Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của tổ hợp lợn lai giữa nái f1(landrace x yorkshire) phối với đực 402 và pidu nuôi tại thị xã phú thọ (Trang 37 - 40)

Ở nước ta ñã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực công tác giống, các yếu tố ảnh hưởng ñến các tính trạng sản xuất, hệ số di truyền, tương quan di truyền, giá trị giống và ưu thế lai của các tổ hợp lai ñược tạo ra từ các giống lợn. Nhiều tác giả tập trung vào nghiên cứu khả năng sản xuất, ñặc ñiểm sinh học, quy trình nuôi dưỡng, các công thức lai kinh tế với các giống lợn khác nhau. ðối tượng chủ yếu ñược nghiên cứu là các công thức lai hai, ba giống, các công thức lai bốn, năm giống thì còn nhiều hạn chế.

Hơn bốn thập kỷ qua, lai kinh tế là một trong những tiến bộ kỹ thuật quan trọng góp phần nâng cao chất lượng ñàn lợn.

Nghiên cứu gần ñây của Nguyễn Văn ðức và CS, (2001)[13], Trần Thị

Minh Hoàng và CS (2003)[18] cho biết: tổ hợp lai giữa P và lợn Móng Cái (MC) có khả năng sinh sản tốt. Số con ñể nuôi ñạt 11,0 con/ổ, số con ở 60 ngày tuổi là 10,25 con/ổ, khối lượng sơ sinh là: 1,04 kg và khối lượng 60 ngày tuổi là: 12,45 kg.

Lê Thanh Hải (2001)[15] cho biết: công thức lai P x MC ñạt tăng trọng 509g/ngày trong thời gian nuôi thí nghiệm từ 23,02 kg (90 ngày tuổi) ñến 80,03 kg (202 ngày tuổi), tiêu tốn thức ăn là 3,8 kg thức ăn/kg tăng trọng, tỷ

lệ nạc so với thịt xẻ là 44,90%.

Công thức lai giữa lợn ngoại với lợn nội ñã có nhiều ñóng góp tích cực trong việc nâng cao năng suất, chất lượng thịt. Tuy nhiên các công thức lai này còn nhiều hạn chế. Vì vậy những năm gần ñây ñã có nhiều nghiên cứu lai giống

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……….. 29

ñể sản xuất lợn lai nuôi thịt 3/4 máu ngoại với nhiều công thức lai khác nhau. Con lai bốn giống (P x D) x (L x Y) ñạt tăng trọng trung bình 624 gam/ngày tỷ lệ

nạc 57,9%, tiêu tốn thức ăn là 3,2 kg/kg tăng trọng (Lê Thanh Hải, 2001)[15]. Phùng Thị Vân và CS (2002)[38] cho thấy con lai hai giống (L x Y) ñạt mức tăng trọng từ 650,90 - 667,70 gam/ngày, tỷ lệ nạc ñạt 58,80%, con lai (Y x L) ñạt mức tăng trọng 601,50 - 624,40gam/ngày, tỷ lệ nạc ñạt 56,50%.

Kết quả nghiên cứu của ðinh Văn Chỉnh và CS (1999)[7] cho thấy nái lai F1(L x Y) có nhiều chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần L. Nái lai F1(L x Y) có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tương ứng là 9,25 - 9,87; 8,50 - 8,80 con/ổ, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa/con: 1,32 và 8,12 kg. Theo báo cáo của Lê Thanh Hải và CS (2001)[15], nái lai F1 (L x Y) và F1(Y x L) ñều có các chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần L, Y. Nái F1(L x Y), F1 (Y x L), nái thuần L, Y có số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,27; 9,25; 8,55; 8,60 con với khối lượng toàn ổ khi cai sữa tương ứng: 78,90 83,10; 75,00; 76,20 kg.

Kết quả lai giống giữa giống lợn ðB và giống lợn MC ñược Trần Nhơn, Võ Trọng Hốt (1986)[24] công bố. Theo các tác giả, công thức lai này cho kết quả sinh sản tốt. Số con ñẻ ra/ổ ñạt 11,7 con, khối lượng sơ sinh 0,98kg/con; khối lượng cai sữa 10,10 kg/con. Công thức lai giữa lợn ðB với nái MC tỷ lệ

nạc của con lai ở 9 tháng tuổi ñạt 90,90 kg, tỷ lệ nạc ñạt 42,26%

Trương Hữu Dũng (2004)[13] cho biết: tổ hợp lai hai giống L, Y và ngược lại, ba giống lợn ngoại L, Y và D có mức tăng trọng cao. Con lai (L×Y) tăng trọng 650,90 - 667,70g/ngày, con lai (Y× L) tăng trọng 601,50 - 624,40 g/ngày. Con lai ba giống D×(L×Y) tăng trọng 617,80 - 694,10 g/ngày, con lai ba giống D×(Y×L) tăng trọng từ 628,40 - 683,10 g/ngày.

Tác giả Nguyễn Thiện và CS (1992)[30] cho biết: nái lai F1 (ðB x MC) phối với lợn ñực L có khả năng sinh sản tốt: số con sơ sinh sống/ổ 10,75 con,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……….. 30 khối lượng sơ sinh 0,97 kg/con, khối lượng 60 ngày tuổi 11,22 kg. Con lai L× (ðB × MC) tăng trọng 568,70 g/ngày, tỷ lệ nạc trong thân thịt xẻ ñạt 45,7 - 47,07 %. Sử dụng lợn ñực F1(L ×ðB) phối giống với lợn nái MC tạo con lai 3 giống L ×(ðB x MC) tỷ lệ thịt có giá trị 53,40 % (Nguyễn Hải Quân và CS, 1993)[25].

Như vậy, ở những nước có nền chăn nuôi phát triển thì trên 80% lợn giống là các tổ hợp lai mà người ta gọi là giống tổng hợp. Trong lúc ñó lợn thương phẩm hầu hết ñều là con lai. Các con lai có ñặc ñiểm: khả năng sinh trưởng, sinh sản cao, song không phải tổ hợp lai nào cũng tốt. Vì vậy cần phải nghiên cứu chọn ra các công thức lai mang lại hiệu qủa cao nhất. Ở nước ta phần lớn các tác giả tập trung vào nghiên cứu khả năng sản xuất, ñặc ñiểm sinh học, quy trình nuôi dưỡng, các công thức lai kinh tế giữa lợn nội và lợn ngoại, lợn ngoại với lợn ngoại ở các cơ sở giống Nhà nước với quy mô lớn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp……….. 31

PHẦN III

ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng của tổ hợp lợn lai giữa nái f1(landrace x yorkshire) phối với đực 402 và pidu nuôi tại thị xã phú thọ (Trang 37 - 40)