III. Mô hình quyết định thương hiệu của khách hàng
2. Hạn chế và nguyên nhân
3.1.1 Chuỗi bán lẻ tại TP.HCM tiếp tục phát triển mạnh
Như đã đề cập trước đó, số lượng siêu thị và các cửa hàng tiện lợi tại TP.HCM hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân trên địa bàn thành phố nên năm 2011 được dự đoán là thời điểm mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước chạy đua mở rộng hệ thống. Mục tiêu nhằm chiếm lĩch thị phần trước khi có sự xâm nhập ồ ạt từ các doanh nghiệp bán lẻ tiếng tăm từ nước ngoài. Tính đến hết năm 2010, hệ thống Co-op mart đã có 50 siêu thị trên cả nước, trong đó phần lớn tập trung tại TP.HCM. Bên cạnh đó, hệ thống Co-op Food cũng len lỏi ở nhiều khu dân cư tại TP.HCM. Theo kế hoạch, đến năm 2015, sẽ có 100 siêu thị Co-op trên cả nước và chuỗi cửa hàng Co-op Food cũng sẽ được mở rộng sang các tỉnh, thành khác chứ không chỉ ở TP.HCM như hiện nay. Theo kế hoạch trong năm 2011, bà Dương Quỳnh Trang, Giám đốc Đối ngoại hệ thống siêu thị BigC cho biết: BigC sẽ tiếp tục mở rộng chuỗi để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn.
Sau khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 1/1/2009 theo cam kết khi gia nhập WTO, xu hướng xâm nhập vào thị trường bán lẻ trong nước càng mạnh hơn. Kết quả điều tra của Công ty Kiểm toán Grant Thornton Việt Nam cho biết: Thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khi có đến 70% nhà đầu tư đánh giá bán lẻ là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn, xếp trên lĩnh vực giáo dục, bất động sản hay y tế [18]. Đương nhiên trọng điểm thu hút vẫn là 3 thành
phố lớn của cả nước: TP.HCM, Hà Nội và Hải Phòng. Theo Bộ Công Thương, hiện nay một số tập đoàn, DN phân phối, bán lẻ quốc tế đang hoàn thiện hồ sơ, chuẩn bị đăng ký kinh doanh tại Việt Nam như: Dairy Farm (Singapore) đã nộp đơn xin thành lập doanh nghiệp 100% vốn [44]. Các tập đoàn hàng đầu thế giới là Wal – Mart (Mỹ), Tesco (Anh) và Carrefour (Pháp)… cũng đang bắt đầu để ý tới thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, mô hình liên doanh hợp tác giữa đôi bên đã được triển khai khá nhiều. Đó là trường hợp của G7Mart hợp tác với Ministop (Nhật); Family Mart (Nhật) hợp tác với Tập đoàn Phú Thái; Lotte liên doanh với một công ty tư nhân của Việt Nam mở siêu thị Lotte thứ 2 tại quận 11.... và Tập đoàn Lotte còn đang quyết liệt săn lùng mặt bằng để thực hiện kế hoạch 30 siêu thị tại Việt Nam cho đến năm 2018 [12].
Với ưu thế diện tích nhỏ, các hàng tiện lợi cũng đang trở thành loại hình cạnh tranh mạnh mẽ nhất trên thị trường bán lẻ hiện nay. Thực tế cho thấy trong khi các đại gia bán lẻ trên thế giới không ồ ạt vào Việt Nam trong thời gian qua nhưng các mô hình cửa hàng tiện lợi của nước ngoài lại xuất hiện khá nhiều. Đó là Circle K của Mỹ; Family mart (Nhật)... Theo thống kê, tính đến hết năm 2010, tại Việt Nam có khoảng 2.000 cửa hàng tiện lợi so với con số 10.000 của Thái Lan [11]. Điều này chứng tỏ, cửa hàng tiện lợi đang là thị phần hấp dẫn và cạnh tranh rất lớn trong thời gian tới.
Chính sự phát triển mạnh hệ thống chuỗi bán lẻ tại Việt Nam trong tương lai sẽ mang đến cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều cơ hội hơn để phân phối hàng hóa, tăng cường mật độ tiếp cận thương hiệu đối với khách hàng. Nó cũng sẽ nâng cao vị thế của nhà sản xuất trong các cuộc thương lượng với nhà cung cấp, từ đó dễ dàng hơn cho họ thực hiện các đối sách xây dựng thương hiệu tại các kênh phân phối mà ít chịu áp lực hoặc sự chèn ép từ siêu thị hay cửa hàng tiện lợi.