Phân tích hồi quy theo các mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 64)

a. Mô hình 1

Hồi quy biến V2 (giá trị thị trường doanh nghiệp/giá trị sổ sách)

Hồi quy biến V2 theo các biến tiền mặt, giá trị tài sản cố định vô hình, quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính.

Bảng 4.3: Kết quả ước lượng mô hình 1a theo FEM và REM

FEM REM

Dependent Variable: V2

Variable Coefficient Prob. Coefficient Prob.

CASH 1.8432 0.3951 3.4913 0.0438 CASH^2 0.4524 0.9162 -3.3403 0.3486 INTANGIBLE 0.0261 0.7713 0.1049 0.017 SIZE -1.4467 0.0000 -0.1344 0.1689 LEV 0.2297 0.0156 0.0056 0.9323 C 20.5856 0.0000 1.9177 0.126 R-squared 0.3336 0.0101 Adjusted R-squared 0.1974 0.00614 Prob(F-statistic) 0.0000 0.026714

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Như vậy kết quả ước lượng trên cho thấy:

(i) Đối với phương pháp FEM, kết quả cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0 < 5%), mô hình giải thích được 33.36 % tác động của các biến tới giá trị doanh nghiệp. Trong đó:

o Biến tiền mặt và tiền mặt bình phương có giá trị P-value lớn hơn 0.05 nên với mức ý nghĩa 5%, 2 biến này không có tác động đến giá trị doanh nghiệp. Điều này không chỉ phủ nhận mối quan hệ phi tuyến tính giữa tiền mặt và giá trị doanh nghiệp mà còn phủ nhận mối quan hệ giữa tiền mặt và giá trị doanh nghiệp.

45

o Biến giá trị tài sản cố định vô hình không có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Điều đó cho thấy với các doanh nghiệp Việt Nam các tài sản cố định vô hình như quyền sử dụng đất chưa đóng góp vào việc tăng giá trị doanh nghiệp.

o Biến quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều với giá trị doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là quy mô doanh nghiệp càng lớn thì tỷ lệ giữa giá trị thị trường trên giá trị thay thế hoặc giá trị sổ sách doanh nghiệp càng nhỏ. Có nghĩa là các doanh nghiệp quy mô lớn thường không được các nhà định giá, nhà đầu tư đánh giá cao so với giá trị sổ sách của nó. Khi biến quy mô doanh nghiệp tăng 1% thì tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách của doanh nghiệp giảm 1.44 điểm.

o Biến tỷ lệ đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều với giá trị doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp sử dụng càng nhiều vốn vay thì giá trị doanh nghiệp càng nhiều. Khi tỷ lệ đòn bẩy tài chính tăng lên 1 điểm thì tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách của doanh nghiệp tăng 0.22 điểm

(ii) Đối với phương pháp REM, kết quả cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0.026714 < 5%), tuy nhiên mô hình giải thích được 1.01 % tác động của các biến tới giá trị doanh nghiệp. Đây là tỷ lệ rất thấp nên không có ý nghĩa giải thích sự biến động của giá trị doanh nghiệp.

(iii) Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Mô hình FEM cho thấy mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. (iv) Kiểm định tự tương quan

Mô hình REM cho thấy mô hình không có tự tương quan. (v) Kiểm định Hausman

Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled

Test cross-section random effects

Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob. Cross-section random 46.258319 5 0.0000

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Kiểm định Hausman Test về việc so sánh mô hình FEM và REM cho thấy mô hình FEM cho kết quả hợp lý hơn và được sử dụng trong việc đưa ra các kết luận của đề tài.

46

Hồi quy biến Q (Tobin Q)

Hồi quy biến Q theo các biến tiền mặt, giá trị tài sản cố định vô hình, quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính.

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mô hình 1b theo FEM và REM

FEM REM

Dependent Variable: Q (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Variable Coefficient Prob. Coefficient Prob.

