Các gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 72)

Gợi ý chính sách với doanh nghiệp

Từ các kết quả và bình luận nghiên cứu ở các phần trên tác giả đưa ra một số kiến nghị như dưới đây:

(1) Chính sách sử dụng đòn bẩy và nợ

Mặc dù việc sử dụng đòn bẩy đang là tiêu chí để đánh giá giá trị doanh nghiệp tuy nhiên đòn bẩy cũng mang đến những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Do đó, nhà quản trị doanh nghiệp cần phải cân nhắc và xác định rõ mục đích sử dụng khoản vay cho doanh nghiệp. Nếu khoản vay nợ được sử dụng để tài trợ cho các dự án mới có tiềm năng và tính khả thi cao thì không đáng lo ngại, nhưng nếu chỉ đơn thuần để trả nợ cho các khoản nợ cũ mà doanh nghiệp không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ thì nhà quản trị cần phải cân nhắc kỹ tình hình. Doanh nghiệp cũng cần xem xét cơ cấu nợ (ngắn hạn và dài hạn) của mình một cách tối ưu để từ đó mới phát huy các tác dụng tốt với đầu tư của doanh nghiệp và giảm các rủi ro tài chính.

(2) Chính sách gia tăng quy mô doanh nghiệp

Việc gia tăng quy mô doanh nghiệp cần tiến hành một cách phù hợp, theo lộ trình cụ thể và dựa trên điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Việc này không nên tiến hành quá nhanh vì điều đó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quản lý do việc hiệu suất giảm dần theo quy mô, cũng như việc thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý.

60

(3) Về quản trị tiền mặt nhằm mục đích tối thiểu hóa các khoản tiền mặt mà doanh nghiệp nắm giữ

- Đồng bộ hóa dòng tiền mặt

Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng dự đoán và sắp xếp các hoạt động để các hóa đơn gắn đúng với nhu cầu tiền mặt, duy trì các tài khoản giao dịch ở mức thấp nhất. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, dầu mỏ, thẻ tín dụng... thường sắp xếp để ghi hóa đơn cho khách hàng, để thanh toán hóa đơn riêng, trên cơ sở “các chu kỳ thanh toán” trong cả tháng. Việc đồng bộ hóa dòng ngân quỹ đảm bảo tiền mặt khi cần thiết và vì thế giúp công ty giảm tối thiểu tài khoản tiền mặt, giảm nợ ngân hàng, giảm chi phí vay và do đó tăng lợi nhuận.

- Đẩy nhanh tốc độ thu tiền

Hai kỹ thuật phổ biến nhất để đẩy nhanh tốc độ thu tiền: (1) Hệ thống tài khoản thu gom: Hệ thống tài khoản thu gom là một trong nhưng công cụ quản trị tiền mặt lâu đời nhất. Trong hệ thống tài khoản thu gom, các tờ sec của khách hàng được gửi đến hộp thư đặt ở bưu điện của thành phố chứ không phải là trụ sở công ty. Ngân hàng ở địa phương đó đến kiểm tra hộp thư nhiều lần trong ngày và chuyển tiền vào tài khoản của công ty ngay tại thành phố đó. Sau đó, ngân hàng báo cáo cho công ty những biên lai nhận được trong ngày, thông thường qua hệ thống chuyển dữ liệu điện tử vì hệ thống này cho phép cập nhật trực tuyến những báo cáo về khoản phải thu của công ty. Hệ thống tài khoản thu gom làm giảm thời gian nhận sec từ khách hàng, sau đó gởi, chuyển qua hệ thống ngân hàng để đưa quỹ vào sử dụng. Dịch vụ gom có thể làm tăng thời gian sử dụng ngân quỹ sớm hơn 2 đến 5 ngày so với hệ thống thông thường. (2) Thanh toán qua điện thoại hay ghi nợ tự động: các công ty ngày càng muốn được thanh toán các hóa đơn lớn qua điện thoại hoặc ghi nợ tự động. Với hệ thống ghi nợ điện tử, ngân quỹ tự động được trừ ra khỏi một tài khoản này và cộng vào tài khoản kia. Tất nhiên, sự tiến bộ trong hoạt động thu nợ tốc độ cao và công nghệ thông tin đang ngày càng làm cho quá trình này trở nên khả thi và hiệu quả hơn.

