Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ sang thị trường châu phi (Trang 34 - 38)

Với hơn 30 năm hình thành và phát triển, mặc dù trải qua không ít khó khăn và thử thách, nhƣng để có đƣợc thành tựu nhƣ ngày hôm nay đều là do sự nỗ lực không ngừng của tất cả các thành viên trong Công ty. Dƣới đây là

21

bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2014:

3.2.1.1 Giai đoạn 2011 – 2013

Đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013:

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2011 - 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % DT thuần bán hàng và cung cấp DV 347.578 495.233 482.250 147.655 42,48 -12.983 -2,62 DT từ hoạt động tài chính 19.586 7.653 8.256 -11.933 -60,93 603 7,88 Thu nhập khác 9 1.558 1.689 1.549 - 131 - Tổng doanh thu 367.173 504.444 492.195 137.271 37,39 -12.249 -2,43 Giá vốn hàng bán 328.338 465.136 467.188 136.798 41,66 2.052 0,44 Chi phí bán hàng 6.618 10.601 13.802 3.983 60,18 3.201 30,20 Chi phí quản lý DN 3.134 11.157 7.140 8.023 256,00 -4.017 -36,00 Chi phí tài chính 2.973 7.517 2.089 4.544 152,84 -5.428 -72,21

-Trong đó: Chi phí lãi vay 2.967 3.16 2.089 193 6,50 -1.071 -33,89

Chi phí khác 1 33 95 32 - 62 -

Tổng chi phí 341.064 494.444 490.314 153.380 44,97 -4.130 -0,84 Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 26.109 10.000 1.881 -16.109 -61,70 -8.119 -81,19

Nguồn: Phòng Kinh doanh của Công ty, 2014

Năm 2011, đồng bằng sông Cửu Long bị lũ lớn, ngập lụt trên diện rộng, làm hàng nghìn hecta lúa bị thiệt hại cao, nhất là ở các tỉnh đầu nguồn nhƣ An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang… Nhƣng nhờ có sự kết hợp giữa ngƣời dân trồng lúa với các cơ quan chức năng nên đã kiểm soát và hạn chế tối thiểu thiệt hại xảy ra. Do vậy việc thu mua lúa gạo của Công ty để xuất khẩu vẫn đƣợc đảm bảo. Cùng với đó là việc Công ty nhận đƣợc nhiều đơn đặt hàng nên vẫn đạt doanh thu cao, 367.173 triệu đồng, trong đó doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 347.578 triệu đồng. Đây là hoạt động đem lại nguồn thu nhiều nhất, quan trọng nhất của Công ty.

22

Năm 2012 là năm Công ty đạt doanh thu cao nhất, 504.444 triệu đồng, trong đó doanh thu thuần đạt 495.233 triệu đồng, nhƣng lợi nhuận trƣớc thuế chỉ đạt khoảng 10.000 triệu, thấp hơn so với năm 2011 khoảng 61,70%. Nguyên nhân doanh thu tăng là do trong năm này, Công ty nhận đƣợc nhiều đơn đặt hàng với số lƣợng lớn, đặc biệt là thị trƣờng Trung Quốc, nhập khẩu mạnh với số lƣợng ấn tƣợng 11.370 tấn, tăng thêm 9.370 tấn so với năm 2011. Ngoài ra năm này, Công ty còn xuất hiện thêm đối tác mới là Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore nên góp phần đem lại nguồn doanh thu cao cho Công ty. Còn việc lợi nhuận giảm là do Công ty tiến hành các hoạt động chào hàng, giới thiệu sản phẩm với đối tác nhiều hơn, cùng với các khoản bao bì, đóng gói, vận chuyển tăng do xuất khẩu nhiều làm chi phí bán hàng tăng lên. Hơn nữa đây là năm Công ty tiến hành xây dựng và đƣa vào hoạt động Nhà máy xay xát lúa gạo Thạnh Thắng nên càng làm tăng thêm nhiều chi phí phát sinh khác nhƣ tiền lƣơng, chi phí vật liệu văn phòng, các khoản bảo hiểm, hội đoàn… nên làm khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Do đó, tổng chi phí trong năm này tăng nhiều so với năm 2011.

Sang năm 2013, do các bạn hàng truyền thống nhƣ Indonesia, Philippines, Malaysia dần hạn chế nhập khẩu nên tổng doanh thu của Công ty chỉ đạt 492.195 triệu đồng, thấp hơn so với năm 2012 là 12.249 triệu đồng, trong đó doanh thu thuần đạt 482.250 triệu. Đây là năm không chỉ riêng Công ty mà kể cả các doanh nghiệp khác cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Thị trƣờng xuất khẩu gạo xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới, các thị trƣờng truyền thống nhƣ Indonesia, Malaysia,… lại thực hiện chính sách tự túc lƣơng thực, hạn chế nhập khẩu, thêm vào đó là việc Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu gạo tồn kho làm giá giảm sâu, gây nên nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu gạo trong năm. Do đó, Công ty đã linh hoạt đẩy mạnh hơn các hoạt động buôn bán trong nƣớc nhằm nâng tổng doanh thu của Công ty lên cao hơn. Ngoài buôn bán gạo, cám, tấm nhƣ mọi năm, Công ty còn bán thêm mặt hàng mới là củi trấu và trấu, do đó, phát sinh thêm nhiều chi phí cho hoạt động thu mua, chuyên chở, bảo quản,… Vì vậy, năm này chi phí bán hàng tăng cao hơn năm ngoái là 3.201 triệu đồng. Đối với khoản chi phí quản lý doanh nghiệp thì giảm 4.017 triệu đồng, do tình hình hoạt động nhà máy xây lát lúa gạo mới của Công ty đã dần đi vào hoạt động ổn định, do đó có thể giảm chi phí về khoản này. Dù cố gắng hạn chế những chi phí có thể phát sinh, nhƣng đây là năm Công ty thu về lợi nhuận thấp nhất, chỉ khoản 1.881 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do giá vốn hàng bán và giá thành bán ra của Công ty có sự chênh lệch không cao, ký kết những đơn đặt hàng có giá thấp, vì vậy Công

