phần Quốc tế Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2007 – 2009
2.2.2.1. Cơ cấu dư nợ Tín dụng theo kì hạn
Theo đánh giá của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cơ cấu dư nợ TD đã có sự thay đổi theo hướng tăng dư nợ trung và dài hạn thì ở VIB Đống Đa lại tăng dư nợ ngắn hạn với kết quả đáng lưu ý, chiếm hơn 60% trong tổng dư nợ, trong khi đó cho vay dài hạn là ở mức thấp. Tìm hiểu vấn đề này được biết Ngân hàng huy động vốn trong thời gian này chủ yếu là vốn ngắn hạn, vì vậy để đảm bảo an toàn khả năng thanh toán cho mình và hạn chế những rủi ro thanh khoản VIB Đống Đa mở rộng cho vay ngắn hạn, chỉ cho vay trung và dài hạn trong hạn mức tối đa có thể được.
Cơ cấu dư nợ Tín dụng theo kì hạn của VIB Đống Đa được thể hiện:
Bảng 2.5 Tốc độ tăng trưởng Tín dụng theo kỳ hạn
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm2009 Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tổng dư nợ +59.236 +9,696 +75.680 +11,292 - Ngắn hạn +65.280 +16,113 +49.751 +10,576 - Trung hạn +2.852 +2,275 +7.153 +5,579 - Dài hạn - 8.896 -11,058 +18.776 +26,240
Qua bảng 2.5 phản ánh sự tăng trưởng dư nợ TD của Ngân hàng chủ yếu là do sự tăng của dư nợ TD ngắn hạn. Điều đáng lưu ý là năm 2008 dư nợ TD dài hạn giảm so với năm 2007 là 8.896 triệu đồng và giảm 11,058%, nguyên nhân là do vào thời đoạn cuối năm 2008 lạm phát tăng cao, Ngân hàng đã thắt chặt việc cấp TD dài hạn để giảm lượng tiền lưu thông trong NKT hòng kiềm chế lạm phát theo mục tiêu chung của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2009 tốc độ tăng tăng trưởng TD ngắn hạn bị giảm so với năm 2008 là hơn 5%, trong khi đó TD trung và dài hạn lại tăng lên, đặc biệt là TD dài hạn.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy được cơ cấu dư nợ Tín dụng theo kì hạn của VIB Đống Đa tăng đều theo năm với mức tăng nhẹ. Tuy nhiên có sự sụt giảm của tín dụng dài hạn vào năm 2008, mức giảm không đáng kể, điều này làm ảnh hưởng đến doanh thu của Ngân hàng bởi thu nhập từ tín dụng dài hạn là cao hơn hết so tín dụng ngắn và trung hạn; nhưng tín dụng dài hạn giảm xuống cũng đồng nghĩa với việc rủi ro mà ngân hàng có khả năng phải ghánh chịu được giảm thiểu, mức độ an toàn trong vốn cấp tín dụng của chi nhánh tăng lên và mức giảm thu nhập từ tín dụng dài hạn đã dược bù đắp bởi sự gia tăng của tín dụng ngắn hạn và trung hạn.
Bảng 2.7: Cơ cấu tỷ trọng dư nợ TD phân theo kỳ hạn
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng dư nợ 100 100 100
- Ngắn hạn 66,312 70,192 69,740
- Trung hạn 20,520 19,131 18,149
- Dài hạn 13,168 10,677 12,111
Nhìn vào bảng số liệu 2.6 ta thấy rõ được sự phân cấp giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn của Ngân hàng giai đoạn này: dư nợ trung, dài hạn là xấp xỉ nhau nhưng dư nợ ngắn hạn lại vượt lên và gấp hơn 3 lần so với dư nợ trung dà hạn. Ta biết rằng đằng sau những khoản TD trung và dài hạn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao, chính vì thế mà VIB Đống Đa đã rất thận trong trong cấp
TD trung và dài hạn cho khách hàng. Ngân hàng chỉ cho vay trung, dài hạn ở mức cho phép để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình; đồng thời trong quá trình cấp TD ngân hàng xét duyệt hồ sơ vay rất kỹ lưỡng, luôn quản lý TD trước, trong và sau khi cho vay.
