Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho CBCNV trong Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ Tín dụng

Một phần của tài liệu NẦN CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ CHI NHÁNH DỐNG ĐA (Trang 54 - 55)

CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

3.2.6. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho CBCNV trong Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ Tín dụng

trong Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ Tín dụng

Trong mọi lĩnh vực con người là yếu tố quyết định hơn cả. Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thì việc đảm bảo chất lượng Tín dung trước hết phải do chính những cán bộ trực tiếp làm công tác Tín dụng thực hiện. Ngân hàng không thể nâng cao chất lượng Tín dụng nếu không có sự phối hợp và cam kết đầy đủ của toàn bộ tập thể CBCNV. Trong tình hình mới này Ngân hàng nên giữ vững CBCNV có năng lực lãnh đạo, năng lực làm việc, có tư chất nghề nghiệp đồng thời tiếp nhận nhân viên mới có trình độ để phát huy năng lực phục vụ cho công việc của Ngân hàng. Riêng đối với cán bộ tín dụng ngoài những vấn đề về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi họ phải có những kỹ năng:

Kỹ năng bán hàng: đó là những kỹ năng về marketing nhằm thu hút khách hàng, nắm vững nghiệp vụ để đưa đến khách hàng chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Kỹ năng điều tra: kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng biết cách thu thập và xử lý thông tin hữu ích cho Ngân hàng từ mọi nguồn.

Kỹ năng phân tích: đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết nhận định đánh giá tình hình có cơ sở khoa học.

Kỹ năng viết: đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng nêu bật được điểm mạnh điểm yếu của khách hàng, chỉ ra được những rủi ro, nguy hiểm gặp phải khi đặt quan hệ tín dụng dưới hình thức văn bản đảm bảo tính thuyết phục để trình lên xin ý kiến của cấp trên.

Kỹ năng đàm phán với khách hàng: đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết thương lượng với khách hàng về các vấn đề liên quan tới việc tuân thủ các điều khoản đã qui định trong chế độ, thể lệ cho vay, để khoản tín dụng được tiến hành trong điều kiện tốt nhất.

Hoạt động Ngân hàng là rất phức tạp, kinh doanh dựa trên cơ sở mối quan hệ, liên quan đến đông đảo khách hàng thuộc mọi thành phần, tầng lớp khác nhau, do đó cán bộ Ngân hàng cần có nhận thức toàn diện hơn. Họ phải thường xuyên được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức tư chất nghề nghiệp, họ phải được phục vụ khách hàng đúng năng lực và sở trường để đáp ứng đúng nhu cầu và mong mỏi của khách hàng, như vậy Ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo cụ thể, từng bước, từng đối tượng, từng thời điểm, thời đoạn để CBCNV trong Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai lâu dài.

Trước tiên Ngân hàng cần phải đánh giá đúng thực trạng, phân loại trình độ CBCNV theo nhiều cấp độ, theo từng loại nghiệp vụ để đào tạo đúng người đúng việc, có thứ tự ưu tiên. Đối với những cán bộ thường xuyên tiếp cận với khách hàng phải được bố trí người có trình độ chuyên môn cao, tác phong nhanh nhẹn, thái độ niềm nở, thân thiện, tạo sự gần gũi thoải mái cho khách hàng. Phong thái làm việc của lãnh đạo tốt sẽ hình thành cho CBCNV nề nếp làm việc khoa học, tiên tiến, tuân thủ triệt để các qui chế, qui định đề ra; đồng thời tạo ra động lực để CBCNV phấn đấu trở thành nhân viên giỏi, có chỗ đứng trong Ngân hàng, phải coi trọng nhân tài, chú trọng công tác tuyển dụng.

Một phần của tài liệu NẦN CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ CHI NHÁNH DỐNG ĐA (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w