nhảy vọt. Ví dụ như các công ty PVS, công ty VCG, công ty PVX, công ty ITA là các công ty lớn nhưng có giá trị doanh nghiệp thấp.

59

- Thứ tư, doanh nghiệp sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính được đánh giá cao hơn trên thị trường chứng khoán. Còn các doanh nghiệp ít sử dụng đòn bẩy tài chính thường bị đánh giá thấp hơn trên thị trường. Ví dụ như các công ty KSH, công ty DHA, công ty TRC, công ty TNC, công ty SVT có tỷ lệ sử dụng đòn bẩy thấp và giá trị thị trường cũng thấp. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét, việc các doanh nghiệp này không sử dụng đòn bẩy là do chính sách của doanh nghiệp hay do họ không có phương án đầu tư nên không cần sử dụng đòn bẩy. Điểm chung là các doanh nghiệp không sử dụng đòn bẩy, các doanh nghiệp không có phương án kinh doanh thường không được đánh giá cao trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)