CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
3.2.1. Xây dựng chính sách Tín dụng hợp lý
Tín dụng là hoạt động thiết yếu, nó đem lại phần lớn thu nhập cho Ngân hàng vì thế rất cần chú trọng đến vấn đề này. Hoạt động đó không thể diễn ra một cách tự phát, thiếu tính tổ chức mà phải được thực hiện theo các chỉ dẫn thống nhất trong toàn bộ Ngân hàng sao cho vừa đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ khoa học vừa tạo ra căn cứ để các CBCNV Tín dụng thực hiện. Tập hợp các định hướng đó gọi là chính sách Tín dụng của Ngân hàng và để xây dựng được một chính sách Tín dụng hợp lý cần thực hiện một số biện pháp:
Khi xây dựng chính sách Tín dụng phải chú ý đến những mục tiêu mà nó cần đạt được là:
Tăng trưởng, mở rộng khối Tín dụng, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng.
Đảm bảo an toàn trong hoạt động, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Hướng tới sự lành mạnh và hiệu quả của các khoản Tín dụng.
Bất cứ một NHTM nào muốn đạt được các mục tiêu kinh doanh thì cũng phải hoạch định cho mình một chính sách Tín dụng thích hợp để sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, cụ thể là việc Ngân hàng phải xác định cho mình những yếu tố có thể đáp ứng cho khách hàng như qui mô Tín dụng, giới hạn Tín dụng, thời hạn Tín dụng, các loại hình Tín dụng và quan trọng nhất là phải xác định được lĩnh vực tài trợ mũi nhọn của mình. Môi trường kinh tế, môi trường xã hội thường xuyên thay đổi dẫn đến các yếu tố khác cũng thay đổi theo nên chính sách Tín dụng của Ngân hàng chỉ phù hợp trong một khoảng thời gian nhất định, vì thế Ngân hàng cần phải thường xuyên nghiên cứu, xem xét và dự đoán lại xu
hướng thay đổi của các yếu tố sau một khoảng thời gian, trên cơ sở đó sẽ thay đổi bổ sung những gì cần thiết để chất lượng Tín dụng được nâng lên.
Xây dựng, thiết lập chính sách Tín dụng cụ thể cho từng vùng kinh tế trọng điểm, từng khối khách hàng tiềm năng,… vì đây là then chốt cho việc mở rộng qui mô Tín dụng và nó quyết định tối đa chất lượng Tín dụng của Ngân hàng và cũng không được bỏ qua các khách hàng khác.
Chính sách khách hàng:
Tìm hiểu, phân loại khách hàng để có chính sách Marketing phù hơp về độ tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội, cơ cấu vùng dân cư, tâm lý khách hàng để có được mức độ rủi ro của từng khách hàng từ đó có những chính sách lãi suất, giới hạn tín dụng phù hợp
Phân loại khách hàng để tổng hợp được nhóm khách hàng bị hạn chế cấp Tín dụng, nhóm khách hàng bị cấm cấp tín dụng, việc làm này tránh cho Ngân hàng bị khách hạng lạm dụng, chiếm đoạt vốn.
Chính sách qui mô và giới hạn Tín dụng:
Ngân hàng cần tính toán kỹ lưỡng trong nhu cầu Tín dụng của khách hàng và khả năng cấp Tín dụng của Ngân hàng để cân đối đồng vốn và đảm bảo vốn được sử dụng có hiệu quả, không bị ứ đọng hay dùng không đúng mục đích.
Phải xem xét đến tài sản đảm bảo của khách hàng về cả giá trị, tính khả mại, và tính pháp lý của tài sản đó, làm sao để nếu có rủi ro xảy ra với khoản Tín dụng ngân hàng vẫn đảm bảo khả năng thu hồi nợ gốc.
Chính sách lãi suất và phí suất tín dụng:
Xây dựng bảng biểu lãi suất tín dụng hợp lý, đủ tiêu chuẩn đối với từng loại hình sản phẩm cung cấp, từng đối tượng khách hàng; đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt, cho phép cán bộ Tín dụng được thay đổi trong giới hạn nhất định, hoặc cho phép khách hàng được chọn hình thức của lãi suất.
Những phí suất Tín dụng (phí cam kết, phí thanh toán,…) Ngân hàng cũng phải thiết lập cụ thể, trong thực tế hoạt động có thể linh động điều chỉnh nếu đó là cần thiết.
Tổ chức phân tích, dự đoán sự thay đổi và các tác động có thể gây ra khi các đường lối, chính sách, luật pháp thay đổi: Ý thức được yếu tố này là hết
sức quan trọng vì một khi chính sách thay đổi dẫn đến hàng loạt các yếu tố khác thay đổi theo có thể gây bất lợi đối với hoạt động Tín dụng của Ngân hàng.
Tổ chức các buổi họp Ngân hàng và khách hàng để nghe phản ánh trực tiếp từ phía khách hàng về những điểm hợp lý và bất hợp lý trong chính sách Tín dụng, trên cơ sở đó có phương hướng chỉnh sửa cho hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và khai thác khách hàng bền vững.