Kiến nghị đối với nhà nước, chính phủ nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tiêu dùng

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tiêu dùng nhanh trong chuỗi bán lẻ tại TP HCM (Trang 90 - 92)

lợi cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tiêu dùng nhanh trong chuỗi bán lẻ tại TP.HCM

Theo như những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt, đặc biệt là trong hệ thống pháp lí, nhà nước cần hoàn chỉnh một số qui định trong các văn bản pháp luật: cạnh tranh không lành mạnh; các hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp trong hoạt động quảng cáo, khuyến mãi…hướng đến việc hình thành định nghĩa bao quát, chứ không dừng lại ở mức độ liệt kê. Đáng chú ý hơn, nhà nước cần cân nhắc để điều chỉnh qui định “khống chế chi phí quảng cáo” nhằm mở rộng cơ hội xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Tất nhiên, việc điều chỉnh các văn bản này không phải dễ dàng mà cần đầu tư nhiều thời gian để kiểm tra và đánh giá nhưng sự thay đổi sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh công bằng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Chính điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh hơn vào môi trường thế giới.

Nhà nước và các cơ quan của chính phủ nên tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước được tiếp thu các công nghệ mới, cải tiến qui trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, theo kịp với đòi hỏi của xu hướng tiêu dùng. Bởi vì chất lượng là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến thương hiệu và đổi mới là chìa khóa thúc đẩy thương hiệu phát triển bền vững. Đổi mới đó không chỉ ở kĩ thuật mà còn phải được khẳng định ở kiến thức, tư duy quản lí hiện đại. Do đó, việc tổ chức các chương trình hội thảo mang tầm cỡ quốc gia để truyền đạt các công trình nghiên cứu về chiến lược, sách lược xây dựng thương hiệu là rất quan trọng. Mà chính sự phát triển thương hiệu sản phẩm là nền tảng xây dựng thương hiệu quốc gia.

Một vấn đề đặc biệt cần thiết là nhà nước cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng thương hiệu bằng cách đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đăng ký thương hiệu

nhanh chóng và xử lý nghiêm những hành vi làm tổn hại đến quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu thương hiệu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một số chương trình và chính sách đã chứng tỏ có hiệu quả nên tiếp tục được hỗ trợ để phát triển như: “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt nam”, “giải thưởng sao vàng đất Việt”, “thương hiệu nổi tiếng Việt Nam”… Nó cũng có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước phát triển thương hiệu và nâng cao nhận thức khuyến khích tiêu dùng.

Riêng đối với các sản phẩm mang thương hiệu nhà bán lẻ tại Việt Nam, các chính sách trên cũng chứng tỏ có ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực. Ngoài ra, với định hướng phát triển xã hội hiện đại, nhà nước càng phải quan tâm và có nhiều ưu đãi hơn nữa đối với thị trường bán lẻ hiện đại, trong đó có siêu thị và các cửa hàng tiện lợi.

Tóm lại, chương ba tập trung xác định xu hướng trong tương lai; từ đó nhìn nhận được các thách thức và cơ hội mà định hướng giải pháp và đưa ra ý một số kiến nghị cho phù hợp. Nội dung giải pháp được nêu trong chương này xuất phát từ một số nghiên cứu và kinh nghiệm đã được kiểm chứng, áp dụng thành công trong thực tế như nguyên lí 80/20, chiến lược co-branding, mô hình tháp “nhãn hiệu riêng”…

KẾT LUẬN

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tiêu dùng nhanh trong chuỗi bán lẻ tại TP.HCM nhìn chung là rất phức tạp bởi nó tổng hòa từ nhiều hoạt động khác nhau và có mức độ thay đổi khá nhanh. Trước tiên, các hoạt động xây dựng thương hiệu chủ yếu bao gồm: khẳng định chất lượng; định vị; các chiến lược đóng gói sản phẩm; chiến lược định giá; tái định vị và thay đổi hệ thống nhận diện; marketing nội bộ. Thứ hai, sự thay đổi nhanh của các chiến lược này chịu ảnh hưởng bởi xu hướng tiêu dùng trong thị trường luôn đổi mới, mức độ cạnh tranh quá gay gắt.

chơi” định vị hình ảnh trong nhận thức người tiêu dùng. Nguyên nhân chính là do nguồn lực về tài chính và con người chưa thể theo kịp với doanh nghiệp lớn. Đặc biệt, các sản phẩm mang thương hiệu nhà bán lẻ tuy mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây nhưng đã có được sự quan tâm và nhận biết tương đối tốt từ khách hàng.

Xét về góc độ các yếu tố môi trường bên ngoài, cơ hội và thách thức để phát triển thương hiệu luôn đi liền với nhau. Cơ hội xuất phát từ khả năng mở rộng của hệ thống chuỗi bán lẻ hiện đại trong vài năm tới, xu hướng tiêu dùng, tốc độ phát triển của công nghệ và một số chính sách ưu đãi của nhà nước. Trong khi đó, thách thức bắt nguồn chủ yếu từ sự xâm nhập của các tập đoàn bán lẻ thế giới và các thương hiệu mạnh nước ngoài, những bất ổn của nền kinh tế chung của cả nước, những văn bản pháp lí chưa hoàn chỉnh và xu hướng tiêu dùng ngày càng phức tạp.

Cuối cùng, tác giả tập trung chủ yếu giải quyết các vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.HCM. Các giải pháp này dựa trên nền tảng nguyên tắc 80/20 và chiến lược co-branding…cùng với gợi ý thuê mướn giám đốc thương hiệu. Thêm vào đó, những kiến nghị được đưa ra chủ yếu là hoàn thiện các qui định, văn bản gây cản trở cho việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hoặc tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi không lành mạnh.

Tóm lại, các doanh nghiệp phải luôn cân nhắc đến sự thay đổi trong ý tưởng và hành động để thích ứng tốt nhất với sự phức tạp của thị trường sản phẩm tiêu dùng nhanh tại các chuỗi bán lẻ trên địa bàn TP.HCM trong hiên tại và tương lại.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tiêu dùng nhanh trong chuỗi bán lẻ tại TP HCM (Trang 90 - 92)