Động thái tăng trưởng chiều cao cây của dòng UH400 và các giống ngô tẻ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng kích tạo đơn bội của dòng uh400 đối với giống ngô tẻ hạt vàng (Trang 49 - 52)

hạt vàng tham gia kích tạo đơn bội

Kết quả theo dõi ở bảng 4.2 và đồ thị 4.1 cho thấy, UH400 và các giống ngô tham gia thí nghiệm có chiều cao cây khác nhau rõ rệt ngay từ tuần tuổi đầu tiên. Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 10, giống D9 có chiều cao cây đạt lớn nhất, cụ thể như sau: 44

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

cm (tuần 6); 75,5 cm (tuần 7); 107,2 cm (tuần 8); 146,4 cm (tuần 9) và 171,6 cm (tuần 10). Dòng UH400 có chiều cao cây nhỏ nhất ở các tuần tuổi với 27,5 cm (tuần 6), 45,6 cm (tuần 7), 62,7 cm (tuần 8), 92 cm (tuần 9), 113 cm (tuần 10) thấp nhất.

Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của dòng UH400 và các giống ngô tẻ hạt vàng tham gia kích tạo đơn bội vụ Xuân năm 2013

tại Gia Lâm – Hà Nội

(Đơn vị: cm)

TT Dòng/ Giống

Chiều cao cây từ khi gieo đến tuần thứ ... Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 TB CV% 1 UH400 27,5 45,6 62,7 92,0 113,0 5,75 2 D1 40,1 65,6 96,3 118,4 140,9 4,21 3 D2 30,3 50,7 75,8 104,2 124,9 14,45 4 D3 30,6 53,0 76,1 97,0 116,0 9,11 5 D4 38,3 64,8 95,8 125,8 148,0 5,54 6 D5 35,3 62,3 94,8 122,4 145,6 8,54 7 D6 29,6 52,6 77,7 102,0 127,6 12,63 8 D7 34,3 62,6 92,7 126,0 159,0 3,63 9 D8 35,0 61,3 89,2 121,1 147,5 10,57 10 D9 44,0 75,5 107,2 146,4 171,6 10,63

Đồ thị 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của dòng UH400 và các giống ngô tẻ hạt vàng tham gia kích tạo đơn bội vụ Xuân năm 2013 tại GL – HN

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Để đạt được chiều cao như trên (thể hiện ở bảng 4.2), trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, dòng kích tạo đơn bội UH400 và các giống ngô thí nghiệm đã không ngừng tăng mạnh về chiều cao cây qua các tuần tuổi. Thời kỳ đầu (2, 3 tuần), chiều cao cây của dòng UH400 và giống ngô tẻ hạt vàng đều phát triển chậm, tăng nhanh nhất ở các tuần 6, 7, 8, 9 với tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 18,1cm – 31,5cm (tuần 7), 17,1 cm – 32,5cm (tuần 8), 20,9 cm – 39,2 cm (tuần 9) và sau đó tăng chậm ở tuần tuổi thứ 10, dao động từ 19cm – 33cm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong thời gian đầu, điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi (nhiệt độ, ẩm độ thấp, ánh sáng yếu) nên chiều cao cây tăng chậm. Đến thời gian tiếp theo nhiệt độ ấm dần, ẩm độ cao, ánh sáng mạnh, thỉnh thoảng có mưa làm tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng nhanh (tuần 9). Nhưng đến tuần thứ 10 thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giảm nhẹ do giai đoạn này cây bắt đầu chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao cây được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của dòng ngô UH400 và các giống ngô tẻ hạt vàng tham gia kích tạo đơn bội vụ Xuân

năm 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội

(Đơn vị: cm/tuần)

STT Dòng/Giống Tốc độ tăng trưởng chiều cao từ gieo đến tuần thứ ... Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 1 UH400 18,1 17,1 29,3 21 2 D1 25,5 30,7 22,1 22,5 3 D2 20,4 25,1 28,4 20,7 4 D3 22,4 23,1 20,9 19 5 D4 26,6 31 30 22,2 6 D5 27,1 32,5 27,6 23,2 7 D6 23 25,1 24,3 25,6 8 D7 28,3 30,1 33,3 33 9 D8 26,4 27,9 31,9 26,4 10 D9 31,5 31,7 39,2 25,2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng kích tạo đơn bội của dòng uh400 đối với giống ngô tẻ hạt vàng (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)