Phiếu điều tra
1
Công tác luân chuyển, thuyên chuyển diễn ra thường xuyên ở tất cả các huyện trong tỉnh
Thường xuyên 93,1%
Không thường xuyên 7,9%
2 Công tác luân chuyển, thuyên chuyển cán bộ phù hợp
Phù hợp 65,2%
Chưa phù hợp 34,8%
3 Kết quả công tác luân chuyển, thuyên chuyển
Cao 66,7%
Chưa cao 33,3%
Theo bảng tổng hợp kết quả điều tra trên, có thể thấy rằng công tác luân chuyển, thuyên chuyển cán bộ ngành y tế của tỉnh diễn ra thường xuyên với 93,1% số phiếu điều tra nhận định điều đó. 7,9% còn lại cho rằng không thường xuyên, nguyên do chủ yếu đó là đây là bộ phận cán bộ lâu năm, một số huyện giữ lại để làm lực lượng nòng cốt cho bệnh viện. Tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra ở một số huyện như Đà Bắc, Cao Phong, Mai Châu với số bác sỹ đa khoa trong viện rất ít.
Như vậy, có thể thấy công tác sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh đã có những chính sách sử dụng liên quan đến môi trường làm việc, luân chuyển và thuyên chuyển cán bộ. Nhưng xét cho cùng thì chính sách cũng chưa đáp ứng tối đa đối với nguồn nhân lực ngành y nói chung và chưa đem lại hiệu quả cho công tác thu hút cán bộ ngành y chất lượng cao.Theo đó kết quả điều tra, nếu đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 7, với 1 là thấp nhất 7 là cao nhất thì chính sách đạt được ở mức điểm 5.
II.3. Chính sách đãi ngộ, đào tạo và phát triển
II.3.1. Chính sách đãi ngộ
Khi nói đến đãi ngộ ngành y tế của tỉnh Hòa Bình thì các chính sách về lương và phụ cấp được tính theo đúng chế độ lương và phụ cấp mà nhà nước đã quy định chung cho ngành y.
Lương thực nhận hàng tháng của các bác sỹ được tính như sau: LTN = (HSL x MLTT)+PC
• LTN : lương thực nhận
• HSL: hệ số lương
• MLTT: mức lương tối thiểu
Theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì chỉ có 1 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do đó tất cả viên chức có trình độ như nhau, đều xếp cùng vào một ngạch lương. Còn đặc thù của các ngành nghề, các chuyên khoa được thực hiện bằng các chế độ phụ cấp như: Phụ cấp độc hại, phụ cấp ưu đãi theo nghề...
Chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức ngành y tế là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Do đó Bộ Y tế luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu, đề xuất các chế độ chính sách của Ngành, cụ thể, công chức, viên chức ngành y tế, ngoài các chế độ chung, còn được hưởng các chế độ phụ cấp sau:
1. Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở ytế công lập với mức phụ cấp từ 20% đến 70 % mức lương hiện hưởng (Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011)
2. Chế độ phụ cấp độc hại đối với công chức, viên chức ngành y tế (Công văn số 6608/BYT-TCCB ngày 22/8/2005)
3. Chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung cao cấp của Đảng và Nhà nước, với mức phụ cấp đặc thù từ 1 đến 3 lần lương tối thiểu (Quyết định số 46/2009/QĐ-TTg).
4. Chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định 64/2009/NĐ-CP
- 5. Chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản với mức phụ cấp 0,5 và 0,3 mức lương tối thiểu (Quyết định 75/2009/QĐ-TTg)
- 6. Chế độ phụ cấp đặc thù của y tế (phụ cấp thường trực, phẫu thuật, chống dịch).
Ngoài tiền lương và tiền phụ cấp theo quy định của nhà nước như trên thì các bác sỹ của tỉnh không còn nhận được thêm các khoản nào nữa.
Bảng 13: Đánh giá về hiệu quả của chính sách đãi ngộ