- Làm đất:
Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ và tàn dư thực vật, đặc biệt là các bắp ngô, hạt ngô còn sót lại của vụ trước; lên luống.
- Gieo hạt:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
+ Khoảng cách : hàng - hàng: 70cm, cây - cây: 25cm - Bón phân:
+ Lượng phân bón cho 1ha: 120kg N (261 kg Ure) + 100 kg P2O5 (625kg Supe Lân) + 90 kg K2O (150kg Kaliclorua)
+ Cách bón:
* Bón lót: Toàn bộ phân lân + 1/3 đạm (87kg Ure) + 1/3 kali (50kg Kaliclorua bón vào rãnh lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt (có thể sử dụng phân tổng hợp NPK)
* Bón thúc chia làm 3 đợt:
Đợt 1: Khi ngô 4 – 5 lá: bón 1/3 đạm, kết hợp xới nhẹđể cho đất thoáng. Đợt 2: Khi ngô 7 – 9 lá : bón 1/3 đạm +1/3 kali, kết hợp vun cao cho ngô. Đợt 3: Trước khi ngô trỗ cờ: bón 1/3 kali
- Chăm sóc
Dặm hạt khi điều kiện thời tiết thuận lợi.
Dặm bầu khi tranh thủ thời vụ lúc ngô 3 – 4 lá. Tỉa định cây lúc cây ngô 5 lá và ổn định mật độ khi ngô 6 – 7 lá. Xới sáo để đất tơi xốp và giữ ẩm, xới phá ván sau mưa vào kỳ cây con. Vun gốc vừa kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc đợt 1. Vun cao gốc kết hợp làm cở lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2.
- Tưới nước:
Dựa vào nhu cầu sinh trưởng của cây tưới nước 3 lần:
+ Lần 1: Khi cây 7 – 9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc và rút hết nước ngay.
+ Lần 2: Bón trước trổ cờ 10 – 15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút hết nước ngay.
+ Lần 3: Sau thụ tinh xong tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn. Đồng thời khi tưới nước cần dựa vào thời tiết, ẩm độ đất, đặc điểm giống. Nếu trời mưa hoặc đất đủẩm thì không cần tưới nước.
- Sau khi cây trổ cờ phun râu ta có thể tiến hành bẻ cờ sau khi thụ tinh xong để tập trung đinh dưỡng về bắp hoặc thụ phấn bổ khuyết.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31