Đây là giai đoạn cây ngô sinh trưởng sinh dưỡng, cây phát triển mạnh mẽ. Ở
thời kỳ đầu, từ gieo đến 2 – 3 lá thật, cây con chủ yếu sử dụng các chất dinh dưỡng từ nội nhũ hạt nên sinh trưởng phát triển chậm. Ngoài ra, ở thời kỳ này nhiệt độ và độẩm đất còn rất thấp, thường xuyên xuất hiện các đợt rét đậm rét hại, không thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây nên cây con sinh trưởng chậm.
Khi được 3 – 4 lá thật, cây ngô chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dị dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng tự dưỡng. Ở thời kỳ này điều kiện ngoại cảnh tương đối thuận lợi (nhiệt độ ấm dần, độ ẩm không khí cao) cho cây ngô sinh trưởng phát triển. Kết quả theo dõi ở bảng 4.1, chúng tôi thấy rằng, thời kỳ cây có 3 – 4 lá thật, dòng UH400 và giống D4 sinh trưởng ngắn nhất (sau 23 ngày), giống D8, D9 sinh trưởng ngắn thứ 2 (24 ngày), tiếp đó là giống D1, D2, D3, D5, D7 với thời gian sinh trưởng (25 ngày), thời gian sinh trưởng dài nhất là giống D6 (26 ngày). Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, chúng tôi tác động các yếu tố kỹ thuật như nhau. Tuy nhiên, thời gian sinh trưởng của dòng UH400 và các giống tham gia thí nghiệm có sự khác nhau rõ rệt. Chứng tỏ, do bản chất di truyền của mỗi dòng, giống đã tạo nên sự chênh lệch về khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như thời gian sinh trưởng của cây ở từng giai đoạn.
Khi cây được 7 – 9 lá, đây là giai đoạn thân lá ngô phát triển mạnh, cây có sự tăng trưởng về chiều cao nhanh, bắt đầu vào thời kỳ phân hóa, hình thành bắp và bông cờ. Do quá trình phân hóa bắp ngô ở giai đoạn này quyết định số hoa trên mỗi bắp và độ lớn của bắp nên sự thiếu hụt về độ ẩm và dinh dưỡng vào giai đoạn này có thể làm giảm nghiêm trọng số hạt tiềm năng và độ lớn của bắp, vì thếảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Ở thời kỳ này, nhiệt độ trung bình 240C và ẩm độđất cao nên rất thuận cho cây sinh trưởng, phát triển. Đồng thời chúng tôi tiến hành bón bổ sung NPK đợt hai cho dòng UH400 và các giống tham gia thí nghiệm. Do đó, cây có đủ điều kiện về dinh dưỡng và nhiệt độ, ẩm độ để sinh trưởng, phát triển và phân hóa bắp ngô. Kết quả theo dõi cho thấy, dòng UH400 sinh trưởng ngắn nhất (38 ngày); giống D9 sinh trưởng ngắn thứ 2 (39 ngày); tiếp đó là giống D4, D5 (40 ngày); D2, D6, D7, D8 (41 ngày); thấp nhất là giống D1 (43 ngày).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36