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu tỷ trọng dư nợ TD phân theo kỳ hạn
Năm 2007 Năm 2008
Năm 2009
2.2.2.2. Cơ cấu dư nợ Tín dụng theo Thành phần kinh tế
Với phương châm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, VIB không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; đa dạng hóa các loại hình sản phẩm để đáp ứng hầu hết nhu cầu của khách hàng. Để việc cấp TD đạt được hiệu quả cao Ngân hàng luôn đa dạng khách hàng phục vụ: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, …
Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng TD theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Tổng dư nợ +59.236 +9,696 +75.680 +11,292 - Cá nhân và hộ gia đình +30.726 +9,943 +37.068 +10,910 - Doanh nghiệp +29.147 +9,736 +37.895 +11,535 - Các tổ chức khác -637 - 24,883 +717 +37,285
Việc cấp tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp của Ngân hàng luôn được bảo đảm vì Ngân hàng luôn xác định đây là những nhóm khách hàng tiềm năng của mình nhất là khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả trên bảng cho thấy Ngân hàng rất chú trọng trong quyết sách cho vay của mình, luôn đảm bảo vốn được sử dụng hợp lý, có hiệu quả cho dù ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu là không nhỏ.
Điều đáng lưu ý trong tốc độ tăng trưởng tín dụng theo thành phàn kinh tế của chi nhánh giai đoạn 2007 – 2009 là tăng trưởng âm trong năm 2008 đối với cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế - xã hội khác, con số sụt giảm là 637 triệu đồng giảm gần 25% so với năm 2007.
Trong khoảng thời gian gần đây Ngân hàng hoàn thiện hơn trong mục tiêu hoạt động của mình là hướng tới ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, vì thế các sản phẩm được tung ra chủ yếu phục vụ cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu nhu cho vay du học, mua nhà, mua ô tô, cá nhân kinh doanh, đầu tư kinh doanh bất động sản; và cho các doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Do xã hội phát triển, mức sống của người dân được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng ở mức cao; đối với các Doanh nghiệp tầm nhìn được mở nên xu hướng hội nhập quốc tế là rất cao, họ muốn mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh trên cả thị trường nước ngoài, tạo mối quan hệ làm ăn với các đối tác quốc tế. Nắm bắt được những vấn đề này ngân hàng luôn tìm cách để thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, mong muốn mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất và để tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Nhìn vào biểu đồ trên thấy cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng luôn có sự cân xứng giữa cấp tín dụng cho cá nhân và cho doanh nghiệp. Mức tăng của chúng rất đều nhau và theo sát nhau vì Ngân hàng luôn biết phải tận dụng hết mọi nguồn thu trong xã hội và đây cũng là hai nhóm đối tượng khách hàng chủ yếu của hầu hết các NHTM. Việc phân bổ đều như vậy tránh cho ngân hàng phải đối mặt với những nguy cơ vỡ nợ của các doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế khó khăn này, Ngân hàng sẽ luôn đảm bảo được nguồn thu để tồn tại và phát triển.
Biểu đồ 2.11: Cơ cấu tỷ trọng dư nợ Tín dụng theo thành phần kinh tế
Năm 2007 Năm 2008
Năm 2009
Nếu chỉ nhìn vào 3 hình vẽ trên ta không thể thấy được sự khác biệt giữa chúng, bởi vì tỷ trọng của cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế trong các năm là xấp xỉ nhau, trong đó cấp tín dụng cho các tổ chức khác là quá nhỏ
Kết quả có được của Ngân hàng xuất phát từ bản chất hoạt động kinh doanh của một NHTM: thu hút vốn và cấp vốn cho các cá nhân, tổ chức hoạt động mang tính chất sản suất kinh doanh chứ không chú trọng vào các tổ chức hoạt động mang tính xã hội.
