56 Tiền lương phải trả CN Các khoản trích theo lương
BẢNG PHÂN BỔ NVL, CC DC
Tháng 10 năm 2010
STT Có TK TK 152 TK 153 TK 142 TK242
Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT
1 TK621
2 TK622
3 TK632
.. …
… Cộng
* Trong công tác tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Thứ nhất: Hiện nay, đội ngũ công nhân chiếm đa số trong tổng cán bộ công nhân viên ở Công ty. Mặt khác, đội ngũ công nhân nghỉ phép lại thất thường, trong khi đó Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Các khoản này khi phát sinh được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất (TK622). Do đó, việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất một cách hợp lý, đều đặn sẽ hạn chế những biến động của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Thứ hai: Việc tính các khoản trích theo lương hiện nay của Công ty là chưa phù hợp với quy định, Công ty thực hiện trích cả ba khoản (KPCĐ, BHXH, BHYT) đều theo lương cơ bản.
* Trong công tác kế toán chi phí sản xuất chung
Thứ nhất: Quy trình sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng chủ yếu được thực hiện trên máy móc, thiết bị khác nhau như: Máy xay, máy trộn, giàn nâng, máy cán,…
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được thường xuyên, liên tục, đòi hỏi Công ty định kỳ phải tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ. Với quy mô tương đối lớn, việc sửa chữa TSCĐ thường phát sinh nhiều nhưng thực tế khi phát sinh chi
phí sửa chữa TSCĐ thì Công ty hạch toán luôn vào chi phí sản xuất chung (TK627) sau đó phân bổ để tính giá thành.
Việc làm như hiện nay của Công ty đã làm cho giá thành sản xuất phản ánh không chính xác và đồng đều vì kỳ nào phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thì kỳ đó giá thành lại tăng đột biến, điều này làm cho giá thành phản ánh không được chính xác nữa.
Thứ hai: Công ty sử dụng Bảng tập hợp TSCĐ và trích khấu hao thay cho Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Việc này khiến chúng ta không thấy được một số chỉ tiêu cần quan tâm như (thời gian trích khấu hao, tỷ lệ trích khấu hao của từng loại TSCĐ,…). Do đó, không thể hiện rõ kế toán đã trích đúng hay không.
Thứ ba: Phân bổ chi phí sản xuất chung khi sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất chuẩn. Kế toán chưa hạch toán được mà đưa hết vào TK 627 “Chi phí sản xuất chung”, làm tăng giá thành sản phẩm.
Hiện nay tại Công ty TNHH Alpha Industries Việt Nam, công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực sự chưa phát huy tác dụng. Trong kỳ, Công ty không tổ chức thực hiện việc phân tích chi phí, giá thành để biết được khoản mục nào tăng, giảm, hợp lý hay bất hợp lý để từ đó tìm ra nguyên nhân, đưa ra phương pháp khắc phục nhằm quản lý chi phí sản xuất tốt hơn, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên đây là một số ý kiến của em về công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty TNHH Alpha Industries Việt Nam.