Cơ cấu nguồnvốn huyđộng tại ACB-PGD Minh khai Cơ cấu nguồn huy động vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn Á Châu - phòng giao dịch Minh khai (Trang 35 - 39)

- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: ngânhàng mở tài khoản cho khách hàng bằng nhiều hình thức.

2.3.2.Cơ cấu nguồnvốn huyđộng tại ACB-PGD Minh khai Cơ cấu nguồn huy động vốn theo kỳ hạn

Để thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội đang hoạt động trên địa bàn, ACB- PGD Minh Khai liên tục đa dạng hóa các hình thức nhận tiền gửi. Trong đó, lãi suất không kỳ hạn VNĐ ở sản phẩm tiền gửi đầu tư trực tuyến có lúc lên tớimức cao nhất 9,6%/năm; kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tuần với mức gửi tối thiểu cho kỳ hạn tuần từ 50 Trđ giảm xuống 10 triệu đồng; các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 13 tháng, 24 tháng, 36 tháng kết hợp lãi suất linh hoạt với phương thức trả lãi theo yêu cầu của khách hàng như: trả lãi hàng tháng, trả lãi hàng quý hoặc trả lãi cuối kỳ; … nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến gửi tiền.

Để thấy rõ hơn nguồn huy động tiền gửi theo kỳ hạn của ACB- PGD Minh Khai ta phân tích các số liệu sau:

Bảng 2.5: Huy động tiền gửi theo kỳ hạn của ABC- PGD Minh Khai

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh từ 2011-2013 của ACB- PGD Minh Khai)

Ta biểu diễn số liệu trên qua biểu đồ để so sánh:

Biểu đồ 2.3: Huy động tiền gửi theo kỳ hạn

7,14% 42,91% 49,95% Năm 2011 KKH KH < 12 tháng KH >= 12 tháng 7,51% 41,76 % 50,73 % Năm 2012 KKH KH < 12 tháng KH >= 12 tháng 8,28% 36,95% 54,78% Năm 2013 KKH KH < 12 tháng KH >= 12 tháng Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/ 2011 2013/ 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tăng trưởng (%) Chênh lệch Tăng trưởng (%) 1.KKH 12.849 7,14 14.352 7,51 18.644 8,28 1.503 11,70 4.292 29,91 2.CKH 167.151 92,86 176.837 92,49 206.576 91,72 9.686 5,79 29.739 16,82 KH<12 tháng 77.246 42,91 79.842 41,76 83.209 36,95 2.596 3,36 3.367 4,22 KH>=12 Tháng 89.905 49,95 96.995 50,73 123.367 54,78 7.090 7,89 26.372 27,19 ΣNVHĐ 180.000 191.189 100 225.220 1.1189 6,22 34.031 17,80

37

+Nguồn vốn KKH: chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng NVHĐ và tăng dần qua các năm cả về tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng. Cụ thể:

Về tỷ trọng: tỷ trọng NV KKH tăng từ 7,14% năm 2011 lên 7,51% năm 2012 và chiếm tỷ trọng 8,28% năm 2013

Về tốc độ tăng trưởng:Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn không kỳ hạn cũng liên tục gia tăng. Năm 2012, tăng 1.503 triệu đồng so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng là 11,7%; năm 2013, tốc độ tăng đạt 29,91%, tăng 4.292 triệu đồng so với năm 2012.

Nguồn vốn KKH chủ yếu là nguồn TK KKH và TG KKH (hay TGTT). Với đặc điểm là lãi suất thấp nên khách hàng gửi tiền vào các tài khoản này không phải vì mục đích hưởng lãi mà nhờ ngân hàng giữ hộ để thực hiện các dịch vụ, thanh toán qua ngân hàng.

Nguồn vốn KKH tăng dần lên qua các năm cho thấy nhu cầu thanh toán, chi trả, mở tài khoản giao dịch của cá nhân, tổ chức tại PGD ngày càng tăng; đồng thời chứng tỏ công tác thanh toán, chuyển tiền… thời gian qua đã được PGD thực hiện khá tốt. Điều này, còn nhờ môi trường kinh doanh ở Việt Nam trong các năm gần đây được đánh giá đầy tiềm năng, hành lang pháp lý thông thoáng nên ngày càng thu hút được nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đến giao dịch, mở tài khoản... góp phần đáng kể làm lượng tiền không kỳ hạn tăng cao. Cộng với một loạt các qui định, chính sách kinh tế như: với số tiền thanh toán > 20 triệu đồng phải thực hiện chuyển khoản qua ngân hàng, khuyến khích các doanh nghiệp chi trả lương qua tài khoản, sự kết hợp của các tổ chức thẻ như Banknet, Smartlink,… nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng trong thanh toán thẻ, giảm thiểu tiền mặt cất giữ trong người… nhờ vậy mà nguồn vốn KKH của PGD tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên, đặc điểm của loại tiền này, khách hàng không duy trì số tiền lớn trong tài khoản thời gian dài mà số dư trong các tài khoản TG KKH hoặc TK KKH này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, biến động liên tục để phục vụ cho mục đích thanh toán nên tỷ trọng NV KKH vì thế chiếm tỷ trọng nhỏ cũng hợp lý.

+Nguồn vốn CKH: chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng NVHĐ. Chiếm trên 90% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên,NV CKH lại có xu hướng giảm về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn, song không đáng kể và vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cụ thể: tỷ trọng NV CKH có xu hướng giảm từ 92,86% năm 2011 xuống 92,49% năm 2012 và đến năm 2013 giảm chỉ còn 91,72%; tốc độ tăng trưởng NV CKH năm 2012 đạt 5,79% so với năm 2011, năm 2013 tăng lên 16,82% so với năm 2012.

Nguồn CKH thường chia làm 2 loại: tiền huy động ngắn hạn (< 12 tháng) và tiền huy động trung dài hạn (>= 12 tháng). Tại PGD, 2 loại nguồn huy động CKH này

chiếm tỷ trọng tương đương nhau trong tổng nguồn vốn, song nguồn trung, dài hạn có phần chiếm ưu thế hơn.

Với nguồn vốn ngắn hạn: giảm dần tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng chậm. Về phía PGD, gặp phải những khó khăn nhất định như: lãi suất cạnh tranh chưa thực sự hấp dẫn so với các ngân hàng bạn trên cùng địa bàn; mặt khác, Nhà nước có qui định trần lãi suất huy động nhưng vẫn có ngân hàng tìm cách vượt rào. Một số ngân hàng khác cũngđẩy mạnh các sản phẩm tiền gửi trên với lãi suất khá cao như OCB với 9,5%/năm, VPBank với 9%/năm…nên có thời điểm khách hàng đồng loạt rút các khoản gửi ngắn hạn để mang sang gửi ngân hàng khác làm cho nguồn ngắn hạn có phần sụtgiảm. Còn xét về tâm lý khách hàng, khách hàng thường có xu hướng lựa chọn gửi tiền ở các kỳ hạn 1 tháng đến 6 tháng đề phòng có thể có việc đột suất cần rút tiền trước hạn thì sẽ giảm bớt thiệt hại về lãi suất, để nhanh được rút lãi nếu như tiền lãi là 1 phần nhỏ để thêm vào chi tiêu sinh hoạt,… Vì thế, nguồn ngắn hạn tuy có phần giảm về tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng nhưng nhìn chung vẫn giữ được ổn định.

Với nguồn vốn trung dài hạn của PGD: hiện đang tăng trưởng rất tốt. Xác định đây là nguồn để ngân hàng tiến hành cho vay trung dài hạn, là cách để giảm bớt rủi ro, chi phí và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nên công tác tăng cường nguồn huy động trung dài hạn được PGD hết sức quan tâm. Chẳng hạn, khách hàng có thể gửi kỳ hạn dài mà vẫn được cập nhật lãi suất linh hoạt, khách hàng được rút trước hạn mà vẫn được hưởng lãi tròn kỳ như lúc gửi thỏa thuận, kỳ chưa tròn ngân hàng mới tính lãi KKH, ngân hàng cũng khuyến khích khách hàng để đến đúng kỳ hạn qui định bằng các hậu mãi, thưởng thêm… Ngoài ra, với uy tín của ACB trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam cũng như trong thanh toán quốc tế, các hình thức cấp tín dụng như: bảo lãnh, cho vay, chiết khấu… luôn được khách hàng lựa chọn; điều này, kéo theo số dư của các khoản tiền ký quỹ bảo lãnh, ký quỹ du lịch cho các công ty lữ hành quốc tế, ký quỹ phát hành L/C, ký quỹ phát hành thẻ tín dụng,… vẫn được coi là nguồn tiền gửi trung dài hạn ngày càng tăng cao. Các chính sách linh hoạt đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ nguồn huy động trung dài hạn.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo hình thức huy động

Như trình bày ở phần trên, các hình thức huy động vốn có thể từ: nhận tiền gửi của khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, đi vay,… Tuy nhiên, với quy mô của 1 phòng giao dịch thì hoạt động huy động vốn sẽ có nhiều giới hạn. Căn cứ vào quyết định của Ban lãnh đạo về nội dung hoạt động của ACB- PGD Minh Khai thì hoạt động huy động vốn của phòng là huy động từ nguồn tiền gửi của các cá nhân và của các tổ chức kinh tế (TCKT). Cơ cấu nguồn vốn huy động từ các cá nhân và các tổ chức kinh tế được thể hiện qua bảng sau:

39

Bảng 2.6: Huy động vốn từ nhận tiền gửi của các cá nhân và các tổ chức kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn Á Châu - phòng giao dịch Minh khai (Trang 35 - 39)