2.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng Tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2007 – 2009
Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ quá hạn
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nợ quá hạn (trđ) 2.261 3.827 1.332
Tổng dư nợ (trđ) 610.950 670.186 745.866
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,370 0,571 0,179
Tỉ lệ nợ quá hạn của VIB Đống Đa trong 3 năm qua luôn đạt dưới mức 1%, đây là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động Tín dụng của Ngân hàng. Nợ quá hạn của Ngân hàng chỉ là nợ nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn, những khoản nợ này Ngân hàng vẫn có khả năng thu hồi. Năm 2008 tỉ lệ này tăng so với năm 2007, nguyên nhân do đây là năm kinh tế các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đều bị ảnh hưởng, chất lượng hoạt động không tốt vì thế mà các khoản cấp Tín dụng của Ngân hàng cho các đối tượng vay này cũng bị ảnh hưởng, chất lượng tín dụng giảm sút. Sang năm 2009 thì tỉ lệ này giảm đáng kể từ 0,571% xuống còn 0,179%, vì sang năm này kinh tế đã ổn định trở lại, hoạt động của mọi thành phần kinh tế đã lấy lại thằng bằng, dần đi vào quỹ đạo, chất lượng hoạt động tốt hơn và việc trả nợ cho Ngân hàng lại được duy trì, khả năng thu hồi vốn cho vay của Ngân hàng được đảm bảo vì thế mà chất lượng TD được nâng cao.
Nợ quá hạn của Ngân hàng luôn trong khoảng chấp nhận được là do ngân hàng luôn tìm cách thoát khỏi những vướng mắc ngay từ ban đầu. Chẳng hạn, khi NKT rơi vào khủng hoảng, xét thấy nguy cơ hoạt động của các Doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, Ngân hàng đã giảm cấp tín dụng dài hạn mới vì thời hạn cấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng cao và đối với những khoản nợ cũ Ngân hàng luôn theo dõi sát sao đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ để Doanh nghiệp có thể hoạt động bình thường, đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi cho mình.
Ngân hàng không có các khoản nợ khoanh, nợ nghi ngờ, các khoản nợ xấu khác chứng tỏ chất lượng quản lý Tín dụng của Ngân hàng là rất tốt.
Bảng 2.13: Tỷ lệ thu nhập từ Tín dụng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Thu nhập từ TD (trđ) 77.359 102.258 157.672
Tổng doanh thu (trđ) 115.437 180.416 253.326
Tỷ lệ thu nhập từ TD (%) 67,014 56,679 62,241
Thu nhập từ Tín dụng là khoản thu nhập chủ yếu của NHTM, vì thế kết quả đạt được của VIB Đống Đa là tất yếu. Thu nhập từ Tín dụng của Chi nhánh luôn đạt trên 50%/ năm, trong đó năm 2007 có tỉ lệ cao nhất vì đây là năm kinh tế cả nước phát triển, mọi hoạt động đều ổn định và có kết quả khả quan, Ngân hàng sử dụng vốn cho cấp Tín dụng là nhiều hơn các hoạt động đem lại thu nhập khác. Sang năm 2008 khủng hoảng kinh tế kéo theo Ngân hàng phải điều chỉnh mức cho vay của mình, đồng thời sử dụng vốn cho việc đầu tư chứng khoán và các hoạt động khác là nhiều hơn nên tỉ lệ thu nhập từ Tín dụng của Ngân hàng là giảm. Khi NKT đã trở lại ổn định thì Ngân hàng cũng tăng mức cho vay để thỏa mãn nhu cầu vốn cho các đối tượng vay, mức thu nhập từ Tín dụng theo đó mà tăng lên.
Sự cạnh tranh giữa các tổ chức, sự thay đổi không ngừng của các tổ chức kinh tế đã làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro và rủi ro trong lĩnh vực Tín dụng luôn là gay gắt nhất, rủi ro có thể xuất hiện bởi vô số những nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như bão lũ, hạn hán, động đất, những biến động về dân số, những thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng, mối quan hệ giữa các quốc gia, NKT đang trong giai đoạn hưng thịnh hay suy thoái,…thậm chí Ngân hàng mất một người quản lý giỏi cũng là nguyên nhân gây ra những tổn thất.