CASH 0.9622 0.5837 2.2803 0.0921 CASH^2 -0.4754 0.8914 -2.5467 0.3621 INTANGIBLE 0.00099 0.9891 0.0863 0.0094 SIZE -1.7842 0.0000 -0.219 0.0028 LEV 0.2338 0.0024 0.0053 0.9171 C 25.501 0.0000 3.2744 0.0005 R-squared 0.3195 0.0122 Adjusted R-squared 0.1804 0.0082 Prob(F-statistic) 0.0000 0.0091

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Như vậy kết quả ước lượng trên cho thấy: tương tự hồi quy biến V2

(i) Đối với phương pháp FEM, kết quả cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0 < 5%), mô hình giải thích được 33.95% tác động của các biến tới giá trị doanh nghiệp. Trong đó:

o Biến tiền mặt và tiền mặt bình phương có giá trị P-value lớn hơn 0.05 nên với mức ý nghĩa 5%, 2 biến này không có tác động đến giá trị doanh nghiệp.

o Biến giá trị tài sản cố định vô hình không có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.

o Biến quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều với giá trị doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là quy mô doanh nghiệp càng lớn thì giá trị doanh nghiệp càng nhỏ. Khi biến quy mô doanh nghiệp tăng 1% thì tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách của doanh nghiệp giảm 1.78 điểm.

47

o Biến tỷ lệ đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều với giá trị doanh nghiệp. Khi tỷ lệ đòn bẩy tài chính tăng lên 1 điểm thì tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách của doanh nghiệp tăng 0.23 điểm.

(ii) Đối với phương pháp REM, kết quả cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0.009100 < 5%), tuy nhiên mô hình giải thích được 1.22 % tác động của các biến tới giá trị doanh nghiệp. Đây là tỷ lệ rất thấp nên không có ý nghĩa giải thích sự biến động của giá trị doanh nghiệp.

(iii) Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Mô hình FEM cho thấy mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (phụ lục mô hình FEM).

(iv) Kiểm định tự tương quan

Mô hình REM cho thấy mô hình không có tự tương quan (phụ lục REM). (v) Kiểm định Hausman

Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled

Test cross-section random effects

Test Summary

Chi-Sq.

Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.

Cross-section random 94.660429 5 0.0000

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Kiểm định Hausman Test về việc so sánh mô hình FEM và REM cho thấy mô hình FEM cho kết quả hợp lý hơn và được sử dụng trong việc đưa ra các kết luận của đề tài.

b. Mô hình 2

Hồi quy biến CASH

Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình 2 theo FEM và REM

FEM REM

48

Variable Coefficient Prob. Coefficient Prob.

CFLOW 0.000349 0.9301 -0.00147 0.6583 LIQ -0.1334 0.0000 -0.1425 0.0000 LEV -0.0038 0.1434 -0.0098 0.0000 BANKD -0.0075 0.2439 -0.0174 0.0040 INTANGIBLE -0.0011 0.6125 8.04E-05 0.9594 C 0.1291 0.0000 0.13 0.0000 R-squared 0.690954 0.069436 Adjusted R-squared 0.623826 0.065503 Prob(F-statistic) 0.0000 0.0000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Như vậy kết quả ước lượng trên cho thấy:

(i) Đối với phương pháp FEM, kết quả cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0 < 5%), mô hình giải thích được 69 % tác động của các biến tới tiền mặt. Trong đó:

o Biến (Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao)/Doanh thu gộp(CFLOW), biến đòn bẩy tài chính(LEV), biến tiền vay ngân hàng (BANKD) và biến tài sản cố định vô hình (INTANGIBLE) có giá trị P-value lớn hơn 0.05 nên với mức ý nghĩa 5%, các biến này không có tác động đến tiền mặt của doanh nghiệp.

o Biến mức thanh khoản của doanh nghiệp (LIQ) có ảnh hưởng ngược chiều đến tiền mặt của doanh nghiệp.

(ii) Đối với phương pháp REM, kết quả cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0.000000 < 5%), tuy nhiên mô hình giải thích được 6.94 % tác động của các biến tới tiền mặt doanh nghiệp.

