56 Tiền lương phải trả CN Các khoản trích theo lương
BẢNG PHÂN BỔ LUƠNG, BHXH, BHYT,KPCĐ Tháng 10 năm
Tháng 10 năm 2010
Ghi có TK TK334 - Phải trả ngời lao động TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Luơng Khoản phụ cấp Cộng TK334 KPCĐ (3382) BHXH (3383) BHYT (3384) Cộng Có TK 338 (2,3,4) I TK622 - CPNCTT 1 PX 001 2 PX002 II TK627 - CP SXC 1 PX 001 2 PX002 III TK 642 - CP QLDN 1 Ban Giám đốc 2 Phòng TCHC … … … … … … … … Cộng PS Ngày 31 tháng 10 năm 2010 Người ghi sổ (Ký, ghi họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi họ tên) Giám đốc (Ký, đóng dấu,ghi rõ họ tên)
* ý kiến 5:Công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Để ổn định chi phí sản xuất giữa các kỳ và đảm bảo cho quá trình sản xuất được thường xuyên liên tục. Vì vậy, Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, chủng loại TSCĐ, cũng như thời gian sử dụng máy móc thiết bị để dự trù lập kế hoạch sửa chữa lớn cho các loại máy móc thiết bị.
- Khi tiến hành trích trước vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, số ch phí sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 627(TK 641,642) Có TK 335
Khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn đã định trước, kế toán ghi:
Nợ TK 335 Có TK 241(3)
Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn sẽ tạo thành yếu tố trong chi phí sản xuất chung (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) và cũng được phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp và như vậy nó cũng làm chi phí sản xuất chung tăng lên nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến chi phí toàn doanh nghiệp và đến giá thành sản phẩm.
Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ sẽ giúp Công ty tránh được những biến động bất ngờ về chi phí sản xuất, góp phần ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quá trình hoạt động sản xuất, đôi lúc sản phẩm của Công ty không đảm bảo được đúng yêu cầu chất lượng. Vì vậy, Công ty cần kết hợp bộ phận kỹ thuật để xác định sản phẩm hỏng trong kỳ. Từ đó, căn cứ theo định mức và giá thành thực tế từng yếu tố để tính thiệt hại sản phẩm, đồng thời xem xét và quy trách nhiệm cho bên có liên quan để đền bù thiệt hại.
Bên cạnh đó, còn xuất hiện cà việc ngừng sản xuất bất thường như cắt điện đột ngột,… khoản thiệt hại này cần phải xác định chính xác để từ đó Công ty có biện pháp khắc phục.
Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên các tài khoản (TK 1381, TK 627, TK 142,…) chi tiết thiệt hại thực tế sẽ xác định như khoản chi phí thời kỳ.
Cách hạch toán như sau:
+ Tập hợp chi phí chi ra trong thời gian ngừng sản xuất: Nợ TK 142 : Thiệt hại ngừng sản xuất
Có TK liên quan: 334,338.152,214 + Thiệt hại thực tế:
Nợ TK 811: Chi phí khác Có TK 142
+ Giá tri bồi thường nếu có: Nợ TK 1381,111
Có TK 142
* ý kiến 7: Giải pháp nâng cao chất lượng, năng suất lao động, hạ giá
Cần thiết lập ban kiểm tra thường xuyên, liên tục trong quá trình sản xuất từ khâu trộn nhựa đến khâu hoàn chỉnh. Như vậy sẽ giảm các hiện tượng đáng tiếc và lãng phí nguyên vật liệu, nhân lực sản xuất. Thực hiện quy trách nhiệm cho từng cán bộ công nhân viên, đặc biệt đối với cán bộ phụ trách từng khâu cũng như cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra. Giữa các ca sản xuất cần phải tiến hành kiểm kê toàn bộ số thành phẩm hoàn thành cũng như số nguyên vật liệu còn tồn lại.
KẾT LUẬN
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới một mục tiêu chính cơ bản là tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận. Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn những hướng đi khác nhau nhưng tóm lại có hai con đường cơ bản là tối đa hóa doanh thu hoặc tối thiểu hóa chi phí. Trong hai yếu tố đó thì chi phí là yếu tố mang tính cá biệt hơn, gắn liền với việc tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể tác động dễ dàng hơn. Vì thế, công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được các doanh nghiệp quan tâm và ngày càng trở thành vấn đề chiến lược của doanh nghiệp trong nền kinh tế mở và hội nhập sâu rộng. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Alpha Industries Việt Nam. Với mong muốn góp phần vào việc củng cố, tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, em mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như đã trình bày ở trên. Trong quá trình hoàn thành và làm chuyên đề này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía Công ty cũng như sự hướng dẫn chu đáo của cô giáo TS. Nguyễn Thị Thu Liên. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự chỉ bảo thêm từ phía các thầy cô giúp em bổ sung kiến thức của mình.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các anh chị và thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập