Diễn biến việc nắm giữ tiền mặt, giá trị doanh nghiệp và các chỉ tiêu liên

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 50)

liên quan trong giai đoạn nghiên cứu:

Việc nắm giữ tiền mặt

Các doanh nghiệp có mức nắm giữ tiền mặt khác nhau, nhưng chủ yếu ở mức thấp hơn 20% tổng giá trị tài sản. Cá biệt có những doanh nghiệp như: CTCP Đại Lý Vận Tải SAFI, CTCP Cao Su Thống Nhất, CTCP CNG Việt Nam, CTCP Phân Phối Khí Thấp Áp Dầu khí Việt Nam, CTCP Nhiên Liệu Sài Gòn, CTCP Công Viên Nước Đầm Sen có tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản hơn 40%. Các công ty này hầu hết hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Mặt khác, các công ty có tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản thấp thường là các công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và lĩnh vực thực phẩm-đồ uống-thuốc lá. Điều này được lý giải là các doanh nghiệp này thường có tổng tài sản lớn, các tài sản thường ở dưới dạng tài sản dài hạn, tài sản cố định. Bên cạnh đó, việc nắm giữ tiền mặt trong doanh nghiệp làm phát sinh chi phí nắm giữ và chi phí cơ hội. Do đó, các doanh nghiệp này không nắm giữ nhiều tiền mặt và có tỷ lệ tiền mặt trên tài sản nhỏ.

Tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản trung bình của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ở mức thấp là 4.74% sau đó tăng lên 11.55% vào năm 2009, rồi duy trì ở mức ổn định quanh mức 10%.

38

Hình 4.3: Tỷ lệ tiền mặt trung bình của các doanh nghiệp

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu và tính toán của tác giả

Giá trị doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp được đo bằng tỷ lệ giá trị thị trường của doanh nghiệp/giá trị sổ sách của doanh nghiệp và hệ số Tobin Q. Ta thấy, hơn 50% các doanh nghiệp trên thị trường có giá trị thị trường lớn hơn giá trị sổ sách doanh nghiệp. Nhóm các doanh nghiệp có giá trị thị trường doanh nghiệp lớn hơn giá trị sổ sách nhiều nhất chủ yếu là vào nhóm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm-đồ uống-thuốc lá. Điều đó cho thấy nhóm ngành này đang được các nhà đầu tư trên thị trường đánh giá cao và sẽ có tiềm năng phát triển trong tương lai.Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng bị đánh giá là kém tiềm năng nhất theo đánh giá của các nhà đầu tư. Điều này cũng phản ánh thực tế của thị trường, khi nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang ở mức cao, thị trường bất động sản đang đóng băng, đặc biệt phân khúc xây dựng mới.

Tỷ lệ giá trị thị trường của doanh nghiệp trên giá trị sổ sách trong 2 năm 2008 và 2009 ở mức cao trên 1.8 lần, sau đó giảm xuống từ năm 2010, đến đáy là năm 2011 với giá trị 0.72 lần và sau đó tăng dần lên. Đến năm 2014, tỷ lệ này đạt giá trị 1.18%.

39

Hình 4.4: Giá trị trung bình của các doanh nghiệp

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu và tính toán của tác giả

Giá trị tài sản cố định vô hình

Giá trị tài sản cố định vô hình duy trì ở mức ổn định trong giai đoạn 2008 đến 2010, sau đó đột ngột sụt giảm vào năm 2011, rồi dần đi lên từ thời gian đó đến nay.

Hình 4.5: Giá trị tài sản cố định vô hình trung bình của các doanh nghiệp

40

Đòn bẩy tài chính

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính trung bình của các doanh nghiệp lên tục tăng lên. Tỷ lệ này thấp nhất vào năm 2008 là 0.84 lần, sau đó liên tục tăng lên, đạt mức cao nhất vào năm 2014 là 1.65 lần.

Hình 4.6: Đòn bẩy tài chính trung bình của các doanh nghiệp

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu và tính toán của tác giả

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)