(iii) Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Mô hình FEM cho thấy mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (iv) Kiểm định tự tương quan

Mô hình REM cho thấy mô hình không có tự tương quan (v) Kiểm định Hausman

49

Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled

Test cross-section random effects

Test Summary

Chi-Sq.

Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.

Cross-section random 35.021417 5 0.0000

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Kiểm định Hausman Test về việc so sánh mô hình FEM và REM cho thấy mô hình FEM cho kết quả hợp lý hơn và được sử dụng trong việc đưa ra các kết luận của đề tài.

c. Mô hình 3

Hồi quy biến V2 (giá trị thị trường doanh nghiệp/giá trị sổ sách)

Hồi quy biến V2 theo các biến .

Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mô hình 3a theo FEM và REM

FEM REM

Dependent Variable: V2

Variable Coefficient Prob. Coefficient Prob.

DEVIATION01 0.3127 0.8984 DEVIATION02 1.3582 0.3183 INTANGIBLE 0.0405 0.6696 0.1125 0.0138 SIZE -1.615 0.0000 -0.1161 0.2565 LEV 0.2663 0.0133 -0.0124 0.8581 C 22.974 0.0000 1.7938 0.1764 R-squared 0.335 0.006248 Adjusted R-squared 0.191633 0.00288 Prob(F-statistic) 0.0000 0.116

50

Như vậy kết quả ước lượng trên cho thấy: tương tự như hồi quy mô hình 1

(i) Đối với phương pháp FEM, kết quả cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0 < 5%), mô hình giải thích được 33.5 % tác động của các biến tới giá trị doanh nghiệp. Trong đó:

o Biến DEVIATION và biến giá trị tài sản cố định vô hình có giá trị P-value lớn hơn 0.05 nên với mức ý nghĩa 5%, 2 biến này không có tác động đến giá trị doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Biến quy mô doanh nghiệp và biến tỷ lệ đòn bẩy tài chính có tác động tới giá trị doanh nghiệp.

(ii) Đối với phương pháp REM, kết quả cho thấy mô hình ước lượng là không phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0.116081 > 5%).

(iii)Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Mô hình FEM cho thấy mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (iv) Kiểm định tự tương quan

Mô hình REM cho thấy mô hình không có tự tương quan

Hồi quy biến Q (Tobin Q)

Hồi quy biến Q theo các biến.

Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình 3b theo FEM và REM

FEM REM

Dependent Variable: Q

Variable Coefficient Prob. Coefficient Prob.

DEVIATION01 0.4712 0.8084 DEVIATION02 1.3687 0.1894 INTANGIBLE -0.0155 0.8370 0.0756 0.0252 SIZE -1.5538 0.0000 -0.1408 0.0606 LEV 0.1865 0.0286 -0.0223 0.6696 C 22.643 0.0000 2.3942 0.0136 R-squared 0.3061 0.0078

51

Adjusted R-squared 0.1565 0.0044

Prob(F-statistic) 0.000000 0.054240

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Như vậy kết quả ước lượng trên cho thấy: tương tự hồi quy biến V2

(i) Đối với phương pháp FEM, kết quả cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0 < 5%), mô hình giải thích được 30.61% tác động của các biến tới giá trị doanh nghiệp. Trong đó:

o Biến DEVIATION và biến giá trị tài sản cố định vô hình có giá trị P-value lớn hơn 0.05 nên với mức ý nghĩa 5%, 2 biến này không có tác động đến giá trị doanh nghiệp.

o Biến quy mô doanh nghiệp và biến tỷ lệ đòn bẩy tài chính có tác động tới giá trị doanh nghiệp.

(ii) Đối với phương pháp REM, kết quả cho thấy mô hình ước lượng là không phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0.116081 > 5%).

(iii)Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Mô hình FEM cho thấy mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (iv) Kiểm định tự tương quan

Mô hình REM cho thấy mô hình không có tự tương quan

d. Mô hình 4

Hồi quy biến V2 (giá trị thị trường doanh nghiệp/giá trị sổ sách)

Hồi quy biến V2 theo các biến .

Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình 4a theo FEM và REM

FEM REM

Dependent Variable: V2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Variable Coefficient Prob. Coefficient Prob.

DEVIATION01 -2.2726 0.4524

52 DEVIATION02 -4.6306 0.0924 INTERACT02 6.2568 0.0126 INTANGIBLE 0.0411 0.6650 0.1106 0.0144 SIZE -1.6213 0.0000 -0.1158 0.2521 LEV 0.2659 0.0134 -0.0106 0.8773 C 23.083 0.0000 2.0129 0.1264 R-squared 0.3364 0.0114 Adjusted R-squared 0.1925 0.0072 Prob(F-statistic) 0.0000 0.0187

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Như vậy kết quả ước lượng trên cho thấy: tương tự như hồi quy mô hình 1

(i) Đối với phương pháp FEM, kết quả cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0 < 5%), mô hình giải thích được 33.64% tác động của các biến tới giá trị doanh nghiệp. Trong đó:

o Biến DEVIATION, biến INTERACT và biến giá trị tài sản cố định vô hình có giá trị P-value lớn hơn 0.05 nên với mức ý nghĩa 5%, các biến này không có tác động đến giá trị doanh nghiệp.

o Biến quy mô doanh nghiệp và biến tỷ lệ đòn bẩy tài chính có tác động tới giá trị doanh nghiệp.

(ii) Đối với phương pháp REM, kết quả cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0.018785 < 5%), tuy nhiên mô hình giải thích được 1.14 % tác động của các biến tới tiền mặt doanh nghiệp. Đây là tỷ lệ rất thấp nên không có ý nghĩa giải thích sự biến động của giá trị doanh nghiệp.

(iii)Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Mô hình FEM cho thấy mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (iv) Kiểm định tự tương quan

53

Hồi quy biến Q (Tobin Q)

Hồi quy biến Q theo các biến.

Bảng 4.9: Kết quả ước lượng mô hình 4b theo FEM và REM

FEM REM

Dependent Variable: Q

Variable Coefficient Prob. Coefficient Prob.

DEVIATION01 -1.9687 0.4114 INTERACT01 3.6624 0.0828 DEVIATION02 -2.7493 0.1908 INTERACT02 4.2803 0.0246 INTANGIBLE -0.0149 0.8425 0.0747 0.0260 SIZE -1.5597 0.0000 -0.1422 0.0559 LEV 0.1861 0.0288 -0.0193 0.7102 C 22.745 0.0000 2.5628 0.0081 R-squared 0.3083 0.0119 Adjusted R-squared 0.1583 0.0077 Prob(F-statistic) 0.0000 0.0147

Nguồn: Tính toán từ Eview 8

Như vậy kết quả ước lượng trên cho thấy: tương tự hồi quy biến V2

(i) Đối với phương pháp FEM, kết quả cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0 < 5%), mô hình giải thích được 30.83% tác động của các biến tới giá trị doanh nghiệp. Trong đó:

o Biến DEVIATION, biến INTERACT và biến giá trị tài sản cố định vô hình có giá trị P-value lớn hơn 0.05 nên với mức ý nghĩa 5%, các biến này không có tác động đến giá trị doanh nghiệp.

o Tuy nhiên, với mức ý nghĩa là 10% thì biến INTERACT có ý nghĩa thống kê.

o Biến quy mô doanh nghiệp và biến tỷ lệ đòn bẩy tài chính có tác động tới giá trị doanh nghiệp.

(ii) Đối với phương pháp REM, kết quả cho thấy mô hình ước lượng là phù hợp (do Prob(F-statistic) = 0.014780 < 5%), tuy nhiên mô hình giải thích được 1.19 % tác động

54

của các biến tới tiền mặt doanh nghiệp. Đây là tỷ lệ rất thấp nên không có ý nghĩa giải thích sự biến động của giá trị doanh nghiệp.

(iii)Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Mô hình FEM cho thấy mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (iv) Kiểm định tự tương quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình REM cho thấy mô hình không có tự tương quan

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 64)