- Cơ cấu nguồnvốn huyđộng theo loại tiền tệ
2.4.2. Chi phí huyđộng vốn
Như ta đã biết, một nguồn vốn huy động được coi là có hiệu quả khi đáp ứng hai điều kiện:
+ Thứ nhất, về qui mô và cơ cấu của nguồn đáp ứng được các nhu cầu kinh doanh của ngân hàng
+ Thứ hai, chi phí cho nguồn phải ở mức chấp nhận được.
Trong hai điều kiện trên thì điều kiện thứ hai được các ngân hàng quan tâm hơn cả. Bởi vì, nó quyết định trực tiếp tới lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí vốn thường bao gồm các khoản như: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí về cơ sở vật chất kỹ thuật, chi phí giao dịch… nhưng trong đó chủ yếu vẫn là chi phí trả lãi.
Để tăng cường nguồn vốn huy động, thu hút khách hàng, trong thời gian qua, ACB đã liên tục đưa ra một mức lãi suất hợp lý trong từng thời kỳ. Chi phí huy động và lãi suất bình quân đầu vào của ACB –PGD Minh Khai được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.9: Chi phí huy động và lãi suất huy động bình quân của ACB- PGD Minh Khai giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chi phí trả lãi thực tế 17.028 15.715 17.094
Lãi suất huy động bình quân 9,46% 8,22% 7,59%
(Nguồn : báo cáo tài chính)
Qua bảng bảng 2.9 cho thấy, chi phí trả lãi thực tế có xu hướng giảmtrong giai đoạn 2011- 2012. Chi phí trả lãi năm 2011 là 17.028 triệu đồng, năm 2012 giảm còn 15.715 triệu đồng. Năm 2012, do NHNN áp dụng trần lãi suất huy động giảm về mức 9% và một phần do PGD chủ động cắt giảm nhiều chi phí không cần thiết nên chi phí trả lãi thực tế đã giảm. Đến năm 2013, chi phí trả lãi lại tăng 17.094 triệu đồng, mặc dù lãi suất huy động có giảm so với năm 2012 nhưng do mức tăng lượng vốn huy động lại nhiều hơn. ACB- PGD Minh Khai tăng cường huy động tiền gửi của khách hàng nên chi phí lãi vay tiền gửi năm 2013 cũng tăng lên so với năm 2012.
Chi phí lãi suất huy động bình quân cho vốn huy động của Phòng giao dịch giảm dần qua từng năm. Năm 2011 chí phí lãi bình quân là 9,46% sang năm 2012 giảm còn 8,22% và đến năm 2013 chỉ còn 7,59%. Như vậy PGD đang xây dựng cho mình một chiến lược khá tốt khi lượng vốn huy động hàng năm tăng lên trong khi chi phí lãi có xu hướng giảm. Thêm nữa, trong giai đoạn này NHNN đã có những chính sách áp trần
47
lãi suất huy động để kiềm chế lạm phát, ngăn ngừa cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng, buộc các ngân hàng phải có sự điều chỉnh hợp lý lãi suất huy động vốn bình quân.