Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng đơn bội sau khi được lưỡng bội hóa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng kích tạo đơn bội của dòng uh400 đối với giống ngô tẻ hạt vàng (Trang 71 - 73)

4.11.1. Động thái tăng trưởng chiu cao cây ca các dòng đơn bi sau khi được lưỡng bi hóa lưỡng bi hóa

Chiều cao cây là đặc trưng hình thái có liên quan chặt chẽ tới cấu trúc di truyền, các đặc điểm sinh lí, sinh hoá của giống ngô và các yếu tố kĩ thuật. Do đó, đây là một chỉ một chỉ tiêu mà các nhà chọn giống cần quan tâm.

Kết quả theo dõi ở bảng 4.15 cho thấy, chiều cao cây của các dòng đơn bội sau khi được lưỡng bội hóa tương đối đồng đều hơn so với các giống kích tạo ban đầu ngay từ tuần đầu tiên (tuần 6), biến động từ 30,3 cm – 37,9 cm. Trong đó, D9 x UH400 có chiều cao cây (37,9 cm) lớn nhất, thấp nhất là D3 x UH400 (30,3 cm). Sau đó chiều cao cây tiếp tục tăng cho tới tuần thứ 10, với chiều cao cây dao động từ 112,7 – 127,0 cm. Trong đó D7 x UH400 (127,0 cm) đạt cao nhất với hệ số biến động là 7,67%, thấp nhất D5 x UH400 với chiều cao cây đạt 112,7 cm và hệ số biến động là 7,91%.

Bảng 4.15 : Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng đơn bội sau khi

được lưỡng bội hóa vụ thu đông năm 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội

(Đơn vị: cm)

TT Dòng được lưỡng bội

(DH)

Chiều cao cây từ khi gieo đến tuần thứ ...

Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 TB CV% 1 D1 x UH400 37,4 63,0 87,9 108 123,6 6,82 2 D2 x UH400 34,1 53,8 78,0 101,9 119,3 8,00 3 D3 x UH400 30,3 50,7 75,8 104,2 124,9 6,96 4 D4 x UH400 32,2 51,7 76,9 101,2 122,2 6,55 5 D5 x UH400 35,9 54,4 78,8 98,9 115,0 7,04 6 D6 x UH400 30,6 53,0 76,1 97,0 116,0 6,95 7 D7 x UH400 33,7 53,2 79,2 105,9 127,0 7,67 8 D8 x UH400 35,1 61,3 88,3 110,2 125,9 6,85 9 D9 x UH400 37,9 57,4 79,3 98,0 112,7 7,91

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

Đồ thị 4.7: Chiều cao cây của các dòng đơn bội sau khi được lưỡng bội hóa vụ Thu Đông năm 2013 tại GL - HN

Bảng 4.16 : Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng đơn bội sau khi

được lưỡng bội hóa vụ Thu Đông năm 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội (Đơn vị: cm/tuần)

TT

Dòng được

lưỡng bội Chiều cao cây từ khi gieo đến tuần thứ ... (DH) Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 1 D1 x UH400 25,6 24,9 20,1 15,6 2 D2 x UH400 19,7 24,2 23,9 17,4 3 D3 x UH400 20,4 25,1 28,4 20,7 4 D4 x UH400 19,5 25,2 24,3 21,0 5 D5 x UH400 18,5 24,4 20,1 16,1 6 D6 x UH400 22,4 23,1 20,9 19,0 7 D7 x UH400 19,5 26,0 26,7 21,1 8 D8 x UH400 26,2 27,0 21,9 15,7 9 D9 x UH400 19,5 21,9 18,7 14,7

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

Qua bảng 4.16 chúng tôi thấy, chiều cao cây của các dòng được lưỡng bội phát triển nhanh ở các tuần thứ 7, 8, 9 với tốc độ tăng trưởng chiều cao cây biến đồng từ 18,5 cm – 25,6 cm (tuần 7); 21,9 cm – 27,0 cm (tuần 8); 20,1 cm – 28,4 cm (tuần 9) và sau đó giảm dần từ tuần thứ 10 với tốc độ tăng trưởng chiều cao cây từ 14,7 cm – 21,1 cm. Tuy nhiên, trong mỗi dòng được lưỡng bội tốc độ tăng trưởng chiều cao cây khác nhau ở các tuần theo dõi. Cụ thể như, D1 x UH400 tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở tuần thứ 7 sau đó giảm dần từ tuần thứ 8 trởđi; D2 x UH400, D5 x UH400, D6 x UH400, D8 x UH400 tăng mạnh nhất ở tuần 8 sau đó giảm dần từ tuần 9; D3 x UH400, D4 x UH400, D7 x UH400 lại tăng mạnh nhất ở tuần 9 và giảm dần từ tuần 10; D9 x UH400 tốc độ tăng trưởng chiều cao cây mạnh nhất ở tuần 8 (21,9 cm), sau đó giảm thấp nhất ở tuần 10 (14,7 cm).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng kích tạo đơn bội của dòng uh400 đối với giống ngô tẻ hạt vàng (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)