23

ty không thu đƣợc lợi nhiều. Qua đó cũng cho thấy đây là năm Công ty gặp nhiều khó khăn.

3.2.1.2 Nửa đầu năm 2013 – 2014

Để hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh của Công ty trong sáu tháng đầu năm 2014, dƣới đây xin đƣa ra bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn nửa đầu năm 2013 – 2014:

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua nửa đầu năm 2013 – 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch +/- % DT thuần bán hàng và cung cấp DV 209.674 220.090 10.42 4,97 DT từ hoạt động tài chính 2.547 1.642 -905 -35,53 Thu nhập khác - - - - Tổng doanh thu 212.221 221.732 9.511 4,48 Giá vốn hàng bán 201.374 211.163 9.789 4,86 Chi phí bán hàng 6.324 3.683 -2.641 -41,76 Chi phí quản lý DN 2.975 5.272 2.297 77,21 Chi phí tài chính 1.403 1.249 -154 -10,98

-Trong đó: Chi phí lãi vay 1.403 1.249 -154 -10,98

Chi phí khác - - - -

Tổng chi phí 212.076 221.367 9.291 4,38

Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 145 365 220 151,72

Nguồn: Phòng Kinh doanh của Công ty, 2014

Trong nửa đầu năm 2013, ngay tại thời điểm ngƣời dân thu hoạch lúa thì mƣa lớn kéo dài, liên tục, làm hạt lúa lên mầm, chất lƣợng gạo thấp gây khó khăn cho các công ty trong việc thu mua tạm trữ lúa gạo, Công ty Mekonimex/NS cũng không ngoại lệ. Do vậy, chi phí bán hàng trong thời gian này tăng cao hơn nửa đầu năm 2014 là 2.641 triệu đồng. Thêm vào đó, do lƣợng gạo xuất khẩu nửa đầu năm 2013 thấp hơn so với năm 2014 nên cũng làm tổng doanh thu đạt thấp, chỉ đạt 212.221 triệu đồng, thấp hơn 6 tháng đầu năm 2014 là 9.511 triệu đồng.

Nửa đầu năm 2014, thị trƣờng Trung Quốc vẫn do ảnh hƣởng của giá gạo nội địa tăng cao nên quốc gia này tiếp tục ra sức nhập khẩu, vẫn là khách

24

hàng lớn nhất của Công ty, điều đó cũng góp phần làm tổng doanh thu tăng cao. Cũng trong thời gian này, do Công ty thực hiện chính sách tăng lƣơng nên chi phí quản lý doanh nghiệp so với cùng kỳ năm ngoái tăng 2.297 triệu đồng. Thêm vào đó là do Công ty thu mua lúa nguyên liệu với giá cao, trong khi lại nhận đƣợc những đơn đặt hàng có giá trị thấp, vì vậy mà tổng chi phí chênh lệch với tổng doanh thu không cao, lợi nhuận Công ty thu đƣợc chỉ đạt 365 triệu đồng. Mặc dù vậy lợi nhuận nửa đầu năm 2014 vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 220 triệu đồng, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã phần nào thuận lợi hơn so với năm rồi.

Tóm lại, qua 3 năm (2011 – 2013) và nửa đầu năm 2014 hoạt động, có lẽ đối với Công ty, năm 2013 là năm khó khăn nhất, vì đây là thời điểm tình hình kinh tế Việt Nam cũng nhƣ thế giới có nhiều biến động, các khách hàng truyền thống lại hạn chế nhập khẩu, thị trƣờng gạo thế giới xuất hiện nhiều đối tác mới, trong khi đó tình hình thu mua lúa gạo nguyên liệu lại có nhiều chuyển biến khó nắm bắt, ảnh hƣởng đến việc kinh doanh của Công ty. Vì vậy, để có thể phát triển tốt, Công ty phải kịp thời nắm bắt những thời cơ, có sự chuẩn bị tốt để ứng phó với thị trƣờng. Bên cạnh đó, Công ty còn cần phải chú ý đổi mới cách thức kinh doanh, tìm kiếm phát triển những thị trƣờng tiềm năng, quan tâm những hoạt động đem lại nguồn thu nhập khác, nâng cao lợi nhuận của Công ty, hạn chế các chi phí phát sinh trong việc quản lý, bán hàng để tối đa hóa lợi nhuận, nhƣ vậy hiệu quả kinh doanh của Công ty mới đƣợc nâng cao.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ sang thị trường châu phi (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)