Mặc dù hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng là hoạt động tín dụng, song trong NKT thị trường có quá nhiều những rủi ro tiềm ẩn nếu Ngân hàng tất cả vốn có được đưa vào thực hiện các khoản cho vay thì chưa chắc đem lại an toàn cho Ngân hàng như kỳ vọng. Vì lẽ đó, trong NKT thị trường bên cạnh hoạt động tín dụng Ngân hàng nên dùng một phần vốn để đầu tư, kinh doanh vào các lĩnh vực khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao tính thanh khoản, đối phó được với những rủi ro xảy ra.
Trong thời gian qua, nhận thức được vấn đề này mà VIB Đống Đa luô đa dạng hoạt động của mình, tìm kiếm nguồn thu trên mọi lĩnh vực chứ không riêng gì Tín dụng song vẫn đảm bảo vai trò chủ đạo của nó.
Vòng quay Vốn Tín dụng
Vòng quay VTD của VIB Đống Đa giai đoạn 2007 – 2009 khoảng từ 3,5 đến 4,0 vòng, nhưng nếu xét riêng đến từng loại hình cấp Tín dụng thì vòng quay này là khác. Cụ thể như Vòng quay VTD của cấp Tín dụng ngắn hạn là 6,0 đến 6,5 vòng, còn cấp Tín dụng trung và dài hạn thì khoảng 3,0 đến 3,5 vòng; nếu xét đến cấp Tín dụng cho tiêu dùng lại khác với cấp Tín dụng Hộ sản xuất kinh doanh,… Lý giải cho điều này cũng dễ hiểu vì mỗi loại hình cấp Tín dụng có tính chất và đặc điểm khác nhau nên doanh số thu nợ và doanh số dư nợ hàng năm của chúng cũng khác nhau, dẫn đến vòng quay VTD là khác nhau.
Vòng quay VTD của VIB Đống Đa giai đoạn 2007 – 2009 có mức tăng nhẹ qua các năm nhưng mức độ biến động không lớn vì sự ổn định của các khoản cấp Tín dụng, con số trên cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng được luân chuyển đều đặn, đảm bảo nhu cầu vốn cho các đối tượng vay, chứng tỏ việc quản lý Tín dụng của Ngân hàng luôn được quan tâm và ngày một cải thiện, chất lượng tín dụng được nâng cao rõ rệt.
Trong thời gian qua Ngân hàng có chiến lược tăng cường phục vụ cho nhóm đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, về bản chất đối tượng khách hàng này thường sản xuất kinh doanh với qui mô vừa phải vì thé mà nhu cầu vốn là không quá lớn, thời hạn sử dụng vốn là không quá dài. Vì thế Ngân hàng có nhiều khả năng cung ứng vốn cho lượng khách hàng này, thời gian luân chuyển vốn tăng cao vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa đảm bảo thu nhập. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng tăng cường tung ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ các khách hàng là cá nhân và hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu như cho vay mua nhà, mua ô tô, đi du học,…chính các khoản cấp tín dụng này cũng góp phần ổn định vốn tín dụng cho ngân hàng vì nhóm khách hàng này họ có thu nhạp là cao, thỏa mãn điều kiện trả nợ cho ngân hàng về cả gốc và lãi.
Bảng 2.14: hiệu suất sử dụng vốn
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng dư nợ (trđ) 610.950 670.186 745.866
Tổng vốn huy động (trđ) 615.966 686.398 750.801
Hiệu suất sử dụng vốn (%) 99,186 97,638 99.343
Theo bảng kết quả trên ta thấy được rằng VIB Đống Đa sử dụng vốn huy động để cấp Tín dụng một cách đối đa có thể, con số đạt được gần 100% trong cả ba năm. Ngân hàng luôn tìm cách để Nguồn vốn huy động được không bị ứ đọng, nó phải được đem đi đầu tư để sinh lãi, phải làm sao để chi phí bỏ ra được