61

- Kế hoạch hóa và tập trung hóa việc chi tiêu

Các công ty thường trả hóa đơn đúng thời hạn chứ không nên trả trước hay sau ngày hẹn. Việc thanh toán trước sẽ làm giảm số dư tiền mặt bình quân trong khi trả muộn sẽ ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của công ty hoặc bị mất cơ hội chiết khấu tiền mặt.

Tập trung hóa việc thanh toán từ các tài khoản chi tiêu được duy trì ở ngân hàng trung tâm giúp giảm thiểu lượng tiền mặt nhàn rỗi mà công ty giữ ở các văn phòng khu vực và ở các tài khoản ngân hàng chi nhánh. Nhiều công ty thiết lập hệ thống số dư bằng không, một tài khoản mẹ được thiết lập để nhận tất cả các khoản tiền gửi đến và đưa vào hệ thống số dư không. Khi sec được chuyển khoản qua các tài khoản số dư không nơi mà sec được phát lệnh, tiền mặt được chuyển đến các tài khoản này từ tài khoản mẹ. Các tài khoản chi tiêu này được gọi là tài khoản số dư không vì khoản tiền mặt chính xác được chuyển vào đó hàng ngày để trang trải các khoản chi tiêu, làm cho tài khoản chỉ có số dư bằng không vào cuối ngày.

- Sử dụng hối phiếu

Hối phiếu có dạng tương tự như sec, chỉ khác ở điểm là nó không thể thanh toán theo yêu cầu. Thay vì thế, khi một hối phiếu được chuyển đến ngân hàng của công ty để thu nợ, ngân hàng phải trình hối phiếu này cho công ty duyệt trước khi thực hiện thủ tục thanh toán. Trên thực tế, các hối phiếu cá nhân được xem là trả hợp lệ cho các ngân hàng vào ngày sau khi hối phiếu trình cho công ty trừ khi công ty trả lại hối phiếu và công ty chỉ định là hối phiếu đó không được thanh toán. Một khi hối phiếu được trình, công ty phải ngay lập tức gởi khoản tiền cần thiết để thanh toán.

Sử dụng hối phiếu thay cho sec cho phép công ty giữ số dư tiền mặt ở mức thấp trong các tài khoản chi vì không cần phải giữ tiền mặt trong đó cho đến khi hối phiếu được trình để yêu cầu thanh toán. Thông thường, sử dụng hối phiếu mất nhiều chi phí hơn so với sử dụng sec. Số dư tài khoản càng thấp thì chi phí xử lý càng cao do ngân hàng tính phí cho dịch vụ này; chi phí này bao gồm cả việc phân tích lợi ích, chi phí của việc sử dụng hối phiếu để thanh toán.

62

- Kéo dãn thời gian thanh toán các khoản nợ phải trả

Nhiều công ty thanh toán các khoản nợ phải trả trước khi đến hạn. Dĩ nhiên là không có lợi khi trả các khoản nợ trước khi đến hạn trừ khi nhà cung cấp thực hiện chiết khấu đối với các đơn hàng thanh toán sớm.

(4) Giải pháp với tài sản cố định vô hình

Cần xây dựng chính sách quản lý các tài sản vô hình ngay từ bây giờ. Mặc dù tại Việt Nam, trong thời điểm hiện tại, vấn đề tài sản vô hình chưa được quan tâm đúng mức. Nhưng khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới, vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ sẽ là trở ngại lớn nhất với các doanh nghiệp Việt Nam.

Gợi ý chính sách đối với cơ quan quản lý nhà nước

Cần hệ thống hóa và hoàn thiện các quy định luật pháp điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển.

Cần minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp, tiến hành kiểm tra và xử phạt nặng các doanh nghiệp cung cấp thông tin sai, thiếu chính xác.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)