bội kép vụ Thu Đông năm 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khảo sát dòng – tuần tự, không làm lại.
Áp dụng theo phương pháp của Dr. W.Schipprack (2007) về việc lưỡng bội hóa ở ngô bằng dung dịch colchicine như sau:
- Pha dung dịch colchicine 0,06%, trộn với dung dịch DMSO là 0,5% (0,6 g/l colchicine + 5 ml/l DMSO), chuẩn bị trước 1 tuần sau khi chuẩn bịđể trong mát và tối.
- Các hạt xử lý nấm bệnh trước khi cho nảy mầm. Dùng khay Euro không có hốc xếp hạt lên một lớp giấy gấp zigzag. Các hạt xếp mặt phôi úp xuống để hạt nảy mầm đồng đều.
- Nảy mầm: Sử dụng tủ thúc mầm, giữ tối và nhiệt độ 260C, tưới vào môi trường 2 lần/ngày vào buối sang và tối (giữ ẩm tốt trong suốt thời gian thúc mầm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
không gạn nước đi). Khi chiều dài mầm đạt 2 cm thì đem xử lý ngâm trong dung dịch 3 – 6 ngày tùy thuộc vào giống ngô tẻ.
- Xử lý: Hạt nảy mầm có chiều dài mầm phù hợp lấy ra khỏi khay để xử lý, hạt có chiều dài mầm chưa phù hợp để thêm 24 giờ, phương pháp này lặp lại 2 lần. Dùng dao lam cắt đỉnh mầm (1 – 2mm, sau đó đem mầm đã cắt đầu vào hộp nhúng vào dung dịch. Để trong tối 8 giờ với nhiệt độ phòng rồi đem cây mầm đi rửa bằng nước chảy 30 phút.
Hong cây mầm và giữđộẩm mầm đến khi trồng.
- Trồng cây mầm: Cho ½ đất vào bầu và tưới nước, cấy mầm vào bầu, xếp rễ tròn trong bầu đất, phủ tiếp đất lên trên, không trùm kín đỉnh mầm, tưới nước giữ ẩm trong suốt thời gian cây trong nhà kính, nhiệt độ và ánh sáng bảo đảm tối ưu, khi tưới nước rễ mầm bị hở phải phủđất lại. Sau 1 tuần cây ở giai đoạn 3 lá có thể trồng ra ngoài ruộng. Trong trường hợp có sự chênh lệch nhiệt độ giữa nhà kính và đồng ruộng có thể luyện cây 2 – 3 ngày trướckhi trồng.
Hình 3.3: Hạt nảy mầm Hình 3.4: Cây con ở chiều dài thuận lợi để cắt bao lá mầm khoảng 2cm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
Hình 3.5: Cắt đỉnh mầm Hình 3.6: Cây trồng vào khay bầu sau khi xử lý bằng dung dịch colchicine
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Xác định cây theo dõi: Theo dõi 10 cây/dòng, lấy những cây có chiều cao, sinh trưởng, màu sắc, dạng lá đều nhau, đồng nhất, không lấy cây ngoài rìa.
+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Ngày gieo; Ngày mọc; Từ khi gieo đến 3 – 4 lá; Từ khi gieo đến 7 – 9 lá; Trỗ cờ; Tung phấn; Phun râu; Chín sinh lý.
+ Các chỉ tiêu hình thái: Động thái tăng trưởng chiều cao cây; Động thái tăng trưởng số lá; Diện tích lá và chỉ số diện tích lá; Chiều cao cây cuối cùng (cm); Chiều cao đóng bắp (cm); Số lá; Theo dõi màu sắc thân lá, độ phủ lá bi, màu sắc hạt, dạng hạt...
+ Khả năng chống chịu: Sâu đục thân; Bệnh khô vằn: cho điểm từ 1–5; Bệnh đốm lá; Đổ thân (%); Đổ gãy (%).
+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: Số cây tạo hạt, Số bắp/cây; Chiều dài bắp (cm); Chiều dài đuôi chuột; Đường kính bắp (cm); Số hàng hạt/bắp; Số hạt trên hàng; Khối lượng 1000 hạt (g); Năng suất lý thuyết.